Phát hiện mới: Tin vui cho những người sợ kim tiêm
Không ít người trong chúng ta rất sợ kim tiêm , dù đó là khi tiêm vắc xin hay hiến máu . Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một phương pháp giúp giảm đáng kể đau cho những người sợ kim tiêm.
Cười hay nhăn mặt khi tiêm có thể giúp giảm đau do mũi kim gây ra – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện hành động cười hay nhăn mặt có thể giảm đến 40% cảm giác đau do kim tiêm. Họ tin rằng lợi ích của hành động cười và nhăn mặt là nhờ cơ chế giúp đánh lừa não bộ, theo Daily Mail.
Nghiên cứu đã thử tiêm nước muối cho 231 người tham gia. Dung dịch nước muối này là vô hại. Họ được chia ra làm 3 nhóm, gồm nhóm cười, nhăn mặt và nhìn thẳng mà không biểu lộ cảm xúc gì trên gương mặt khi tiêm. Sau đó, mỗi người được yêu cầu đánh giác mức độ đau do mũi tiêm gây ra theo thang điểm từ 1 đến 100.
Kết quả cho thấy những người cười khi tiêm có mức độ đau ít hơn khoảng 40% so với những người mà gương mặt không biểu lộ gì. Điều kiện để nụ cười có hiệu quả giảm đau phải là cười thật, tức môi nở nụ cười và mi mắt ở vết chân chim phải nhăn lại. Nụ cười giả vờ chỉ có môi chuyển động sẽ không giúp giảm đau.
Các nhà khoa học tin rằng nụ cười có thể giúp đánh lừa bộ não rằng chúng ta đang cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.Tâm trạng tốt hơn ngay cả khi không có lý do gì cũng có thể giúp giảm đau khi bị tiêm.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng hay sợ trước khi tiêm đến mức không thể cười thì hãy nhăn mặt. Hành động này cũng có hiệu quả giảm đau tương tự như cười. Điều đó là do cười và nhăn mặt cùng sử dụng các cơ mặt như nhau, nghiên cứu giải thích.
“Khi đối mặt với những chuyện đau buồn hay vui vẻ, con người có một số biểu hiện trên mặt khá giống nhau như cử động cơ mắt, nâng má và nhe răng”, giáo sư Sarah Pressman, một trong những tác giả nghiên cứu tại Đại học California Irvine (Mỹ), giải thích.
“Chúng tôi nhận thấy rằng những cử động cơ mặt này có lợi ích giúp giảm bớt khó chịu và căng thẳng”, ông giải thích thêm.
Cười không chỉ giúp giảm đau mà còn giảm căng thẳng. Khi bị tiêm, nhịp tim của người cười chậm hơn 7 nhịp/phút so với những người mặt không biểu hiện cảm xúc gì.
Video đang HOT
Trước đó, một nghiên cứu vào năm 2017 của Đại học Nottingham (Anh) cũng phát hiện những lợi ích của tâm trạng vui vẻ khi tiêm. Các phân tích cho thấy cơ thể những người cảm thấy vui vẻ khi tiêm phòng cúm tạo ra lượng kháng thể nhiều hơn khoảng 14%, theo Daily Mail .
6 điều rất nhiều người đang hiểu sai về bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và hầu hết các trường hợp không gây quá nhiều nguy hiểm. Thế nhưng, có nhiều điều mà rất nhiều người đang hiểu sai về bệnh tay chân miệng khiến việc phòng bệnh gặp khó khăn hơn.
Bệnh Tay chân miệng (HFMD) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến chủ yếu do các chủng Enterovirus A (bao gồm Coxsackie virus A 2-8, 10, 12, 14, 16 và enterovirus 71, 76 và 89-92) gây ra. Bệnh tay chân miệng lành tính thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng nhẹ xảy ra trên toàn thế giới và thường liên quan đến các trung tâm chăm sóc trẻ, nhà trẻ và trường tiểu học. Tuy nhiên kể từ năm 1997, EV71 đã nổi lên như một nguyên nhân thường xuyên gây ra bệnh tay chân miệng nặng và đôi khi gây tử vong ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, tay chân miệng đã trở thành một căn bệnh đáng chú ý vào năm 2008 khi số ca mắc và tử vong ngày càng tăng với hơn 200.000 ca mắc và 207 ca tử vong trong năm 2011-12. Hiện tại, không có phương pháp điều trị kháng vi-rút EV71 cụ thể nào. Do đó, việc tổng hợp dữ liệu dịch tễ học vẫn là điều cần thiết để kiểm soát bệnh tay chân miệng.
Dưới đây là một số điều nhiều người vẫn hiểu sai về bệnh tay chân miệng khiến việc ngăn ngừa bệnh hoặc phòng ngừa bệnh tái phát gặp khó khăn:
1. Hiểu sai về bệnh tay chân miệng: Chỉ trẻ em mới mắc bệnh
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em độ tuổi mầm non dưới 5 tuổi và tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, quan niệm chỉ trẻ em mới mắc bệnh là một trong những điều người lớn vẫn hiểu sai về bệnh tay chân miệng. Bởi tay chân miệng vẫn gặp ở người lớn, người già, phụ nữ mang thai tuy nhiên dấu hiệu biểu hiện bệnh không rõ bằng ở trẻ nhỏ.
Hiểu sai về bệnh tay chân miệng khiến việc ngăn ngừa bệnh gặp khó khăn - Ảnh: dtinews
Lý giải việc người lớn ít mắc bệnh tay chân miệng hơn trẻ em là vì người trưởng thành tự vệ sinh cá nhân tốt hơn trẻ cũng như sức đề kháng ở người lớn cao hơn.
2. Đã bị bệnh một lần thì không tái nhiễm
Nhiều người vẫn nghĩ rằng khi đã bệnh một lần thì cơ thể đã có kháng thể, nhưng đó là một điều nhiều người đang hiểu sai về bệnh tay chân miệng. Trên thực tế, có nhiều trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng trên 2 lần bởi căn bệnh này do nhiều chủng siêu vi gây ra. Chủng Cosxackie A16 thường gặp nhất, kế tiếp là Coxsackie A5, A7, A9, A10 và Coxsackie nhóm B; cuối cùng phải kể đến là EV-17.
3. Bệnh khởi phát do virus viêm da
Nhiều nốt phát ban xuất hiện trên da, các mụn nước phồng ở lòng bàn tay và bàn chân và đôi khi phát ban toàn cơ thể ở những vị trí như: mông, vùng sinh dục, miệng, vòm họng, đầu gối... là biểu hiện dễ nhận biết của bệnh tay chân miệng. Đó là lí do nhiều người hiểu sai về bệnh tay chân miệng là do virus viêm da gây nên.
Trên thực tế, bệnh tay chân miệng không có mối liên quan nào đến các virus gây viêm da. Bệnh do nhóm virus đường ruột gây ra, trong đó chủng Cosxackie A16 thường gặp nhất ở các trường hợp tay chân miệng.
Nhiều người hiểu sai về bệnh tay chân miệng là do virus viêm da gây nên - Ảnh: Vietnamnet
4. Bị bệnh là bị biến chứng nặng
Là một bệnh có khá nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ gặp biến chứng do bệnh tay chân miệng rất ít, con số này chiếm tỷ lệ rất thấp. Nếu được chăm sóc đúng cách, biến chứng do tay chân miệng cũng sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều.
Cha mẹ nên tránh các quan niệm sai lầm như bắt trẻ tránh nước, tránh gió bằng cách đắp chăn kĩ hoặc không cho bật quạt sẽ khiến bệnh nặng hơn. Trẻ không được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ có thể gây bội nhiễm trên da.
Phần lớn trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ hồi phục sau 7-10 ngày được chăm sóc đúng cách.
5. Không có cách nào ngăn ngừa bệnh tay chân miệng
Một điều mà nhiều người hiểu sai về bệnh tay chân miệng đó là không có cách nào phòng ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bằng cách đảm bảo vệ sinh cá nhân, nhất là đối với trẻ mầm non.
Hiện tại, vẫn chưa có phương thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng cũng như vaccine dự phòng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho hay, cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bệnh cho bản thân và trẻ em bằng cách giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân.
Bệnh tay chân miệng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bằng cách đảm bảo vệ sinh cá nhân - Ảnh: illinoisreview
Đối với trẻ em độ tuổi tiểu học và mầm non, nên nhắc nhở và hướng dẫn bé rửa tay chân mặt mũi sau khi từ trường về. Tránh việc trẻ cầm nắm các đồ chơi nơi công cộng và đưa vào miệng; tránh cho trẻ tiếp xúc với các trẻ bị mắc tay chân miệng khác. Nếu phát hiện con em mình mắc bệnh, cha mẹ nên chủ động thông báo với nhà trường vệ sinh lớp học và đồ chơi, tránh dịch tay chân miệng bùng phát trong trường học.
Theo WHO, bệnh thường bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa trong khoảng tháng 4 đến tháng 6 và tháng 10 đến tháng 12. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan không phòng tránh bệnh vào các khoảng thời gian còn lại trong năm. Vẫn đảm bảo giữ vệ sinh và theo dõi biểu hiện bệnh ở trẻ để có phương án xử trí kịp thời nếu mắc bệnh.
6. Không cần đưa trẻ bị bệnh tay chân miệng tới bệnh viện
Mặc dù bệnh tay chân miệng khá lành tính và thường trẻ sẽ khỏi hoàn toàn sau 7-10 ngày, tuy nhiên không đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám là điều cha mẹ đang hiểu sai về tay chân miệng. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, khi phát hiện các dấu hiệu như: sốt cao khó hạ, trẻ kêu đau miệng biếng ăn, xuất hiện các nốt phát ban ở tay chân; cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám.
Sau khi được chẩn đoán cấp độ bệnh tay chân miệng mà trẻ mắc phải, bác sĩ sẽ tư vấn về cách chăm sóc trẻ đúng cách. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên theo dõi sát các biểu hiện của trẻ; nếu thấy trẻ giật mình chới với, sốt cao dài ngày không hạ, mê man thì ngay lập tức đưa trẻ vào bệnh viện để được chăm sóc y tế.
Cười hoặc nhăn mặt khi tiêm sẽ ít đau hơn Các nhà nghiên cứu tại ại học California (Mỹ) chứng minh cười hoặc nhăn mặt khi tiêm ngừa có thể giảm đau khoảng 40% so với người không có biểu cảm. Không biểu cảm (A), cười nhẹ (B), cười thoải mái (C) và nhăn nhó (D). Ảnh: painnewsnetwork Trong nghiên cứu, 231 người tham gia được tiêm một mũi nước muối vô hại....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng
Tin nổi bật
22:04:51 25/05/2025
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025