Phát hiện ốc đảo hình trái tim kỳ lạ ở Ai Cập
Các phi hành gia đang làm việc bên ngoài Trái Đất đã phát hiện ra một ốc đảo hình trái tim ở Ai Cập có từ thời cổ đại.
Những người đang làm việc trên Trạm ISS già cỗi mà NASA dự định sẽ phá huỷ vào năm 2031, đã có một ngày quan sát nhìn xuống hành tinh Trái Đất và bất ngờ phát hiện ra một cảnh tượng thú vị.
Làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS cách Trái Đất khoảng 400 km, các phi hành gia đã nhìn thấy một ốc đảo hình trái tim trên sa mạc Ai Cập.
Phát hiện ốc đảo hình trái tim ở Ai Cập
Các phi hành gia đang làm việc trên ISS đã chia sẻ hình ảnh ấn tượng về phát hiện thú vị trên trang mạng xã hội. Được đặt tên là ốc đảo Faiyum, trái tim xanh tốt giữa ra mạc là một lưu vực đất ngập nước rộng lớn, trải dài hơn 1.200 km vuông.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, ốc đảo trái tim duy trì sự sống cho con người khoảng 8.000 năm trước. NASA tuyên bố Ốc đảo Faiyum hình trái tim tạo ra trên đỉnh của lòng hồ Moeris ở Ai Cập cổ đại.
Video đang HOT
Một con kênh tự nhiên của sông Nile gần đó gọi la Bahr Yussef đã nuôi dưỡng ốc đảo. Trước đây, ốc đảo từng là một hồ nước có tên Hồ Moeris, sự tồn tại của hồ phụ thuộc vào lũ lụt theo mùa từ sông Nile.
Ốc đảo hình trái tim còn là nơi trưng bày những sáng tạo kỹ thuật kỳ diệu hàng nghìn năm trước trong lịch sử cổ đại.
Khi nước sông Nile quá thấp, những người đứng đầu, cai trị Ai Cập cổ đại đã thực hiện một số biện pháp táo bạo. Có một số bằng chứng cho thấy các Pharaoh sống cách đây khoảng 4.000 năm đã giải quyết tình trạng thiếu nước đặc biệt nghiêm trọng bằng cách mở rộng Bahr Yussef để đưa nước trở lại.
Theo các chuyên gia, đây là một trong những dự án thuỷ văn quốc gia lớn, xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Các vị vua của Vương triều thứ 12 chịu trách nhiệm là Amenemhat I-III và họ được ca ngợi là những vị vua giỏi kỹ thuật.
Ngày nay, hồ cổ đại vẫn còn tồn tại nhưng nhỏ hơn nhiều, hồ có tên là Hồ Qarun, nằm bên cạnh trái tim trong hình ảnh của phi hành gia NASA cung cấp.
Bào thai nguyên vẹn trong bụng xác ướp Ai Cập 2.000 năm
Một bào thai được bảo quản khá nguyên vẹn bên trong xác ướp Ai Cập 2.000 năm khiến các nhà khoa học bối rối.
Các nhà khảo cổ tìm thấy trong bụng xác ướp Ai Cập bảo quản khá nguyên vẹn sau 2.000 năm vì được 'ngâm như trứng'. Xác ướp được cho là mẫu vật đầu tiên chứa thai nhi trong bụng.
Hình ảnh thai nhi bên trong xác ướp người phụ nữ
Thông thường thai nhi trong cơ thể các nữ quý tộc Ai Cập qua đời sẽ được mang ra khỏi cơ thể mẹ và ướp xác riêng. Không rõ lý do bào thai này được để nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Warsaw, người phụ nữ qua đời khi tuổi thai khoảng 26-30 tuần. Cơ thể người mẹ bị axit hóa khi phân hủy, thai nhi được cho là giống 'ngâm như trứng'.
Bằng cách sử dụng kết hợp quét CT và chụp X-quang, các nhà nghiên cứu phát hiện ra thai nhi trong bụng xác ướp sau nhiều năm tìm thấy.
Xác ướp trưởng thành được mệnh danh là 'quý bà bí ẩn'. Các chuyên gia không chắc cô ấy là ai và chính xác điều gì đã gây ra cái chết cho người phụ nữ ở tuổi 20 vào thế kỷ 1 trước Công nguyên.
Dựa trên vị trí của thai nhi, các nhà nghiên cứu xác định rằng quý bà bí ẩn không qua đời khi đang sinh con.
Xương của thai nhi khoáng hóa rất kém trong suốt hai quý đầu của thai kỳ, điều này có nghĩa là rất khó phát hiện ngay từ đầu sau khi trải qua quá trình bảo quản.
Bào thai nguyên vẹn trong bụng xác ướp Ai Cập 2.000 năm
"Bào thai vẫn còn trong tử cung kín mít nên chắc chắn người phụ nữ qua đời không phải vì sinh con. Thai nhi đã ở trong một môi trường đặc biệt nên có thể giữ nguyên vẹn, giống môi trường bảo quản các thi thể cổ xưa trong đầm lầy".
Theo các nhà khảo cổ học, trong quá trình ướp xác người mẹ, thai nhi trong tử cung bị tác động do môi trường thay đổi từ kiềm sang axit. Axit fomic và các hợp chất khác hình thành trong tử cung người chết đã thay đổi độ Ph bên trong cơ thể người mẹ .
Điều này khiến các khoáng chất trong xương của thai nhi bị rửa trôi, xương khô dần. Đó là lý do trong ảnh chụp CT, thai nhi hầu như không thấy xương cho dù hình hài thì rất nguyên vẹn.
Những tuyến đường đi bộ liên tục dài nhất trên Trái Đất con người muốn chinh phục Bạn có thể đi bao xa mà không băng qua bất kỳ đại dương nào? Những nhà thám hiểm không ngừng tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới và những điều mới trên thế giới để chinh phục. Nhiều người từng đặt câu hỏi mất bao lâu để đi bộ qua các bang của nước Mỹ rộng lớn mà không xuyên qua vùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàng trăm chú chó dachshund săn đuổi kỷ lục ở Hungary

Kỳ lạ bộ tộc bắt phụ nữ bịt lỗ mũi để bớt đẹp

5.000 năm trong mộ cổ, "người đẹp ngủ" còn nguyên da, tóc

Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối

Mang áo chống bom 30 kg phá kỷ lục chạy

Phát hiện đám mây phân tử khổng lồ gần trái đất

Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay

Lý giải thói quen ăn uống kỳ lạ của những chú mèo cưng

Bí ẩn loài cây biết 'đi bộ' duy nhất trên thế giới, bộ rễ như 'mọc chân'

Phát hiện kho báu kỳ lạ với hơn 800 cổ vật giữa cánh đồng Anh

Sở thú Hàn Quốc 'đau đầu' vì thú cưng của cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol

Việt Nam phát hiện loài động vật cực kỳ quý hiếm, có một đặc trưng được ví là "họ hàng" của ma cà rồng
Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom
Thế giới số
10:21:11 04/05/2025
iPhone 17 Pro và 17 Pro Max có nâng cấp gì đặc biệt ở hệ thống camera?
Đồ 2-tek
10:11:13 04/05/2025
Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?
Làm đẹp
10:07:09 04/05/2025
Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù
Netizen
09:53:13 04/05/2025
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe
09:44:02 04/05/2025
Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham
Sao thể thao
09:36:41 04/05/2025
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025
Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối
Phim châu á
09:03:41 04/05/2025
Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?
Hậu trường phim
09:00:57 04/05/2025