Phát hiện ’song sinh’ thất lạc từ lâu của Dải Ngân hà
Kính James Webb đã tìm được Chúc Long, ứng viên thiên hà xoắn ốc ở xa nhất và được xem là ’song sinh’ bị thất lạc từ lâu của Dải Ngân hà.
Ảnh chụp cho thấy ánh sáng đến từ thiên hà Chúc Long. ẢNH: NASA/CSA/ESA
Khi sử dụng kính James Webb nhìn ngược về vũ trụ thời sơ khai, các nhà thiên văn học bất ngờ tìm được Chúc Long, thiên hà xoắn ốc cổ xưa có bề ngoài giống Dải Ngân hà, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.
Theo những hình ảnh mới chụp được ánh sáng đến từ vị trí khoảng 1 tỉ năm sau sự kiện Big Bang, thiên hà vừa được phát hiện đã có hình dáng đầy đủ như của một thiên hà xoắn ốc tiêu chuẩn với hai cánh tay nối dài.
Các nhà nghiên cứu gọi thiên hà Chúc Long là “song sinh” xa nhất của Dải Ngân hà từng quan sát được, Livescience đưa tin hôm nay 18.4.
Việc phát hiện một thiên hà xoắn ốc với hình dạng hoàn chỉnh vào thời điểm vũ trụ chỉ mới 1/14 độ tuổi hiện nay đã góp thêm bằng chứng thách thức những giả thuyết được nhiều người nhất trí nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại.
Trong trường hợp mới nhất, lẽ ra các thiên hà lớn như Chúc Long phải mất vài tỉ năm để hình thành, thông qua chuỗi sáp nhập không mệt mỏi của các thiên hà nhỏ hơn. Thế nhưng, thiên hà Chúc Long đã hình thành chỉ sau 1 tỉ năm kể từ sự kiện khai sinh vũ trụ Big Bang.
“Điều giúp Chúc Long nổi bật là sự giống nhau với Dải Ngân hà, cả về hình dạng, kích thước lẫn khối lượng sao”, theo tác giả báo cáo Mengyuan Xiao, nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ của Đại học Geneva (Thụy Sĩ).
Trong khi Chúc Long không nghi ngờ gì cao tuổi hơn nhiều lần so với Dải Ngân hà của chúng ta, ước tính đĩa hình thành sao của Chúc Long trải dài khoảng 60.000 năm ánh sáng, so với 100.000 năm ánh sáng của Dải Ngân hà.
Đội ngũ nghiên cứu đề nghị tiếp tục dùng kính James Webb và kính ALMA ở sa mạc Chile để tìm hiểu thêm về thiên hà Chúc Long.
Video đang HOT
Những hình ảnh vũ trụ tuyệt vời nhất từ kính James Webb trong năm 2023
2023 đánh dấu năm đầu tiên kính James Webb hoạt động toàn phần, mang về những hình ảnh không những đầy choáng ngợp mà còn cho phép giới thiên văn học khám phá các bí ẩn của vũ trụ, theo Spacecom.
Bộ đôi Herbig-Haro 46/47 cách trái đất gần 1.500 năm ánh sáng NASA, ESA, CSA
Cách trái đất gần 1.500 năm ánh sáng là bộ đôi sao sơ sinh có tên Herbig-Haro 46/47. Hai sao này ước tính chỉ vài ngàn tuổi, và chỉ mới được khai sinh nếu tính theo niên đại vũ trụ.
Tinh vân Lạp Hộ và Cụm sao Trapezium NASA, ESA, CSA
Tinh vân Lạp Hộ và Cụm sao Trapezium, cách trái đất khoảng 1.600 năm ánh sáng, là nơi khai sinh những ngôi sao rất trẻ nhưng vô cùng sáng. Một trong 4 sao trẻ ở đây sáng gấp 20.000 lần mặt trời của chúng ta.
Bên cạnh nhóm 4 sao chính, Tinh vân Lạp Hộ và Cụm sao Trapezium còn chứa 700 sao trẻ ở những giai đoạn phát triển khác nhau.
Một sao Wolf-Rayet cách trái đất khoảng 15.000 năm ánh sáng NASA, ESA, CSA
Không dễ gì để trở thành một ngôi sao thuộc nhóm Wolf-Rayet, như ngôi sao này đang ở cách địa cầu khoảng 15.000 năm ánh sáng.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính chỉ có vỏn vẹn 220 sao Wolf-Rayet trong số ít nhất 100 tỉ sao thuộc Dải Ngân hà.
Sao Wolf-Rayet cực nóng và đốt nhanh, với nhiệt độ cao gấp từ 20 đến 40 lần bề mặt mặt trời. Hậu quả là chúng đối mặt với cái chết trẻ và vô cùng bạo lực.
Mặt trời của chúng ta mất khoảng 10 tỉ năm để hoàn tất chu kỳ sống, trong khi thời gian tồn tại của sao Wolf-Rayet chỉ vài trăm ngàn năm.
Tinh vân Chiếc Nhẫn ESA/WEBB, NASA, CSA
Nếu sao Wolf-Rayet phải chịu đựng vận mệnh bi thảm, Tinh vân Chiếc Nhẫn cách trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng hiện vẫn duy trì được sự rực rỡ sau khi "tử vong".
Là tàn tích của một ngôi sao như mặt trời, tinh vân được phát hiện năm 1779, nhờ vào công của nhà thiên văn người Pháp Antoine Darquier de Pellepoix.
Thiên hà lùn NGC 6822 ESA/WEBB, NASA & CSA
Thiên hà lùn NGC 6822 là nhà của khoảng 10 triệu sao, quá ít so với mức tối thiểu của Dải Ngân hà là 100 tỉ USD. Tuy nhiên, bù lại với kích thước nhỏ bé, thiên hà lùn gần đây nhờ kính James Webb được phát hiện có một chiếc đuôi bụi trải dài 200 tỉ năm ánh sáng.
Không dừng lại ở đó, nơi đây tập trung những ngôi sao sáng chói, với độ sáng cao gấp 100.000 lần so với mặt trời của chúng ta.
Thiên hà xoắn ốc M51 ESA/WEBB, NASA & CSA
Các thiên hà xoắn ốc thường được nhận diện thông qua các cánh tay không đồng nhất. Thế nhưng, đó không phải là trường hợp của thiên hà M51.
Cách trái đất khoảng 27 triệu năm ánh sáng, thiên hà M51 có những cánh tay hoàn hảo và nén lại với nhau. M51 không phải là ngoại lệ trong vũ trụ. Nhờ kính James Webb, các chuyên gia trái đất chụp được "đối thủ" của nó là thiên hà NGC 5195.
Cả hai thiên hà đang trong trạng thái tranh chấp, và nhìn qua có vẻ phần thắng đang nghiêng về NGC 5195.
Cụm sao Pandora NASA, ESA, CSA
Cụm sao Pandora, hay tên chính thức hơn là Abell 2744, có kích thước khổng lồ. Abell 2744 tập trung 4 cụm sao khác nhau và cách trái đất khoảng 3,5 tỉ năm ánh sáng.
Bề ngang của cụm sao này trải rộng đến 350 triệu năm ánh sáng.
Hình ảnh tuyệt đẹp của sao Thổ NASA, ESA, CSA
Kính James Webb cũng chụp được hình ảnh tuyệt đẹp của sao Thổ và một vài trong số 146 mặt trăng của nó.
Điều này cho thấy dù được chế tạo để nhìn xuyên thời gian, ngược về 13,4 tỉ năm ánh sáng, kính James Webb có thể mang đến những cái nhìn mới về các hành tinh của hệ mặt trời.
Phát hiện bất ngờ về hành tinh giống Dải Ngân hà Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hiện tượng đáng chú ý - đó là một thiên hà giống Dải Ngân hà nằm ở vị trí xa xôi trong vũ trụ, thách thức những lý thuyết cơ bản về cách thức các thiên hà tiến hóa. Thiên hà ceers-2112, được đội ngũ các nhà khoa học quốc tế phát hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Mở cốp xe máy, người phụ nữ sốc nặng khi thấy thứ đáng sợ

Chật vật cảnh vợ chồng già U80 nuôi con gái 5 tuổi

Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu

Không phải đà điểu, đây mới là loài chim sở hữu đôi chân dài so với tỷ lệ cơ thể

Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc

'Rồng biển' khổng lồ lộ diện từ lòng suối ở Mississippi

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường

Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ

Học sinh hoảng loạn khi thấy rắn hổ mang chúa bò trên sân trường

Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Khám phá vẻ đẹp và sinh cảnh của các loài sếu trên thế giới
Có thể bạn quan tâm

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc
Thế giới
19:51:32 29/04/2025
Top 3 chòm sao tài lộc rực rỡ ngày 30/4: Vượng khí dồi dào, tiền bạc thênh thang
Trắc nghiệm
19:50:46 29/04/2025
Triệt xóa tụ điểm mua bán, sử dụng ma túy ở quán karaoke
Pháp luật
19:48:43 29/04/2025
Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ
Nhạc việt
19:32:08 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chủ tịch nước đặc xá cho 8.055 phạm nhân
Tin nổi bật
18:02:11 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025