Phát huy năng lực người học ở đại học ngoài công lập
Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề sống còn đối với các trường đại học ngoài công lập. Theo đó, một trong những yêu cầu quan trọng là đổi mới phương pháp giảng dạy, xóa bỏ phương pháp lạc hậu, thụ động, thực hành hiệu quả các phương pháp tiên tiến, giảng dạy nhằm phát huy năng lực người học.
ảnh minh họa
Những vấn đề này được trao đổi tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học tại các cơ sở đào tạo ĐH ngoài công lập” do Trường ĐH Đại Nam tổ chức.
Người thầy phải muốn làm và biết làm
GS.TS Nguyễn Đình Cống (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) khi nhấn mạnh vai trò của giảng viên cho rằng: Người thầy phải nhận thức về sự cần thiết và tinh thần muốn làm. Nếu thầy cô không tự thấy được thì lãnh đạo phải tìm cách giúp họ. Thấy được sự cần thiết và quan trọng rồi thì cần phải biến nhận thức thành lòng mong muốn. Muốn rồi thì phải biết làm – đây là việc khó.
“Thầy cô không thể giảng dạy để phát huy năng lực người học khi bản thân không có năng lực đó ở mức cao. Làm sao để có được năng lực đó? Trước hết là tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu. Để hỗ trợ thầy cô, nhà trường có thể mở một số lớp huấn luyện, một số buổi trao đổi kinh nghiệm” – GS.TS Nguyễn Đình Cống gợi ý.
Tuy nhiên, không thể hy vọng vào việc chỉ nghe qua vài báo cáo, vài tham luận, vài kinh nghiệm của người khác mà có thể có ngay phương pháp giảng dạy phát huy năng lực. Nhấn mạnh điều này, GS.TS Nguyễn Đình Cống đưa một số gợi ý về việc hình thành kỹ năng suy nghĩ, cách dạy người khác suy nghĩ, cách học suy nghĩ:
Trước hết, người dạy phải là người biết suy nghĩ, thành thạo các phương pháp và nguyên tắc của tư duy, hàng ngày quen với sự suy nghĩ.
Sự suy nghĩ bắt đầu tư khi soạn bài, khi chuẩn bị lên lớp; thể hiện bằng việc tự đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi: mục tiêu là gì; yêu cầu như thế nào; bản chất và trọng tâm ở đâu; liên quan tới cái gì; khái niệm nào là mới, khó với người học; chỗ nào cần nhấn mạnh, cần giảng kỹ; mở đầu thế nào để gây chú ý và lôi cuốn…
Video đang HOT
Hướng dẫn sự suy nghĩ cho người học chủ yếu cũng bằng các câu hỏi, gợi ý và bằng sự khuyến khích người học nêu câu hỏi đi sâu vào bài học. Những câu hỏi có thể được đặt ra tùy vào hoàn cảnh cụ thể, nhưng nên thường chuẩn bị trước khi lên lớp.
“Người ta thường chỉ phát sinh câu hỏi, chỉ suy nghĩ khi gặp phải tình huống có vấn đề. Vậy người dạy phải biết cách, biết nghệ thuật đưa người học vào tình huống đó, có thể gợi ý để người học suy nghĩ, trả lời. Cũng có thể chỉ cần nêu câu hỏi để mọi người suy nghĩ mà không cần người học trả lời tại lớp; người dạy sẽ đưa ra câu trả lời sau khi người học đã ý thức được, đã có suy nghĩ rất nhiều về nó” – GS.TS Nguyễn Đình Cống thêm.
Từ thực tế giảng dạy, ThS Nguyễn Thị Thanh Xuân (Trường ĐH Đại Nam) kinh nghiệm: So với phương pháp yêu cầu sinh viên ghi nhớ các con số, dữ kiện thông tin và học thuộc giáo trình, phương pháp tập trung vào việc giúp sinh viên tìm ra kiến thức cốt lõi trong chương trình hiệu quả hơn nhiều.
Bên cạnh đó, việc xác định lấy sinh viên làm trọng tâm yêu cầu giảng viên phải thiết kế bài giảng phù hợp, tạo hứng thú cho người học để họ tự học, tự nghiên cứu. Mỗi bài giảng phải có sự tương tác giữa giảng viên – sinh viên. Buổi học còn là nơi sinh viên trao đổi, trình bày chủ đề, những vấn đề mới…
Liên quan đến nâng cao năng lực giảng viên, NCS.ThS Phùng Thị Trung (Trường ĐH Đại Nam) cho rằng: cơ sở đào tạo cần xây dựng một bộ năng lực tối thiểu cho giảng viên. Trên cơ sở bộ năng lực này, nhà trường xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ bằng cách kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau để phát triển đội ngũ; có các thang đo tiêu chuẩn về năng lực của giảng viên, kiểm tra mức độ đạt chuẩn đến đâu.
Năng lực giảng viên cần được đánh giá qua kết quả đầu ra của sinh viên có đáp ứng các chuẩn đầu ra của nhà trường và yêu cầu xã hội hay không…
Đổi mới phương pháp học của sinh viên là then chốt
về đổi mới phương pháp học tập của sinh viên, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) nhấn mạnh: tự học là nhân tố quyết định tới chất lượng đào tạo. Phương pháp tự học là một khoa học về nhận thức và tư duy, đó là một bộ phận hình thành nên nhân cách hoàn chỉnh của sinh viên sau quá trình đào tạo.
Sinh viên có thể vận dụng những kỹ năng tự học như đọc sách, tư duy phán đoán, trao đổi theo nhóm, khảo sát thực tiễn, tham khảo ý kiến chuyên gia, viết bài… Mỗi kỹ năng đều giúp sinh viên hiểu được kiến thức cơ bản và vận dụng trong thực tế như thế nào để đạt kết quả cao nhất. Để đảm bảo kết quả tự học tốt cần có trao đổi theo nhóm, hướng dẫn của thầy.
“Thực tế, nhiều sinh viên tự học một cách qua loa, chưa hiểu được bản chất của vấn đề nghiên cứu, nên thời gian qua đi là quên hết. Do vậy, đổi mới phương pháp học tập của sinh viên là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của chất lượng đào tạo đại học” – GS.TS Nguyễn Đình Cống nêu quan điểm.
Bên cạnh phương pháp học tập của sinh viên, để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, GS.TS Nguyễn Đình Cống cho rằng, cần đổi mới đồng bộ về nội dung, chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy; phương pháp kiểm tra, đánh giá. Quá trình đổi mới đó phải thực hiện đồng bộ, trong thời gian đầu cần quán triệt mục tiêu phi lợi nhuận để xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm đào tạo có chất lượng.
“Trách nhiệm của người học là chủ động, tích cực, năng động, tự giác trong việc học. Vậy làm sao để nâng cao nhận thức, tinh thần, phương pháp của người học. Đây là vấn đề lớn thuộc lĩnh vực tâm lý sư phạm, thuộc công tác tư tưởng mà nhà trường cần hướng vào để người học muốn học, biết học và có thể học có hiệu quả nhằm phát huy năng lực tiềm ẩn của họ”. GS.TS Nguyễn Đình Cống
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 xa vời thực tế
Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có một số mục tiêu đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện, chưa phù hợp xuất phát điểm về năng lực ngoại ngữ của người dạy và người học.
ảnh minh họa
có một số mục tiêu đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện, chưa phù hợp với xuất phát điểm về năng lực ngoại ngữ của người dạy và người học, do đó, cần phải xây dựng chuẩn đầu ra tương ứng và phải có lộ trình để sinh viên đạt được.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo "Tổng kết đánh giá triển khai tiếng Anh tăng cường trong các trường cao đẳng đào tạo giáo viên và các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2008-2016", do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 29/12 tại TP.HCM.
Tại hội thảo, PGS.TS Trần Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), cho rằng đề án dù đạt được nhiều kết quả như ngành giáo dục sẽ triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên về ngoại ngữ; 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo..., song quá trình triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đạt được mục tiêu đặt ra.
Theo ông Tuấn, nguyên nhân dẫn đến thất bại của đề án là lộ trình triển khai dạy và học ngoại ngữ rất khác nhau. Một số trường triển khai chậm do thiếu giảng viên và không xây dựng lộ trình cụ thể theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Trong khi đó, một số trường lại xây dựng lộ trình triển khai nhanh nhưng không tính tới các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở thực tế phát triển của trường...
Ông Tuấn cho rằng nhận thức về vai trò của ngoại ngữ và sự cần thiết của việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ chưa đầy đủ, chưa tạo động lực, mục tiêu phấn đấu cho người học.
Sinh viên thiếu động lực học, thụ động tương tác trong giờ học, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ mà chỉ học cho đủ điều kiện trúng tuyển đại học và tốt nghiệp.
Giảng viên có trình độ ngoại ngữ không đồng đều, số người được đào tạo ở nước ngoài ít, trong khi đó chi phí để thi và lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khá cao và bị giới hạn về thời gian.
"Chương trình, giáo trình, tài liệu học tập vẫn ở mức độ cơ bản, không được cập nhật thường xuyên hướng tới chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Học liệu chưa phong phú, thiếu hấp dẫn sinh viên", ông Tuấn phân tích.
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, thừa nhận dù đề án có được nhiều thành công song mục tiêu đề ra thời gian qua chưa đạt được.
"Vì vậy, năm 2017, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ bổ sung cho đề án giai đoạn tiếp theo và đã được Chính phủ thông qua đề án chỉnh sửa bổ sung và ban hành quyết định mới cho đề án giai đoạn 2017-2025", bà Hữu nói.
Theo đó, các trường sẽ phải rà soát yêu cầu chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Những trường chưa công bố chuẩn đầu ra cần xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên. Bên cạnh đó, một số trường thời gian qua đặt chuẩn B1 bậc 3 nhưng cũng gặp khó khăn với chuẩn này và cũng lưỡng lự có tiếp tục đặt chuẩn này hay không.
Để đạt mục tiêu đề án chuẩn ngoại ngữ quốc gia như Chính phủ đã phê duyệt, các trường cần tiếp tục xây dựng chuẩn đầu ra nhưng có lộ trình phù hợp để triển khai yêu cầu chuẩn đầu ra đó.
"Thời gian tới, việc triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia sẽ là một trong 9 trọng tâm của Bộ GD&ĐT. Dạy học ngoại ngữ sẽ là một mục tiêu trong nhà trường để triển khai đề án ngoại ngữ trong giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra không như giai đoạn vừa qua", bà Hữu cho biết.
Theo Zing
Phòng tư vấn học đường phải tạo được sự tin cậy từ HS Tư vấn tâm lý học đường nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, trang bị cho học sinh kỹ năng phòng chống, ứng phó với tình trạng bạo lực và xử lý các tình huống có vấn đề trong học tập, cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn có những e ngại khi cần để tìm sự hỗ trợ từ phòng tư...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lên Mộc Châu hái mận chín đầu mùa
Du lịch
21:29:15 05/05/2025
Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than
Thế giới
21:27:57 05/05/2025
HOT: Puka - Gin Tuấn Kiệt công khai con đầu lòng
Sao việt
21:27:52 05/05/2025
Casemiro có cơ hội san bằng mức lương của Ronaldo
Sao thể thao
21:23:48 05/05/2025
Kem chống nắng có giúp ngăn ngừa nếp nhăn không?
Làm đẹp
21:20:49 05/05/2025
Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
20:22:41 05/05/2025
Nguyễn Văn Chung sau biến cố hôn nhân: Tôi tập trung vào gia đình, công việc
Tv show
20:21:54 05/05/2025
'Tình trẻ Lưu Diệc Phi' đối mặt sóng gió tình ái lộ ảnh nhạy cảm cùng bạn gái cũ
Sao châu á
20:13:51 05/05/2025
Khởi tố Chủ tịch xã ở Hà Nội cùng 2 thuộc cấp về tội nhận hối lộ
Pháp luật
20:13:01 05/05/2025
Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei
Thế giới số
19:54:37 05/05/2025