Phát triển giáo dục theo quy luật thị trường
Đây là điểm mới quan trọng trong hàng loạt giải pháp phát triển giáo dục 2011-2020 được Bộ GD-ĐT công bố tại Hội nghị triển khai chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 sáng 23-1.
Theo đó, giai đọan 2011-2020 sẽ thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, vận dụng hiệu quả các quy luật và yếu tố thị trường để phát triển giáo dục. Bộ GD-ĐT cũng chính thức công bố chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới sẽ được xây dựng theo định hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh, vừa bảo đảm tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp đặc thù mỗi địa phương.
Tại Hội nghị, hơn 50 ý kiến trong hàng nghìn đại biểu đại diện của 63 sở GD-ĐT, UBND tỉnh, các cơ sở giáo dục cùng nhau mổ xẻ thực trạng giáo dục và bàn tìm biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, ngăn chặn những tiêu cực trong thi cử, tình trạng lạm thu sử dụng không đúng mục đích, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm – học thêm.
Các đại biểu tại hội nghị triển khai chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 – Ảnh: Nguyễn Khánh
Video đang HOT
Trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường quản lý giáo viên trong dạy thêm, học thêm đồng thời rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản, dành thời lượng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học.
Nhiều đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của giáo dục và đào tạo, trong đó nổi bật là tình trạng chạy theo bằng cấp khiến cho giá trị văn bằng không bảo đảm. Không chỉ ở cấp phổ thông mà cả trình độ đạo tạo thạc sĩ, tiến sĩ đã trở nên tràn lan, cần có chế tài xử lý và cơ chế tác động tức thì, bảo đảm chất lượng thực sự.
Bộ trưởng Bộ GD-DT Phạm Vũ Luận – Ảnh: Nguyễn Khánh
Các sở GD-ĐT đều than khó về việc tìm kiếm, tuyển dụng giáo viên. Cơ chế tuyển dụng giáo viên địa phương chủ yếu phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của sở Nội vụ, còn nhiều giằng níu và có sự “vênh” về quan điểm nên nhiều sở GD-ĐT muốn tuyển người tài, tuyển giáo viên giỏi mà bất lực. Tổng kết ý kiến của đầu cầu Hà Nội, PGS.TS Bùi Anh Tuấn- vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH- Bộ GD-ĐT cho biết nhiều sở GD-ĐT mong muốn được tự chủ hơn trong vấn đề tuyển dụng nhân lực, đề nghị được áp dụng mô hình tự chủ như ngành y tế.
Về các chính sách ưu tiên trường ngoài công lập, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận hiện đây là vấn đề chưa giải quyết được, chưa có những giải pháp đột phá, hiệu quả, cần thiết được bàn luận sâu hơn, để đề ra những chính sách thỏa đáng, hợp lý.
Theo V.Hà – N.Hà (Tuổi trẻ)
Dạy thêm, học thêm chỉ là phần ngọn
Sáng 21.1, tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 4 gồm: Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Phước Lộc - Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam và ông Huỳnh Thành Đạt - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đã có buổi tiếp xúc cử tri về vấn đề "lạm thu, dạy thêm, học thêm" tại Q.5, TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, để hạn chế dạy thêm, học thêm (DTHT), trước mắt, về thi cử, Sở đề xuất quy định kiểm tra một tiết trở lên, HS sẽ thi theo đề chung của trường, phòng GD hoặc của Sở. Lãnh đạo trường và phòng GD sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra tình trạng DTHT không đúng.
Ông Lê Thanh Hải cho rằng việc DTHT cũng là việc hợp lý nếu xuất phát từ nhu cầu chính đáng của học sinh và phụ huynh muốn các cháu học tập tốt, thầy cô dạy tốt. "Việc DTHT gây bức xúc dư luận hiện nay chỉ là phần ngọn của giáo dục. Phần gốc chính là chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục mà Nghị quyết 11 của Đảng đã đề ra", ông Hải nói.
Về lạm thu, ông Trần Xuân Nùng, nguyên Trưởng phòng GD-ĐT Q.5, cho rằng lạm thu có nguyên nhân từ sự mập mờ của nhiều khoản thu mang tên "tự nguyện". Đóng ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý, gây phiền lòng phụ huynh. "Đầu năm học, phòng GD, nhà trường và phụ huynh nên cùng bàn bạc, thống nhất tất cả các khoản thu. Trên cơ sở đó, lãnh đạo quận sẽ đưa ra khung áp dụng chung cho mọi trường", ông Nùng đề xuất.
Nguyễn Tập
Theo thanh niên
Bí thư TP.HCM "tuyên chiến" với dạy thêm Sáng 21/1 vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) lại được đưa ra mổ xẻ khi tổ Đại biểu Quốc hội TP.HCM có cuộc tiếp xúc cử tri để lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên (GV) về vấn đề nhức nhối này. Không đi học thêm là bị... đì Cử tri Võ Thị Lệ Thu, nguyên phó phòng GD-ĐT quận...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025