Phe Dân chủ muốn điều tra vụ UAV theo dõi người biểu tình
Các nghị sĩ đảng Dân chủ muốn Bộ An ninh Nội địa Mỹ giải thích việc điều máy bay không người lái theo dõi người biểu tình ở Minneapolis.
“Chúng tôi viết thư với mối lo ngại sâu sắc về cách sử dụng các nguồn lực như máy bay không người lái (UAV) của Bộ An ninh Nội địa để theo dõi và hăm dọa người biểu tình ôn hòa đang thực thi quyền phản đối vụ sát hại George Floyd”, nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ, đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện Mỹ Carolyn Maloney, viết trong thư gửi Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf hôm 5/6.
Chiếc Reaper mã hiệu CBP-104 trong một nhiệm vụ tuần tra biên giới Mỹ – Canada. Ảnh: AP.
Các nghị sĩ đề cập việc Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) triển khai một UAV MQ-9 Reaper tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota hôm 29/5, cho rằng nó có thể vượt quá thẩm quyền của CBP và vi phạm các điều luật liên bang. Dữ liệu định vị cho thấy chiếc Reaper mang mã hiệu “CBP-104″ đã bay nhiều vòng trên bầu trời Minneapolis trước khi rời đi.
Đợt triển khai UAV diễn ra chỉ 4 ngày sau vụ cảnh sát Minneapolis ghì chết người da màu George Floyd, khiến nhiều người lo ngại chính quyền liên bang sẽ hành động mạnh tay với các cuộc biểu tình phản đối. Chiếc UAV cũng hiện diện cùng lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo “súng sẽ nổ khi hành vi cướp phá bắt đầu”.
Video đang HOT
CBP sau đó ra thông cáo cho biết phi cơ được triển khai từ căn cứ Grand Forks ở bang Bắc Dakota để “cung cấp video trực tiếp, tăng khả năng nhận thức tình huống theo đề nghị của các đối tác trong lực lượng hành pháp ở Minneapolis”. “Cơ quan đề nghị giúp đỡ sau đó cho rằng nó không còn cần thiết, máy bay rời không phận Minneapolis và trở về căn cứ Grand Forks”, thông cáo có đoạn viết.
Lời giải thích này dường như chưa làm các nghị sĩ hài lòng. Họ yêu cầu Bộ An ninh Nội địa, cơ quan chủ quản của CBP, cung cấp đầy đủ chi tiết về nhiệm vụ như chiếc Reaper có quay video về những người biểu tình và có sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt hay không.
Đường bay của chiếc UAV mang mã hiệu CBP-104 hôm 29/5. Ảnh: ADB-S Exchange.
Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ vận hành ít nhất 9 máy bay MQ-9 từ năm 2012, trong đó hai chiếc đóng tại căn cứ không quân Grand Forks. Mỗi phi cơ được trang bị một hệ thống radar khẩu độ tổng hợp GA-ASI Lynx và cụm cảm biến quang – điện tử hồng ngoại MTS-B. Phi cơ mang mã hiệu CBP-104 được bàn giao cho lực lượng này từ tháng 9/2006 và bắt đầu làm nhiệm vụ giám sát biên giới sau đó khoảng một tháng.
Pelosi muốn bỏ tượng chiến sĩ Liên minh miền Nam trong tòa quốc hội
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi kêu gọi dỡ bỏ 11 bức tượng của các chiến sĩ hoặc quan chức Liên minh miền Nam trong tòa nhà quốc hội Mỹ.
"Tượng đài của những người đàn ông ủng hộ sự tàn ác và man rợ để đạt được mục đích phân biệt chủng tộc, là tượng đài lố bịch sỉ nhục những ý tưởng về Dân chủ và tự do Mỹ, bà Pelosi viết trong đơn gửi ủy ban lưỡng đảng phụ trách thư viện hôm 10/6. "Các bức tượng này tỏ lòng tôn kính với những thứ đáng căm ghét, không phải di sản. Chúng cần được gỡ bỏ", Pelosi nói thêm.
Động thái diễn ra sau khi người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết ở Minneapolis, bang Minnesota, tháng trước. Hàng trăm bức tượng tôn vinh Liên minh miền Nam, bao gồm 11 bang ủng hộ chế độ nô lệ chống lại Liên bang miền Bắc trong cuộc nội chiến vào giữa thế kỷ 19, đang tồn tại trên khắp nước Mỹ, gợi nhớ về lịch sử nô lệ và đàn áp chủng tộc.
11 bức tượng của lãnh đạo hoặc các chiến sĩ tham gia vào cuộc ly khai thất bại này đang được đặt trong tòa nhà quốc hội Mỹ. Trong đó có tượng đồng của Jefferson Davis, Tổng thống Liên minh miền Nam và tượng đá cẩm thạch của Alexander Stephens, phó tổng thống Liên minh miền Nam.
Trong thư, bà Pelosi đã dẫn những phát ngôn phân biệt chủng tộc của Stephens năm 1861 rằng "Liên minh được thành lập dựa trên sự thật vĩ đại rằng người da màu không bằng người da trắng".
Tượng Tổng thống Liên minh miền Nam Jefferson Davis trong tòa nhà quốc hội Mỹ. Ảnh: AFP.
Đây không phải lần đầu tiên Chủ tịch Hạ viện Pelosi kêu gọi dỡ bỏ tượng các chiến sĩ Liên minh miền Nam. Tháng 8/2017, bà từng kêu gọi tương tự sau các cuộc biểu tình Charlottesville, khởi nguồn từ một cuộc tập hợp của những người ủng hộ da trắng thượng đẳng.
Trên khắp nước Mỹ, nhiều thành phố cũng kêu gọi và dỡ bỏ các bức tượng được xem như biểu tượng của chế độ nô lệ miền nam nước Mỹ. Quân đội Mỹ cũng đang quay lưng với các biểu tượng của Liên minh miền Nam. Tham mưu trưởng hải quân, Đô đốc Michael M. Gilday, hôm 9/6 cho biết ông đang chỉ đạo nhân viên soạn thảo lệnh cấm cờ chiến đấu của Liên minh miền Nam khỏi tất cả các khu vực công cộng và nơi làm việc trên tàu, máy bay và căn cứ của Hải quân. Thủy quân lục chiến cũng ban hành lệnh tương tự vào tuần trước.
Một phát ngôn viên Lục quân đầu tuần này nói rằng các lãnh đạo dân sự hàng đầu của quân chủng này đã sẵn sàng đổi tên 10 căn cứ mang tên các sĩ quan Liên minh, động thái mà Lầu Năm Góc đã phản đối trong nhiều năm qua.
Năm 1861, Abraham Lincoln, thành viên đảng Cộng hòa, đắc cử tổng thống và muốn xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ. 7 bang miền nam phản đối chính sách này và tuyên bố ly khai chính phủ liên bang, thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis làm tổng thống, hay còn gọi là Liên minh miền Nam.
Chính quyền Abraham Lincoln và quốc tế không công nhận chính phủ này. Khi nội chiến Mỹ bùng nổ, thêm 4 bang khác gia nhập phe miền nam chống lại Liên bang miền Bắc. Chính phủ Liên minh miền Nam tan rã sau khi hai đại tướng Robert E. Lee và Joseph Johnston đầu hàng quân miền Bắc tháng 4/1865
Trump 'cố thủ' trước khủng hoảng Hai tuần sau cái chết của George Floyd, Trump vẫn chưa gặp cộng đồng người da màu hay tới Minneapolis, nơi khủng hoảng bùng phát. Các tổng thống Mỹ thường tới thăm địa điểm khởi phát của cuộc khủng hoảng toàn quốc, nhằm lắng nghe những người dân chịu ảnh hưởng bởi sự việc khiến cả đất nước chú ý, đồng thời kêu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Tăng Thanh Hà "trẻ hóa" với mốt hot nhất 2025, nàng ngoài 30 tuổi học theo cực dễ
Phong cách sao
12:44:11 21/05/2025
Thuỳ Tiên và 1 đàn chị ở tù, số phận hoa hậu đăng quang quốc tế còn lại ra sao?
Sao việt
12:41:02 21/05/2025
Đi Đà Lạt thế nào khi sân bay Liên Khương đóng cửa?
Du lịch
12:39:49 21/05/2025
Phụ nữ 50 tuổi: Ít tiền mà biết cách ăn mặc sẽ trẻ ra 10 tuổi, thanh lịch mà không lỗi mốt
Thời trang
12:13:23 21/05/2025
Mở phiên tòa xem xét kháng cáo của ông Trần Đình Triển
Pháp luật
12:08:12 21/05/2025
Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích
Tin nổi bật
12:06:05 21/05/2025
Guardiola rơi nước mắt khi De Bruyne nói lời chia tay Man City
Sao thể thao
11:52:08 21/05/2025
Honda SH 350i 2025 nhập khẩu từ Ý: Đẳng cấp xe ga với giá tương đương 175 triệu đồng
Xe máy
11:23:46 21/05/2025
Mercedes-Benz ra mắt siêu phẩm AMG SL 63 S E PERFORMANCE hơn 800 mã lực
Ôtô
11:22:26 21/05/2025
Lần nào gia đình liên hoan, con gái cũng đến khi mọi người đã ăn được một nửa bữa, biết nguyên nhân mà tôi chết lặng
Góc tâm tình
11:20:14 21/05/2025