Phố ‘hàng độc’ ở Buôn Đôn
Những ngày cuối tuần, khách đến Buôn Đôn (Đăk Lăk) nườm nượp. Người ta đến để được ngắm voi, cưỡi voi và quan trọng hơn vì không cưỡng được lời đồn đại rằng Buôn Đôn bày bán rất nhiều loại… hàng độc!
Anh Hùng năm nay 33 tuổi (ngụ phường Long Bình, quận 9, TP HCM) tuy được sinh ra và lớn lên ở thành phố nhưng lại rất “máu rừng”, cụ thể hơn là máu cái vụ săn đồ rừng để làm vật lưu niệm bày biện trong tư gia. Trong phòng riêng của mình, Hùng bày rất nhiều đồ độc có xuất xứ từ rừng núi như đầu sừng sơn dương, heo rừng, nai cà-tông (loài to lớn có cặp sừng chẻ thành nhiều nhánh). Cùng đó là vô số nanh vuốt mãnh thú, có cả mấy con trăn, rắn hổ chúa, báo, mèo rừng, đại bàng… nhồi bông trông cứ như thật!
Cận cảnh bộ sưu tập khủng của một dân chơi.
Hùng tự hào khoe bộ sưu tập đồ rừng được anh thu nhặt từ nhiều chuyến du lịch, du khảo ở khắp cánh rừng Tây Bắc và Tây Nguyên, chủ yếu từ vùng rừng của quê hương đất đỏ bazan màu mỡ. Hùng không nhớ đã bao lần lội rừng Tây Nguyên, trong đó Đăk Lăk là địa bàn tới lui thường xuyên và Buôn Đôn là tâm điểm nhằm “săn đồ độc”.
“Hàng rừng ở Buôn Đôn dữ thần lắm, ông muốn gì, muốn con nào, muốn trong tình trạng nào cũng được các chủ quầy hàng chuyên bán đồ lưu niệm đáp ứng tận răng, miễn là chịu chi. Ví như loài báo hoa mai, ông muốn da có da, muốn nanh vuốt có nanh vuốt, muốn nhồi bông có nhồi bông, muốn có bộ xí quách để ninh cao bồi bổ sức khỏe cũng có nốt… Nói chung là đồ rừng ở Buôn Đôn rất phong phú, việc mua bán dễ dàng nên tôi thường xuyên tới lui nơi này săn hàng là vậy”, Hùng giải thích.
Hùng kéo khách đến trước chiếc tủ kính âm tường sâu khoảng 40 cm, dài gần 3 m, khung viền được ốp gỗ pơ-mu lên nước bóng loáng, bên trong có hơn chục “đầu lâu” còn nguyên bộ răng hàm lẫn răng nanh mà theo lời Hùng toàn thú dữ như gấu, cọp, beo, heo rừng. Những cái sọ thú ấy có cái úa màu thời gian với màu ngà trầm lắng nhưng cũng có cái trắng hếu, chứng tỏ đó là “hàng” mới chứ không phải đồ lâu năm. Hùng bỏ nhỏ “toàn hàng Buôn Đôn không đấy!”.
Video đang HOT
Chỉ vào cái sọ thú trắng hếu có 4 răng nanh, Hùng bảo hôm hay tin vua săn voi Amakông qua đời, anh lên Đăk Lăk để đưa tiễn ông vua không ngai cuối cùng trên đất Tây Nguyên về nơi an nghỉ cuối cùng và nhân thể tuyển cái sọ này. “Đây là sọ của một con báo. Tôi mua nó với giá 4 củ (4 triệu đồng). Cũng cái sọ này nhưng đám con buôn ở phố rao giá đến hơn chục củ. Nó quý ở chỗ hổng mất cái răng nào, đặc biệt là mấy cái răng nanh nhọn sắc như dao cạo”.
Tại Buôn Đôn, hầu như quầy hàng lưu niệm nào cũng bày bán lông đuôi voi hay nhẫn xỏ lông đuôi voi. Người ta tin rằng lông đuôi voi là biểu tượng của sự may mắn và thủy chung. Ai đeo nhẫn vận may sẽ đến liên tục và với những đôi lứa đang yêu nhau, nếu chàng trai (cô gái) tặng cho người tình chiếc nhẫn lông đuôi voi thì chẳng lo người tình phản bội, hay chơi trò bắt cá 2 tay. Bị người bán “thuốc” như thế nên thiên hạ tin ầm ầm, ai đến Buôn Đôn cũng mua ít nhất một cái lông đuôi voi với giá 100.000-200.000 đồng (tùy mức độ dài ngắn) về xỏ nhẫn hay tặng người thân mà không hề biết đó là… đồ dỏm.
Bên cạnh mặt hàng chủ lực là lông đuôi voi, những gì liên quan đến thú dữ có tên trong Sách đỏ Việt Nam được bày bán la liệt tại Buôn Đôn. Tại kiốt của bà Xuân, thấy khách dán mắt vào nhúm lông đuôi voi song tỏ ý không mặn mà, bà chủ lên giọng trấn an và quả quyết lông đuôi voi thiệt chứ không phải giả. Để chứng minh, bà Xuân thọc tay vào hộc tủ lấy ra một mẫu đuôi voi khô đét với tua tủa lông rồi hắng giọng: “Mua đồ của chị em an tâm tuyệt đối, hàng từ đuôi voi thứ thiệt chứ không phải hàng dỏm. Mua cái thứ này nếu em lơ ngơ dễ bị người ta thuốc lắm!”.
Thấy khách chẳng đoái hoài đến cái vụ lông đuôi của những ông Bồ (voi rừng – cách gọi của người Chơro) nên bà Xuân thay đổi chiến thuật. Kéo khách vào trong, bà này dừng lại trước chiếc tủ kính bên trong lổn nhổn các mặt hàng lưu niệm từ voi rừng như nịt da voi, lược xương voi, tẩu hút thuốc bằng xương voi, thậm chí có cả những mặt hàng bằng ngà voi được chạm khắc đủ kiểu. Bà Xuân tiếp tục khẳng định tất cả mặt hàng này đều từ voi chính hiệu và quảng cáo: “Nịt da voi chắc chắn, càng sử dụng lâu càng lên nước bóng loáng. Lược từ xương voi, ngà voi là thứ quý hiếm ngày trước chỉ vua chúa mới được dùng, nó có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp xua đuổi tà khí, giúp ổn định nhịp tim nên người giàu có thường đeo còng ngà voi là vậy”.
“Phụ tùng của heo rừng, gấu, cọp, voi… muốn gì có nấy”.
Nếu như kiốt của bà Xuân và một số người khác chuyên các mặt hàng về voi thì tại quầy hàng mỹ nghệ của người đàn ông tên Minh chỉ cách quầy của bà Xuân mươi bước chân bày bán đủ loại thủ cấp của mãnh thú Buôn Đôn. Ông Minh bày trong quầy hàng của mình hầu như chẳng thiếu “cơ phận” của con gì, tất nhiên là những loài thú nổi tiếng đẹp, có sức mạnh vô song, được người đời hăng hái săn lùng, như: gấu, cọp, beo, voi… Đa phần món hàng độc ấy là nanh vuốt và đặc biệt hơn có những cái đầu lâu thú hoang nguyên hộp sọ, bộ xương hàm cùng răng nanh tua tủa.
Vờ bảo mấy thứ này thường, hỏi rằng có món gì độc hơn, ông Kiên, chủ quầy hàng lưu niệm tại lối vào cầu treo bắc sang đảo Ây-Nô, trọng điểm tham quan của Buôn Đôn, lên giọng: “Muốn beo rừng, da hổ, gấu nhồi bông gì cũng ok. Có điều giá hơi đắt sợ chú em mày theo không nổi”…
Beo, gấu, cọp, voi, voọc… đều là những loài thú quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt là cọp và voi, không chỉ được Sách đỏ Việt Nam mà còn cả Sách đỏ thế giới liệt vào nhóm động vật hoang dã nguy cấp đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, giết hại, mua bán dưới mọi hình thức. Thế nhưng tại Buôn Đôn, sự thể hoàn toàn trái ngược. Người ta mặc sức bày bán các mặt hàng liên quan đến cơ thể của 2 loài này một cách công khai, ầm ĩ mà chẳng gặp bất kỳ sự cấm cản nào.
Trò chuyện về những mặt hàng độc từ mãnh thú trong khi những người bán khẳng định “rừng chính hiệu” thì nhiều người dân sở tại ôm bụng cười với lời khuyên đừng dại trả tiền thật rinh đồ dỏm. “Voi ở Buôn Đôn giờ chỉ còn khoảng 50 con, mỗi con chỉ có 200-300 sợi lông đuôi. Nhổ một sợi lông đuôi sẽ làm voi đau đớn, vết thương chảy máu, thịt thối, voi sẽ đau bệnh nên đâu có chuyện chủ voi nhổ lông đuôi bán cho khách”, nài voi Y Nul 31 tuổi, bật mí.
Theo Y Nul, có thể lấy chuyện lông đuôi voi giải thích cho hàng loạt chuyện nanh vuốt, sọ thú được bày bán ở khu du lịch: “Lông đuôi voi được đúc từ nhựa tổng hợp. Và nanh vuốt thì cũng được chế biến theo công thức đó. Chứ cọp làm gì còn mà ai cũng bán, khách mua bao nhiêu cũng có”.
Theo VNE
Kiểm lâm "đánh nhau" với kiểm lâm nhưng lại "chơi" với lâm tặc
Trong báo cáo gửi Tổng cục Lâm nghiệp mới đây, lãnh đạo mới của VQG Yók Đôn (Đắc Lắc) đã đề cập tình trạng yếu kém năng lực, quan hệ với lâm tặc, vụ lợi và mất đoàn kết nội bộ trong đội ngũ kiểm lâm, đặc biệt là ban lãnh đạo vườn. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến rừng bị tàn phá...
Kiểm lâm tẩu tán gỗ
VQG Yók Đôn được biên chế 226 cán bộ, công chức trong đó có 173 kiểm lâm viên làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tận gốc ở 14 trạm kiểm lâm và 2 đội kiểm lâm cơ động. Thế nhưng, Yók Đôn vẫn là khu rừng bị tàn phá nặng nề nhất trong hệ thống rừng đặc dụng của quốc gia. Có năm, số cây lớn bị chặt hạ được thống kê lên đến gần 1.000 cây - như năm 2007. Các loài thú quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng liên tiếp bị sát hại, kể cả voi, bò rừng... Thực trạng này có nguyên nhân khách quan, nhưng cũng xuất phát từ vấn đề năng lực, phẩm chất của ban lãnh đạo và đội ngũ kiểm lâm vườn.
Từ năm 2011, ông Đoàn Xuân Thiện - Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy vườn - đã bị Huyện ủy Buôn Đôn kỷ luật với hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng. Theo hồ sơ thì ông Thiện đã tổ chức thu gom gỗ tang vật khi chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tự ý dùng gỗ tang vật trả công cho người thu gom, chiếm đoạt gỗ tang vật...
Ông Hoàng Văn Xuân - Phó Giám đốc VQG Yók Đôn - cũng từng bị báo chí phản ánh đã chỉ đạo thuộc cấp bớt gỗ tang vật để ngoài sổ sách, đưa vào xưởng cưa.
Trong cuộc họp về công tác bảo vệ rừng ở VQG Yók Đôn mới đây, ông Trần Văn Nhượng - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn - bức xúc: "Kiểm lâm VQG thông đồng với lâm tặc tẩu tán tang vật, thậm chí lấy tang vật làm của riêng".
Mới đây, lãnh đạo VQG Yók Đôn lại miễn nhiệm 1 trạm trưởng, 2 trạm phó kiểm lâm, buộc thôi việc một kiểm lâm viên câu kết với lâm tặc phá rừng. Đó là kiểm lâm viên Hồ Văn Huy - con trai nguyên PGĐ Hồ Văn Cầu - người vừa được điều về Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp làm chuyên viên.
Hiện trường vụ khai thác gỗ trái phép trong VQG Yók Đôn.
Chống nhau hơn chống... lâm tặc
Câu chuyện cho thấy nội bộ VQG Yók Đôn mất đoàn kết vừa xảy ra hôm 16.11. Trong khi trục vớt 45 hộp gỗ hương và gõ đỏ do lâm tặc cất giấu dưới sông Sêrêpốk, ông Nguyễn Văn Hào - Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động số 2 - cho biết: "Được sự chỉ đạo của lãnh đạo hạt (GĐ VQG Yók Đôn kiêm Hạt trưởng Kiểm lâm - NV), chúng tôi tuần tra dọc bờ sông và phát hiện số gỗ này".
Còn PGĐ Hoàng Văn Xuân lại khẳng định: "Cách đây một tuần, tôi đã nghe báo cáo lâm tặc giấu gỗ ở bờ sông, bờ suối gì đó rồi, tôi cho anh em kiểm tra thì phát hiện 15 cây tại tiểu khu 447 bị chặt. Khi lâm tặc mới vào rừng, tôi chỉ đạo trưởng phòng, phó phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế phục bắt nhưng không được". PV hỏi sao lại cử phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế mà không phải kiểm lâm, ông Xuân nói đã ăn lương kiểm lâm thì bắt lâm tặc là đương nhiên.
PV đề nghị hỏi ông Hào có thông tin gì không? Ông Xuân: "Anh Hào không biết. Anh Hào nhà ở ngay cổng vườn. Tôi đã nhắc nhở anh Thành là anh sử dụng anh Hào kiểu gì thì tùy anh, nhưng sử dụng quá là không ổn. Anh Thành rất tin tưởng anh Hào, nhưng anh Hào chỉ là lính, lính trong vườn này thôi". Đây chỉ là một chuyện nhỏ.
Năm 2011, tại tiểu khu 434 có vụ chặt hạ hơn 30 cây gỗ hương đường kính gốc 0,5 - 1m, khối lượng gỗ thiệt hại khoảng 100m3. Ông Đoàn Xuân Thiện - lúc đó là Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy vườn - đã có đơn tố cáo lãnh đạo vườn phớt lờ vụ này. Khi biết đoàn kiểm tra của Tổng cục Lâm nghiệp chuẩn bị vào, kiểm lâm mới vội thu gom cành ngọn, đốt gốc để... phi tang trách nhiệm.
Vào thời điểm "nhạy cảm", báo chí cũng phản ánh PGĐ Hoàng Văn Xuân ghi âm điện thoại chuyển cho lãnh đạo huyện Buôn Đôn nhằm hạ uy tín của một PGĐ khác. Nói chung, các phe cánh khác nhau ở VQG Yók Đôn luôn biết sử dụng việc mất rừng để bắt bẻ, tố cáo, hạ bệ lẫn nhau. Nhưng cũng nhờ vậy, một phần sự thật về thảm trạng mất rừng, phẩm chất cán bộ ở VQG Yók Đôn mới được phơi bày.
(Còn tiếp)
Vụ khai thác 15 cây gỗ quý: Xem xét kỷ luật 6 cán bộ kiểm lâm
Chiều 21.11, ông Y Rít Byăh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chi cục trưởng Kiểm lâm Đắc Lắc - cho biết, đã đề nghị Vườn quốc gia (VQG) Yók Đôn báo cáo vụ 15 cây gỗ giáng hương và gõ đỏ ở tiểu khu 447 bị lâm tặc khai thác trái phép, xẻ hộp và cất giấu dưới sông Sêrêpốk. Đây là số gỗ được kiểm lâm VQG Yók Đôn vô tình phát hiện.
Ông Trần Văn Thành - quyền Giám đốc VQG Yók Đôn - cũng cho biết, đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm vườn khẩn trương tính toán khối lượng, mức độ thiệt hại để xem xét khởi tố vụ án hình sự, chuyển cơ quan điều tra. Lãnh đạo VQG Yók Đôn cũng đang xem xét kỷ luật 6 cán bộ Trạm Kiểm lâm số 9 do thiếu tinh thần trách nhiệm, để lâm tặc khai thác gỗ trái phép với số lượng lớn. Trước mắt, lãnh đạo vườn đã tạm đình chỉ công tác thời hạn 15 ngày đối với trạm trưởng và 2 trạm phó để kiểm điểm trách nhiệm. Thống kê ban đầu của Hạt Kiểm lâm VQG Yók Đôn, số gỗ trên có khối lượng trên 8,3m3 (quy tròn). Đ.T.K
Theo laodong
Cược tính mạng với nghề săn rắn độc Nếu như trước đây khi thấy rắn bò trước mặt, mọi người hốt hoảng kêu la bỏ chạy, thì nay họ bất chấp hiểm nguy, thậm chí nhiều người xem như nhặt được vàng, nhất là đối với những người chuyên bắt rắn. "Nghề" săn rắn độc đang rộ lên tại các làng quê trong tỉnh Phú Yên. Anh Tâm ở xã Xuân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiện trường ngổn ngang vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội

Dột ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Thi công không đảm bảo?

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg
Có thể bạn quan tâm

RHYDER bị "cướp" trước concert D-6, danh tính thủ phạm khó ngờ, fan đòi pass vé?
Sao việt
16:15:12 10/05/2025
7 pha hành động đỉnh cao của Tom Cruise trong "Nhiệm vụ: Bất khả thi"
Phim âu mỹ
16:01:17 10/05/2025
"Bố bự" dẫn cả 20 rapper leo thẳng top 1 trending, bản cypher khủng nhất Việt Nam quá chiến!
Nhạc việt
15:56:30 10/05/2025
Cán bộ từng điều tra vụ nữ sinh Vĩnh Long hé lộ tin sốc, phủ nhận 1 điều
Netizen
15:51:18 10/05/2025
Nga thông báo hoạt động của quân đội Ukraine trong thời gian ngừng bắn nhân Ngày Chiến thắng
Thế giới
15:51:17 10/05/2025
Tôi thay thế 4 món đồ trong bếp ở tuổi 50 và bất ngờ khi giảm được một nửa công việc nhà
Sáng tạo
15:01:24 10/05/2025
Con gái 15 tuổi của Triệu Vy bị miệt thị gây sốc
Sao châu á
14:58:52 10/05/2025
Sao nữ gọi Lisa là người chuyển giới từng làm vũ công thoát y, nhạc lười làm, thích "kiếm chuyện" với cả showbiz
Nhạc quốc tế
14:44:59 10/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, công suất 375 mã lực, 'uống xăng như ngửi', giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
13:13:13 10/05/2025
Giải pháp hạn chế tiết dầu cho da dầu vào mùa hè
Làm đẹp
12:34:30 10/05/2025