Phó Thủ tướng: Khuyến khích giữ gìn, sử dụng lại sách giáo khoa
Văn phòng Chính phủ mới có văn bản số 346/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.
Ảnh minh họa/internet
Thông báo ghi rõ: Sau khi nghe báo cáo của Bộ GD&ĐT – cơ quan thường trực của Hội đồng, ý kiến phát biểu của các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận như sau:
Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT là khâu đột phá trong đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đã được Chính phủ xác định lộ trình hoàn thành cơ bản vào năm 2020.
Bộ GD&ĐT tổng kết đánh giá kết quả đổi mới thi tốt nghiệp THPT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Sớm công bố phương án thi năm học 2021 và định hướng những năm tới đây để học sinh, nhà trường chủ động trong dạy và học.
Video đang HOT
Về sách giáo khoa, Phó thủ tướng giao Bộ GD&ĐT có văn bản quy định chặt chẽ việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo, xử lý nghiêm các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp ép buộc học sinh, phụ huynh mua sách tham khảo. Chỉ đạo các khâu liên quan khuyến khích giữ gìn, sử dụng lại sách giáo khoa để tiết kiệm cho xã hội.
Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển học liệu điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối, tạo kênh phân phối để sách giáo khoa đến tận tay học sinh, đảm bảo không thiếu sách giáo khoa, tiết kiệm và chống sách lậu.
Trước đó, PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: Giai đoạn 2021-2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT cơ bản giữ ổn định như năm 2020. Đặc biệt, năm 2021, Kỳ thi sẽ được tổ chức như năm 2020 cả về phương thức tổ chức thi, công tác đề thi, chấm thi và công bố kết quả thi. Do đó, các nhà trường yên tâm tổ chức dạy học.
Công khai để chặn bớt nạn lạm thu tại các trường học
Mùa tựu trường năm nay, bên cạnh những âu lo mới về sự an toàn của học sinh mùa dịch COVID-19 và các tai nạn liên tiếp xảy ra trong khuôn viên trường học, phụ huynh lại tiếp tục đối diện với mối lo trường kỳ là tình trạng lạm thu, loạn thu tiền trường.
Tệ nạn này tồn tại công khai, kéo dài ở nhiều nơi, tiếng kêu than của phụ huynh nghèo, cận nghèo phải chạy ăn từng bữa như rơi vào chốn thinh không.
Đồng hành với nạn lạm, loạn thu là tình trạng kinh doanh trong trường học cũng ngày càng phát triển, kiểu như biến nhà trường thành "chợ... trường", bởi đủ kiểu bán mua trá hình. Bán từ vở, bán sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn, bán dụng cụ học tập, bán bìa bao, nhãn vở; bán đồng phục, bán logo, bảng tên...
Có không ít trường, đặt bày ra quy định như thể "luật con" trong nhà trường, để biến học trò thành khách hàng bất đắc dĩ. Chẳng hạn, đồng phục học sinh thì bày ra khác kiểu, khác màu, thêm đai, thêm cầu vai...; đặt cả ra quy định đồng phục giày, dép, cặp, mũ; bày luôn ra "đồng phục...vở" (bìa có hình ảnh do trường phối hợp với nhà buôn để in)...
Lễ khai giảng năm học mới tại một trường học ở thành phố Nha Trang, Khánh Hoà. Ảnh: Đại Đoàn kết
Trong sản xuất, kinh doanh thì trẻ em, học sinh là nhóm khách hàng luôn được các nhà sản xuất, kinh doanh quan tâm. Còn ngành giáo dục các cấp và trường học là nơi tập trung, quản lý, có thể tác động, chi phối phân khúc khách hàng đặc biệt này. Trường học, ngành giáo dục các cấp vì thế đã trở thành thị trường, mà các nhà kinh doanh muốn tìm cách "xông vào".
Không ít quyết định, công văn của ngành giáo dục và trường học mang bóng dáng của sự "xông vào" này. Hiện trạng hợp tác, tài trợ biến hóa và phát triển nở rộ trong lĩnh vực giáo dục, trường học ở nhiều nơi từ sau khi có Thông tư 29/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 10.9.2012.
Đến năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư 16/2018 ngày 3.8, để thay thế, điều chỉnh, hạn chế những bất cập, khả năng "vượt rào" trong các hoạt động "tài trợ cho các cơ sở giáo dục", quy định tại thông tư ban hành từ năm 2012. Thế nhưng, cho đến nay, những tiếng kêu của phụ huynh ở không ít nơi về nạn lạm thu, loạn thu đủ kiểu với học sinh vẫn chưa dứt.
Ngay đầu năm học 2020 - 2021, nhiều phụ huynh một số nơi vẫn còn phản ứng gay gắt việc bị lạm thu, bị nhà trường lập lờ bắt buộc mua sách giáo khoa kèm trọn bộ sách tham khảo dành cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục mới.
Trong nhiều năm, Bộ và Sở Giáo dục và đào tạo nhiều nơi đều có những văn bản chỉ đạo, quy định nhằm ngăn chặn các tình trạng kể trên nhưng đến nay vẫn chưa dứt kêu ca, phản ứng của phụ huynh... Phải chăng, các cấp quản lý giáo dục và đào tạo đã "bó tay", "hết phép" để xử lý dứt điểm vấn nạn này?
Thực tế cho thấy không hẳn vậy. Tại Khánh Hòa, từ mấy năm qua, nạn loạn quy định đồng phục và nạn bán sách, vở, dụng cụ học tập... ở hầu hết trường học trong toàn tỉnh đã được khống chế hiệu quả. Kể từ năm 2014, Sở Giáo dục và đào tạo Khánh Hòa đã có văn bản quy định cụ thể về đồng phục học sinh: yêu cầu các trường trong toàn tỉnh, trừ các trường ngoài công lập, thực hiện đồng phục học sinh theo kiểu truyền thống (quần hoặc váy màu xanh mực, áo trắng). Và, các đơn vị, trường học không tổ chức các dịch vụ may, bán quần áo học sinh, bán sách giáo khoa...
Khi chuẩn bị năm học 2020 - 2021, Sở Giáo dục và đào tạo Khánh Hòa ban hành văn bản "cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư 55/2011 ngày 22.11.2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo".
Đồng thời, trước khi các trường họp phụ huynh đầu năm học, ngày 11.9.2020, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Võ Hoàn Hải đã có văn bản chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trực thuộc trong toàn tỉnh "niêm yết công khai các khoản thu và phụ thu tại bảng tin, website của đơn vị và thông báo tất cả các khoản thu đến từng phụ huynh học sinh".
Việc công khai tất cả các khoản thu của học sinh theo quy định, các khoản phụ thu, "thu hộ"..., kể cả các quy định, yêu cầu của nhà trường, của giáo viên từng lớp đối với học sinh liên quan đến tài chính, mua sắm lên trang website nhà trường hay lên trang thông tin của phòng Giáo dục và đào tạo là hoàn toàn có điều kiện thực hiện. Vì hiện nay, hầu như trường nào cũng có website, phòng Giáo dục và đào tạo nào cũng có trang thông tin.
Bắt buộc công khai nội dung thu tiền trong trường học như Khánh Hòa đang làm là một cách góp phần hạn chế, ngăn ngừa việc lợi dụng, lạm thu tiền học sinh tại các trường học. Dù rằng vẫn còn những quan chức, đơn vị tìm cách né tránh thực thi hoặc chỉ thi hành biện pháp công khai trên đây theo kiểu đối phó nhưng đó cũng là một kênh để nhận diện các trường hợp cần phải kiểm tra, xử lý nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người học. Nếu cách làm tích cực này của Khánh Hòa - và chắc là vài nơi khác nữa chưa thể kể hết - được nhân rộng ra thì nạn lạm thu, loạn thu trong trường học sẽ sớm được khắc phục triệt để.
Đổi mới giáo dục: Quá trình lâu dài nhưng kết quả bước đầu có nhiều nỗ lực Quá trình đổi mới giáo dục đã làm được rất nhiều việc, như đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới thi cử, đánh giá học sinh, đổi mới chương trình và SGK... Trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Văn hóa, giáo dục,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
Pháp luật
23:54:10 15/05/2025
Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh
Thế giới
23:54:03 15/05/2025
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính
Phim việt
23:30:48 15/05/2025
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!
Nhạc việt
23:24:45 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
Sao việt
23:10:57 15/05/2025
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo
Sao châu á
23:04:07 15/05/2025
Vừa mở miệng bàn chuyện chia tài sản, bố chồng đã nổi nóng đập bàn, tuyên bố một câu sắc lạnh
Góc tâm tình
22:56:08 15/05/2025
Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối
Tin nổi bật
22:52:44 15/05/2025
Jennifer Lopez gặp sự cố trước Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ
Nhạc quốc tế
22:40:48 15/05/2025
Justin Bieber nợ quản lý cũ gần 230 tỉ đồng
Sao âu mỹ
22:34:03 15/05/2025