Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không trì hoãn lộ trình thi THPT quốc gia trên máy tính

Dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020; Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra một số vấn đề “ nóng ”của giáo dục; Thay đổi đơn vị quản lý cung cấp phôi văn bằng, chứng chỉ… là những vấn đề giáo dục được dư luận quan tâm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không trì hoãn lộ trình thi THPT quốc gia trên máy tính - Hình 1

Dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020 của Bộ GD&ĐT nhận được sự ủng hộ. (Ảnh minh họa)

Kỳ thi THPT quốc gia và những thay đổi sau năm 2020

Tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, sáng 25/9, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020 của Bộ GD&ĐT nhận được sự ủng hộ.

Theo đó, giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi và đặc biệt là phương thức tổ chức thi trên máy tính.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không trì hoãn lộ trình thi THPT quốc gia trên máy tính - Hình 2

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, sáng 25/9.

Ngoài hạ tầng, phần mềm, hệ thống vận hành phải tính toán, tránh khâu quản lý vận hành không thống nhất, trục trặc. Cần đặc biệt quan tâm đến năng lực tổ chức thực hiện thi, bởi máy móc không thể thay thế con người; không quá nhấn mạnh vai trò của máy móc mà nhẹ về phần chuẩn bị, đặc biệt đội ngũ cán bộ khảo thí.
Dù công nghệ tốt, nhưng quản lý không tốt có thể lại là kẽ hở cho tiêu cực. Do đó, cần quan tâm chuẩn bị cả đội ngũ khảo thí.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT phải bảo đảm tiến độ chuẩn hoá, cập nhật, mở rộng ngân hàng đề thi, không trì hoãn lộ trình tổ chức thi trên máy tính.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ tiếp thu và chỉnh sửa để hoàn thiện đề xuất phương án thi sau 2020. Phương án này được tính toán cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, có căn cứ chắc chắn và lộ trình phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường về số lượng và đảm bảo chất lượng cho ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa tối đa. Giai đoạn đầu sẽ thi trên giấy và trên máy tính nhưng từng bước sẽ tăng dần thi trên máy tính để tiệm cận xu hướng thế giới . Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hạ tầng kỹ thuật, phầm mềm không phải điều quá khó trong tổ chức thi trên máy tính. Tuy nhiên, hệ thống vận hành cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh các vấn đề có thể xảy ra.

Video đang HOT

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không trì hoãn lộ trình thi THPT quốc gia trên máy tính - Hình 3

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên họp.

“Không máy móc nào thay thế được con người, máy tính tốt, phần mềm tốt nhưng đội ngũ cán bộ không được chuẩn bị tốt, tâm thế tốt, kỹ thuật tốt thì vẫn có thể dẫn đến những sai sót, sự cố đáng tiếc. Năng lực tổ chức thi của các cán bộ là điều chúng tôi đặc biệt quan tâm và tới đây sẽ tăng cường chất lượng đội ngũ khảo thí” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Để thực hiện thi trên máy cần trước hết là ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phải tăng cả về số lượng và chất lượng.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng cho rằng kỳ thi trong 5 năm qua có những ưu thế như: Đánh giá kết quả học tập của học sinh khách quan, trung thực hơn; cơ hội vào học đại học, cao đẳng của thí sinh mở rộng hơn, phù hợp với nguyện vọng hơn; học sinh bớt học tủ, học lệch, bớt lò luyện thi; giảm đáng kể áp lực cho học sinh, gia đình học sinh và xã hội ; việc thi trắc nghiệm gắn với đổi mới phương pháp dạy học.

Về xây dựng phương án thi cho giai đoạn sau năm 2020, phương án hiện nay cơ bản là tốt, nên tiếp tục, nhưng có cải tiến cần thiết để phù hợp với lộ trình tự chủ đại học, đổi mới dạy học ở phổ thông, đổi mới công tác dạy nghề, phân luồng và xa hơn nữa là đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đổi mới theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế để làm giảm sự can thiệp không cần thiết của con người.

Với việc thi trên máy tính, “Tinh thần là tạo điều kiện tối đa cho các cháu không có chuyện các cháu chưa quen với máy tính lại phải thi máy tính hoặc hay dùng loại máy tính này nhưng thi trên loại máy tính khác” – Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không trì hoãn lộ trình thi THPT quốc gia trên máy tính - Hình 4

Ảnh minh họa.

Thanh tra một số vấn đề “nóng” của ngành GD

Trong tuần qua, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm vừa ký quyết định thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra công tác quản lý nhà nước về sách giáo khoa, quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục và đào tạo của Bộ GD&ĐT; đội ngũ nhà giáo, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo…

Thanh tra Chính phủ cũng thanh tra việc thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục tại 5 Bộ (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên – môi trường, Bộ Thông tin – truyền thông) và UBND 12 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau.

Thời kỳ thanh tra từ năm 2014 đến hết năm 2018, khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên. Thời hạn thanh tra 80 ngày làm việc thực tế.

Đoàn thanh tra gồm 14 thành viên do ông Phan Thăng Long – thanh tra viên cao cấp, phó vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ – làm trưởng đoàn và ông Trần Quốc Dũng cùng ông Ngô Đình Long, thanh tra viên chính (thuộc Vụ III), làm phó đoàn.

Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra được giao nhiệm vụ giúp tổng thanh tra giám sát cuộc thanh tra.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không trì hoãn lộ trình thi THPT quốc gia trên máy tính - Hình 5

Ảnh minh họa

Thay đổi đơn vị quản lý cung cấp phôi văn bằng, chứng chỉ

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định chuyển đổi đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý cung cấp phôi văn bằng, chứng chỉ.

Theo đó, chuyển giao nhiệm vụ quản lý cung cấp phôi văn bằng, chứng chỉ từ Văn phòng về Cục Quản lý chất lượng. Việc này có hiệu lực ngay từ ngày ký (20/9).

Theo Quyết định này, chuyển giao nhiệm vụ quản lý cung cấp phôi văn bằng, chứng chỉ nêu tại khoản 2, điều 4, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 2077/CĐ-BGDĐT ngày 19/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT từ Văn phòng về Cục Quản lý chất lượng.

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Việc thay đổi đơn vị quản lý cấp phôi bằng nhằm tránh tối đa tình trạng thiếu kết nối trong các đơn vị trực thuộc Bộ, dẫn đến sai sót trong khâu kiểm soát văn bằng.

Kim Thoa

Theo GDTĐ

Thi trên máy tính: Cần có lộ trình chắc chắn

Với việc thi trên máy tính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải có lộ trình để thực hiện trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho học sinh; làm thận trọng trên quy mô nhỏ để đánh giá và có lộ trình mở rộng dần.

Thi trên máy tính: Cần có lộ trình chắc chắn - Hình 1

Phiên họp sáng 25-9

Tại phiên họp này 25-9 của Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì để nghe Bộ GD-ĐT báo cáo dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020, nhiều ý kiến thống nhất cần áp dụng công nghệ vào kỳ thi; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn về cơ sở vật chất, ngân hàng đề thi.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - bày tỏ ủng hộ dự thảo phương án của Bộ GD-ĐT nhưng để triển khai thi trên máy tính, cần chuẩn bị về địa điểm thi, hạ tầng, trang thiết bị. Cùng với đó là xây dựng ngân hàng đề thi - đây là việc khó, cần huy động trí tuệ rộng rãi. Năng lực của cán bộ tham gia tổ chức thi và các thầy cô giáo cũng phải được quan tâm; chú trọng bồi dưỡng đội ngũ về ngoại ngữ, năng lực công nghệ thông tin, tập huấn cho đội ngũ trước kỳ thi.

GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề nghị cần phải xem tác động đối với xã hội, người học. "Muốn hay không muốn cũng phải đưa công nghệ vào nhưng cần quan tâm các điều kiện đảm bảo tính khả thi: hình thức tổ chức ra sao, ngân hàng đề thi như thế nào, hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị và cuối cùng là các chế tài và lộ trình thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam", GS Nguyễn Văn Minh nói.

Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn ủng hộ áp dụng công nghệ vào kỳ thi và cho rằng việc này cần làm khẩn trương nhưng có lộ trình từng bước chắc chắn. "Nếu đến năm 2025, chúng ta cơ bản áp dụng thi trên máy tính thì đó là thành công lớn mà nhiều nước chưa làm được" - ông Hoàng Minh Sơn cho hay.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thanh Long đồng tình có lộ trình phù hợp áp dụng thi trên máy tính; đồng thời cho rằng cần sớm hoàn chỉnh ngân hàng đề thi và có cập nhật, bổ sung hàng năm. Lộ trình đổi mới, hoàn thiện kỳ thi cần được công bố để người dân hiểu rõ.

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới đề nghị, cần cải tiến nội dung đề thi theo hướng đánh giá được năng lực người học, như kiểu thi PISA, tránh chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ kết hợp thi trên giấy và trên máy tính, tăng dần thi trên máy ở nơi có điều kiện. Để thực hiện thi trên máy cần trước hết là ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa, phải tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngoài hạ tầng, phần mềm, hệ thống vận hành phải tính toán, tránh khâu quản lý vận hành không thống nhất, trục trặc. Cần đặc biệt quan tâm đến năng lực tổ chức thực hiện thi, bởi máy móc không thể thay thế con người; không quá nhấn mạnh vai trò của máy móc mà nhẹ về phần chuẩn bị, đặc biệt đội ngũ cán bộ khảo thí.

"Dù công nghệ tốt, nhưng quản lý không tốt có thể lại là kẽ hở cho tiêu cực. Do đó, cần quan tâm chuẩn bị cả đội ngũ khảo thí. Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các sở GD-ĐT kiện toàn đội ngũ này, tăng cường cả về năng lực và phẩm chất để khi áp dụng công nghệ vào thì phải chắc chắn", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp và tiếp tục xin ý kiến để hoàn thiện phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020.

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm cần làm chắc chắn, nhưng cũng phải rất tích cực. Phải chuẩn bị kỹ phương án trước khi lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Với việc thi trên máy tính, Phó Thủ tướng cho rằng cần phải có lộ trình để thực hiện trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho học sinh; làm thận trọng trên quy mô nhỏ để đánh giá và có lộ trình mở rộng dần.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngân hàng đề thi phải làm tích cực hơn, làm sao huy động được nhiều nguồn lực cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi; nhưng không vì ngân hàng câu hỏi mà trì hoãn việc tổ chức thi trên máy.

Theo SGGP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một phụ nữ ở TPHCM bị 8 người đàn ông hiếp dâmMột phụ nữ ở TPHCM bị 8 người đàn ông hiếp dâm
18:36:58 25/05/2025
Xe địa hình chở 8 người tuột xuống hồ, 1 nữ du khách tử vongXe địa hình chở 8 người tuột xuống hồ, 1 nữ du khách tử vong
21:35:50 25/05/2025
Streamer 2 lần mắc ung thư được cầu hôn gây xúc động: 7 năm, 9 lần từ chốiStreamer 2 lần mắc ung thư được cầu hôn gây xúc động: 7 năm, 9 lần từ chối
20:11:08 25/05/2025
Đã tìm thấy thi thể bé gái 11 tuổi bị nước cuốn trôiĐã tìm thấy thi thể bé gái 11 tuổi bị nước cuốn trôi
21:38:02 25/05/2025
Hoa hậu Anh tố Miss World ép tiếp rượu tài trợ, bỏ thi, Dì Ly vội lên tiếngHoa hậu Anh tố Miss World ép tiếp rượu tài trợ, bỏ thi, Dì Ly vội lên tiếng
21:28:45 25/05/2025
TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạnTPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn
18:46:49 25/05/2025
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
21:39:41 25/05/2025
Sao nam Vbiz kết hôn bí mật với bạn gái ngoài ngành, đáp trả căng đét tin đồn lấy vợ để che đậy giới tínhSao nam Vbiz kết hôn bí mật với bạn gái ngoài ngành, đáp trả căng đét tin đồn lấy vợ để che đậy giới tính
19:34:13 25/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn

Phim châu á

23:34:22 25/05/2025
Doraemon: Nobita và Cuộc Phiêu Lưu Vào Thế Giới Trong Tranh là một phần phim điện ảnh hiếm hoi vừa giữ trọn chất thơ của thương hiệu Doraemon, vừa thổi vào đó làn gió hội họa mới mẻ và mê hoặc.
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện

Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện

Hậu trường phim

23:17:11 25/05/2025
Mối quan hệ giữa hai nhân vật do Chung Hán Lương và Tiêu Chiến thủ vai trong phim mới đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều về khoảng cách tuổi tác.
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025

Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025

Phong cách sao

23:10:28 25/05/2025
Dưới ánh đèn rực rỡ của Liên hoan phim Cannes 2025, nhiều cặp đôi nổi tiếng đã thu hút sự chú ý với phong cách thời trang ấn tượng trên thảm đỏ.
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công

Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công

Nhạc quốc tế

23:04:28 25/05/2025
Nhiều ngôi sao K-pop như G-Dragon (BIGBANG), Lisa, Rosé (Blackpink), Jungkook (BTS)... đã chứng minh sức hút không hề giảm khi hoạt động solo.
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non

Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non

Tv show

22:52:31 25/05/2025
Tập mới nhất Bạn muốn hẹn hò cùng Quyền Linh làm cầu nối thành công cho cặp đôi từng đổ vỡ hôn nhân tìm được hạnh phúc mới.
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang

Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang

Sao việt

22:48:54 25/05/2025
Từ những tin đồn hẹn hò râm ran thời gian qua, Hương Giang và Phú Cường bất ngờ diện đồ đôi, tay trong tay xuất hiện tại một sự kiện.
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng

Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng

Tin nổi bật

22:04:51 25/05/2025
Ngày 24/5, người đàn ông tham quan điện Thái Hòa, thuộc Đại nội Huế, trèo qua hàng rào bảo vệ, đập gãy một số bộ phận của ngai vàng. Sự việc khiến nhiều người phẫn nộ trong dư luận.
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'

Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'

Thế giới

21:27:14 25/05/2025
Chuyên gia về bệnh hô hấp nổi tiếng của Trung Quốc Chung Nam Sơn mới đây cho rằng các ca nhiễm Covid-19 ở nước này đang đạt đỉnh và sẽ bắt đầu giảm vào tháng tới.
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ

Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ

Sao âu mỹ

21:23:42 25/05/2025
Những đồn đoán về mối quan hệ rạn nứt giữa vợ chồng David Beckham và con trai cả Brooklyn tiếp tục thu hút sự chú ý của truyền thông.
McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'

McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'

Sao thể thao

21:03:32 25/05/2025
Sau khi rời MU, Scott McTominay đã có mùa giải đỉnh cao tại Napoli với chức vô địch Serie A. Tiền vệ người Scotland cũng đang có cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên cạnh Nữ hoàng nước Ý .
Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Pháp luật

20:38:27 25/05/2025
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam vì quảng cáo sai lệch kẹo Kera, lừa 30.000 người, che giấu vai trò cổ đông, trục lợi 7 tỉ đồng.