Phó tổng thống Mỹ công du châu Á, bàn về Biển Đông
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden sắp có chuyến thăm kéo dài một tuần tới Ấn Độ và Singapore, nơi giới chức cho hay ông sẽ bàn về các căng thẳng liên quan tới những tranh chấp ở Biển Đông.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chuyến thăm, bắt đầu vào ngày 21/7, là dịp để Nhà Trắng tái khẳng định cam kết đối với chính sách chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á và ông Biden sẽ thảo luận sự hợp tác kinh tế đang gia tăng với khu vực cũng như các chủ đề địa chính trị “ nóng” như Afghanistan.
Đáng chú ý, chuyến thăm cũng là cơ hội để vị phó tướng của Tổng thống Mỹ Barack Obama thảo luận với các lãnh đạo khu vực về cách giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông – một điểm nóng suốt thập niên qua.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Các nước cũng có tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này đã cáo buộc Bắc Kinh đang tăng cường ồ ạt các hoạt động quân sự nhằm giành quyền kiểm soát các đảo tranh chấp.
Ông Biden và chính quyền Obama “quan ngại về các hành động tại những khu vực này và ông Biden sẽ đề cập thẳng thẳn vấn đề đó khi tới châu Á”, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết hôm 19/7.
Trong khi có mặt tại Singapore, ông Biden sẽ thảo luận với các lãnh đạo nước này về “mong muốn sâu sắc của Washington nhằm đảm bảo rằng các tranh chấp này được giải quyết theo cách có thể thúc đẩy tự do hàng hải, sự ổn định và giải quyết xung đột, tránh sự hăm dọa, áp bức và gây hấn”.
Video đang HOT
Phó tổng thống Mỹ sẽ tới New Delhi trước tiên, nơi ông dự kiến có cuộc gặp với các lãnh đạo hàng đầu, gồm Thủ tướng Manmohan Singh và Tổng thống Pranab Mukherjee.
Chuyến thăm của ông Biden diễn ra sau khi Tổng thống Obama đề cử bà Nisha Desai Biswal làm trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Nam Á. Đây là lần đầu tiên một người Mỹ gốc Ấn đứng đầu bộ phận giám sát chính sách ngoại giao của Mỹ tại Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan.
Ấn Độ không tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại đang được 12 quốc gia tham gia đàm phán và ông Biden hi vọng tiến trình đàm phán sẽ hoàn thành vào năm nay.
Nhưng Singapore nằm trong số các nước tham gia đàm phán TPP và ông Biden sẽ tới đây vào ngày 25/7. Phó tổng thống Mỹ dự kiến sẽ gặp ban lãnh đạo của đảo quốc sư tử và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo sáng lập Singapore.
Theo Dantri
Học giả Singapore đề xuất cách tiếp cận mới ở Biển Đông
Phó Giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế (SIIA) của Singapore vừa đề xuất hai phương pháp tiếp cận mới cho ASEAN trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Để Biển Đông thực sự hết sóng, ASEAN còn cần phải nỗ lực rất nhiều, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc.
Trong bài viết đăng trên nhật báo Today của Singapore số ra ngày 13/7, Phó Giáo sư Simon Tay cho rằng tranh chấp tại Biển Đông không chỉ là mối đe dọa tiềm ẩn đối với 4 nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc ở Biển Đông, mà còn ảnh hưởng tới sự đoàn kết nói chung của khối trong bối cảnh ASEAN đang tiến gần tới mục tiêu thành lập Cộng đồng chung vào năm 2015.
Cũng theo bài việt, rút kinh nghiệm từ sau thất bại tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 năm ngoái ở Campuchia, hội nghị năm nay đã đạt được kết quả đáng khích lệ hơn nhiều nhờ nỗ lực rất lớn của nước chủ nhà Brunei cũng như quyết tâm hành động của tất cả các nước thành viên. Cụ thể, các ngoại trưởng ASEAN đã đạt được nhất trí với Trung Quốc về việc khởi động tiến trình tham vấn về đàm phán Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) từ tháng 9 tới.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Simon Tay, cuộc họp vào tháng 9 tới đây giữa các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc chỉ là bước tiến nhỏ trên chặng đường gian nan phía trước, vì rằng đây là cuộc "tham vấn" chứ không phải "đàm phán". Nói cách khác, cuộc họp tại Brunei vào tháng trước "không đưa ra giải pháp mà chỉ để vấn đề tạm ngừng một thời gian".
Vì thế, học giả Singapore đã đề xuất hai phương pháp tiếp cận mà theo ông ASEAN cần nghiên cứu áp dụng trong toàn bộ quá trình tiến tới COC.
Thứ nhất là tận dụng bối cảnh hợp tác Trung Quốc - ASEAN.
Kể từ khi được bổ nhiệm thay ông Dương Khiết Trì, tân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang cố giữ quan hệ với ASEAN được êm đẹp. Trong bối cảnh đó, ASEAN cần nhanh chóng tận dụng thời cơ và thể hiện sự hưởng ứng tích cực đối với quan điểm hữu hảo này.
Thái Lan cũng cần nêu cao vai trò của nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc và phát huy triệt để mọi điều kiện thuận lợi đang có hiện nay để làm việc này. Trước khi hội nghị AMM-46 diễn ra, Thái Lan cũng đã đề xuất tổ chức đối thoại cấp cao không chính thức giữa ASEAN, Trung Quốc và các cơ quan nghiên cứu vào đầu tháng 8. Sáng kiến này có thể giúp tăng cường hơn nữa khuôn khổ hợp tác giữa hai bên.
Thứ hai là ASEAN tăng thêm can dự vào các vấn đề chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương.
Theo ông Simon Tay, để nâng cao vai trò của mình, ASEAN cần nắm bắt tốt hơn các cơ hội tại 2 hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào tháng 10 tới, gồm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Indonesia và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tại Brunei.
Theo đó, ASEAN hoàn toàn có thể "lái" chương trình nghị sự EAS theo hướng giảm bớt sự tập trung vào các chủ đề ít quan trọng hơn để tăng dung lượng thảo luận các vấn đề có thể làm tăng niềm tin chiến lược. ASEAN cần hướng các cuộc thảo luận tại EAS vào 2 chủ đề chính là an ninh năng lượng-môi trường và hiệp định thương mại-hội nhập kinh tế.
Về an ninh năng lượng- môi trường, đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của tất cả các nước tham gia EAS, đặc biệt là nước chủ nhà Brunei. Vấn đề năng lượng cũng liên quan tới tranh chấp hàng hải và tương lai khai thác các nguồn tài nguyên lớn. Trong khu vực Đông Nam Á đã có thí dụ thực tế về sự hợp tác cùng phát triển giữa Thái Lan và Malaysia trong việc khai thác năng lượng ở khu vực tranh chấp. Vì thế, kinh nghiệm này cũng hoàn toàn có thể áp dụng cho tương lai hợp tác chung giữa Trung Quốc và ASEAN tại những khu vực tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong khi đó, hiệp định thương mại-hội nhập kinh tế cũng có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là khi Mỹ đang nỗ lực đẩy mạnh đàm phán hướng tới ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có sự tham gia của Trung Quốc, và ngược lại Trung Quốc cũng đang nóng lòng thúc ASEAN hình thành Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) không có sự góp mặt của Mỹ.
Phó Giáo sư Simon Tay nhận định, với vai trò trung tâm trong RCEP và ảnh hưởng đáng kể trong TPP, ASEAN hoàn toàn có thể sử dụng những ảnh hưởng của mình lên cả hai hiệp định thương mại để cân đối quan hệ với Mỹ (trong TPP) và Trung Quốc (trong RCEP). Hiện tại ASEAN đang có lợi thế rất lớn trong cả hai hiệp định này, vì toàn bộ khối đang tham gia thảo luận RCEP và có 4 nước thành viên là Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam tham gia đàm phán TPP. Vì thế, nếu có chiến lược đàm phán khôn khéo, ASEAN sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ hai hiệp định thương mại có tiềm năng lớn nhất nhì thế giới này.
Kết thúc bài viết, ông Simon Tay kết luận rằng các tranh chấp tại Biển Đông đã và đang trở thành vấn đề thảo luận hàng đầu. Nhưng điều quan trọng hơn cả là các phiên tham vấn chính thức phải đạt được tiến bộ rõ rệt và phải có thêm nhiều nỗ lực khác để đảm bảo hòa bình trong khu vực. Chỉ khi đó, những nỗ lực của ASEAN mới thực sự "đơm hoa, kết trái".
Theo Dantri
Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ? Về quân sự - an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ. Trong 4 năm nhiệm kỳ thứ nhất, chính quyền Obama đã tiến hành chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ

PKK tuyên bố giải tán, kết thúc 4 thập kỷ đối đầu với Ankara

Ấn Độ thu chiến lợi phẩm đặc biệt từ Pakistan sau cuộc đối đầu trên không

Mỹ - Trung nhất trí cùng giảm mạnh thuế quan đánh vào hàng hoá của nhau
Có thể bạn quan tâm

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM
Tin nổi bật
21:27:55 12/05/2025
Vừa ra khỏi tòa sau ly hôn, chồng sung sướng chạy đến ôm nhân tình
Góc tâm tình
21:24:38 12/05/2025
Thái Hòa tái hợp Kaity Nguyễn trong phim về cướp máy bay
Phim việt
21:02:40 12/05/2025
Lưu Học Nghĩa chật vật sau 3 dự án liên tiếp thất bại
Hậu trường phim
21:01:19 12/05/2025
Jung Kyung Ho tái xuất, 'cạnh tranh' với bạn gái Choi Sooyoung
Phim châu á
20:58:30 12/05/2025
Băng nhóm sản xuất thuốc giả lĩnh án
Pháp luật
20:33:31 12/05/2025
Amber Heard thông báo hạ sinh cặp song sinh, nói 1 điều gây xúc động
Sao âu mỹ
20:26:13 12/05/2025
Lọ Lem đột ngột đổi xe, chở Hạt Dẻ xuống phố hậu ồn ào, sắc vóc ngỡ ngàng?
Netizen
20:23:44 12/05/2025
Thêm 1 nhân vật lên tiếng căng giữa drama tình ái của Wren Evans, thừa nhận giữ trong tay nhiều bí mật
Sao việt
20:21:56 12/05/2025
Lý giải cơn sốt "Viết tiếp câu chuyện hòa bình", hút 5 tỷ lượt xem
Nhạc việt
19:51:06 12/05/2025