Phòng bệnh dại khi thời tiết nắng nóng
Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.
Người dân nên tiêm vaccine phòng dại khi bị chó, mèo hoặc các động vật khác cắn.
TỬ VONG GẦN 100%
Năm 2024, cả nước ghi nhận 88 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng 6 trường hợp so năm 2023. Kiên Giang ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại, không tăng so năm 2023. Đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh dại. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.
Theo bác sĩ Đỗ Thanh Bình – Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, mùa nắng nóng bệnh dại có nguy cơ tăng do thời tiết nóng bức khiến động vật, nhất là chó, mèo dễ bị căng thẳng và có xu hướng ra ngoài tìm kiếm thức ăn và nước uống. Điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh dại. Bên cạnh đó, con người và động vật có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Nếu không cẩn thận, những người này có thể bị cắn hoặc tiếp xúc với động vật mang mầm bệnh dại. Người dân không được chủ quan đối với bệnh dại vì khi lên cơn dại tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Video đang HOT
Người dân tiêm ngừa bệnh dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Bác sĩ Đỗ Thanh Bình cho biết: “Phần lớn ổ chứa virus dại tập trung ở loài chó hoang dã và chó nhà. Ngoài ra còn có ở mèo, chồn, dơi và những loài động vật máu nóng khác. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước , sợ gió, co giật , liệt và dẫn đến tử vong”.
Theo Bộ Y tế, thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 – 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Tuy nhiên, có trường hợp thời gian ủ bệnh dài hơn. Năm 2017 tỉnh ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại huyện An Biên, thời gian ủ bệnh đến 1 năm. Sau khi bị chó cắn, không đi tiêm ngừa kịp thời. Sau 1 năm, bệnh nhân mới lên cơn dại và tử vong.
PHÒNG BỆNH BẰNG VACCINE
Theo bác sĩ Đỗ Thanh Bình, tuy bệnh dại rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng được bằng việc tiêm vaccine kịp thời. Khi bị chó, mèo hoặc các động vật khác cắn, cào có vết thương trên da người dân nên đến các cơ sở y tế tiêm vaccine phòng dại là cách phòng bệnh tốt nhất. Khi bị chó, mèo cắn, cào hoặc bị liếm vào vùng da bị tổn thương, người dân rửa sạch ngay vết thương bằng nước sạch và xà phòng liên tục trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng thì dùng những thứ có sẵn trong nhà như dầu gội đầu, sữa tắm, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc cồn iod.
“Không tự ý bóp nặn máu tại vết thương và hạn chế việc khâu, rạch, băng kín vết thương. Tuyệt đối không tự chữa bệnh theo phương pháp dân gian, không đắp, rắc lá thuốc vào vết thương, không đến thầy lang chữa bệnh dại. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vaccine phòng dại kịp thời vì tiêm vaccine là biện pháp duy nhất để phòng bệnh dại”, bác sĩ Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang, những năm gần đây ý thức của người dân trong việc tiêm phòng bệnh dại được nâng lên. Trung bình mỗi tháng có khoảng 300 trường hợp đến tiêm phòng bệnh dại tại trung tâm. Đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiêm ngừa phòng bệnh dại, ông Phạm Văn Tâm, ngụ phường Vĩnh Hiệp (TP. Rạch Giá) nói: “Tôi nuôi mèo để đuổi chuột, thường ngày hay đùa giỡn nhưng hôm trước tôi bị nó cắn vào tay. Dù mèo nhà cắn nhưng tôi vẫn đi tiêm ngừa cho yên tâm”.
Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn chủ quan, không đi tiêm phòng khi bị chó, mèo cắn hoặc để vết thương nhiễm trùng mới đến tiêm ngừa. Từ năm 2021-2024, trên địa bàn tỉnh đều ghi nhận các trường hợp tử vong đáng tiếc do bệnh dại. Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh dại không chỉ riêng ngành y tế mà cần sự tham gia của ngành thú y trong việc tăng cường tiêm vaccine phòng dại cho chó nuôi và thú cưng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo người đến tiêm ngừa dại đặc biệt chú ý: Phải tiêm ngừa đủ liều, đúng ngày theo hướng dẫn của cán bộ tiêm ngừa. Không dùng thuốc Corticoide liều cao kéo dài, thuốc nội tiết tố (ACTH) trong 6 tháng nếu không thật sự cần thiết. Nếu có triệu chứng bất thường phải báo ngay với cơ sở tiêm ngừa. Khi con vật cắn người, nếu con vật còn sống phải theo dõi con vật trong 15 ngày. Trong thời gian theo dõi không được đem con vật đi tiêm ngừa dại. Nếu trong thời gian theo dõi mà con vật chết, chạy mất hoặc bị dại, phải báo ngay với cơ sở tiêm ngừa để quyết định cách điều trị.
Người đàn ông lên cơn dại tử vong sau khi bị chó cắn 2 năm trước
Tại tỉnh Gia Lai mới ghi nhận 2 ca tử vong do bệnh dại, trong đó có trường hợp tử vong sau khi bị chó cắn 2 năm trước.
Ngày 16/2, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường hợp tử vong do bệnh dại. Nạn nhân là ông R.K. (46 tuổi), trú tại thôn Plei Kdăm, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa.
Theo thông tin từ gia đình, vào năm 2023, chó nhà ông K. bị một con chó lạ cắn. Trong quá trình bắt giữ chó để nhốt lại, ông K. không may bị cắn vào tay nhưng không đi tiêm phòng dại.
Liên tiếp 2 trường hợp tử vong do bệnh dại ở tỉnh Gia Lai (Ảnh: Chí Anh).
Đến ngày 14/2, ông K. xuất hiện các triệu chứng đau nhức, sợ nước, sợ gió và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ia Pa để điều trị. Sau đó, ông được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, tối cùng ngày, gia đình xin đưa ông về nhà và ông K. qua đời vào sáng 15/2.
Trước đó, ngày 12/2, ông N. (59 tuổi), sống tại làng Kon Sơ Lăng, xã Hà Tây, huyện Chư Păh, cũng tử vong do bệnh dại mà không rõ nguồn lây nhiễm.
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do bệnh dại, gây lo ngại về tình hình dịch bệnh trong khu vực.
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, vết cào của động vật mắc bệnh. Nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại nên rất chủ quan hoặc điều trị sai cách gây nguy hiểm tính mạng. Ảnh: Morganton. Khi đã lên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người phụ nữ bị 70 con ong vò vẽ đốt nguy kịch khi tập thể dục gần nhà

Cháu bé 3 tuổi bị chó hàng xóm cắn trọng thương

Nguy hại khi tự ý áp dụng thụt tháo thải độc đại tràng

Nỗi lo sợ vô sinh từ kinh nguyệt bất thường

Cô gái 19 tuổi không qua khỏi do sốt xuất huyết diễn tiến nặng

10 tác dụng của chuối tiêu xanh

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp sau khi mắc sởi

Đắk Lắk ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết Dengue trong năm 2025

8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường

Mộng thịt ở mắt không nên chủ quan

Top những thực phẩm giúp đường ruột khỏe mạnh

Hai ca mắc viêm não Nhật Bản B ở Quảng Ninh đều có triệu chứng sốt, đau đầu
Có thể bạn quan tâm

Thủ đoạn lừa đảo hơn 1,3 tỷ đồng của thanh niên mang mác du học sinh
Pháp luật
16:03:32 20/07/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên và Thiên Ân bị phát tán ảnh riêng tư, nàng hậu bức xúc lên tiếng
Sao việt
15:58:44 20/07/2025
Loan Barbie gây sốt mạng xã hội khi nhận áo bib Marathon Đà Nẵng 2025
Netizen
15:54:14 20/07/2025
Bom tấn mới của Christopher Nolan "cháy vé" trước 1 năm
Hậu trường phim
15:51:59 20/07/2025
Moscow bị UAV tấn công đêm thứ hai liên tiếp
Thế giới
15:42:01 20/07/2025
Bộ phim khiến người Hàn Quốc không dám xem lại lần thứ 2
Phim châu á
15:37:30 20/07/2025
Xe ga 150cc giá 47 triệu đồng trang bị đỉnh cao sánh ngang SH, rẻ hơn SH Mode, chỉ ngang Air Blade
Xe máy
15:18:23 20/07/2025
Nỗi lo quyền riêng tư và cách sống an toàn hơn trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo
Thế giới số
15:06:09 20/07/2025
Sắp có xe MPV Toyota với phong cách SUV địa hình
Ôtô
15:02:36 20/07/2025
Phút len lỏi từng ngóc ngách tàu tìm thi thể bị mắc kẹt qua lời kể của đại uý hải quân
Tin nổi bật
14:57:54 20/07/2025