Phóng tên lửa, Triều Tiên mời Mỹ củng cố lá chắn ở châu Á
Việc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa đưa một vệ tinh lên quỹ đạo có thể trở thành động cơ thúc đẩy Mỹ tăng cường củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á, khiến Trung Quốc lo lắng.
Màn hình TV tại một nhà ga ở Seoul hôm 7/2 chiếu bản tin về vụ Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Ảnh: Reuters
Triều Tiên hôm 7/2 tuyên bố phóng thành công vệ tinh Kwangmyongsong-4 lên quỹ đạo và hành động này chỉ nhằm phục vụ mục đích khoa học. Dù vậy, Mỹ và các đồng minh coi đây là vỏ bọc che đậy cho nỗ lực phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, theo Reuters.
Ngay sau sự việc, Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về việc triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên bán đảo Triều Tiên “sớm nhất có thể”.
Diễn biến mới này khiến Trung Quốc cảm thấy bất an. Bắc Kinh tỏ rõ lập trường phản đối trước một hệ thống phòng thủ tên lửa mà radar của nó có thể giám sát lãnh thổ Trung Quốc.
Giới chuyên gia đánh giá, nếu được triển khai, THAAD sẽ trở thành mồi lửa thổi bùng lên căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Trung cũng như làm tổn thương mối hợp tác giữa Bắc Kinh và Seoul.
Điểm bùng phát
Người dân Bình Nhưỡng vui mừng khi xem bản tin trên một màn hình lớn thông báo về việc Triều Tiên phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo. Ảnh: Reuters
Theo một quan chức Mỹ, vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên, liền kề ngay sau vụ thử bom nhiệt hạch hồi tháng trước, nhiều khả năng sẽ là “điểm bùng phát” khiến Seoul phải thực thi những động thái mạnh tay hơn nhằm đối phó với những mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Đồng thời, vụ phóng cũng góp phần thay đổi quan điểm của một số quan chức trong guồng máy chính trị Hàn Quốc, những người trước đây còn thận trọng về việc đàm phán với Mỹ để triển khai THAAD.
Video đang HOT
Washington và Seoul đều nói nếu được triển khai ở Hàn Quốc, THAAD sẽ chỉ tập trung vào Triều Tiên. Tuy nhiên, một bài xã luận trên GlobalTimes, phụ bản của tờ People’s Daily Trung Quốc, lại gọi sự bảo đảm an ninh của THAAD đối với Hàn Quốc là “mơ hồ”.
“Nhiều chuyên gia quân sự tin rằng một khi THAAD được lắp đặt, các tên lửa Trung Quốc cũng sẽ trở thành mục tiêu giám sát. Vì thế, nó sẽ gây tổn hại cho an ninh quốc gia Trung Quốc”, bài xã luận có đoạn.
Nhật Bản từ lâu cũng lo ngại trước chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Tokyo từng cho biết đang cân nhắc triển khai THAAD để tăng cường năng lực phòng vệ. Tên lửa mà Triều Tiên phóng cuối tuần trước đã bay qua tỉnh Okinawa, miền nam Nhật Bản.
Tại cuộc họp báo hôm 8/2, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga tuyên bố Bộ Quốc phòng nước này không có kế hoạch cụ thể về việc triển khai THAAD nhưng Bộ tin rằng các phương tiện quân sự mới sẽ giúp Nhật Bản củng cố năng lực quốc phòng.
Dù vậy, chuyên gia Riki Ellison, người sáng lập Liên minh Ủng hộ Phòng vệ Tên lửa của Mỹ, nhận định vụ phóng sẽ tạo thêm động lực để thúc đẩy Nhật triển khai THAAD.
Mỹ năm 2013 điều động một trong 5 tổ hợp THAAD của nước này đến đảo Guam để canh chừng Triều Tiên. Washington cũng cân nhắc chuyển đổi một bãi thử phiên bản mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis dành cho chiến hạm thành căn cứ phòng thủ tên lửa sẵn sàng chiến đấu.
Nghi ngờ về tính hiệu quả
Một số chuyên gia nghi ngờ tính hiệu quả của THAAD đối với loại tên lửa tầm xa mà Triều Tiên vừa phóng. Lầu Năm Góc trong khi đó cũng thừa nhận chưa thử nghiệm khả năng của THAAD đối với tên lửa tầm xa.
THAAD được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các tên lửa đạn đạo khi còn ở bên trong hoặc vừa ra khỏi khí quyển, trong giai đoạn cuối cùng của đường bay. THAAD đến nay mới chỉ chứng minh được khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Song, John Schilling, cây bút từ trang 38north.org, chuyên phân tích và theo dõi các vấn đề an ninh Triều Tiên, cho hay radar AN/TPY-2 tân tiến của THAAD có thể cung cấp thông tin giám sát sớm và chính xác đối với bất kỳ tên lửa tầm xa nào.
Chuyên gia David Wright, đồng giám đốc Chương trình An ninh Toàn cầu thuộc Liên minh các nhà khoa học cùng mối quan tâm, cũng cho rằng mặc dù THAAD không bắn hạ được loại tên lửa tầm xa mà Triều Tiên phóng hôm 7/2 nhưng việc triển khai nó sẽ giúp trấn an người dân Hàn Quốc.
“Phần lớn những gì các chương trình phòng thủ tên lửa có thể làm được là trấn an các đồng minh và người dân”, ông Wright nói.
Giới phân tích đánh giá các cuộc thảo luận mới giữa Mỹ và Hàn Quốc về khả năng triển khai THAAD còn gửi đến Trung Quốc một thông điệp rằng Bắc Kinh cần có những động thái cụ thể và mạnh tay hơn để khống chế chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Các quan chức Hàn Quốc dường như đã xác định được một địa điểm thích hợp để lắp đặt hệ thống THAAD. Đây đồng thời cũng có thể là nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự trên bán đảo Triều Tiên, chuyên gia Ellison cho biết.
Một trong các tổ hợp THAAD, được đặt tại căn cứ lục quân Fort Bliss ở bang Texas, Mỹ, luôn trong tình trạng sẵn sàng triển khai và có thể được đưa đến Nhật hay Hàn Quốc trong vài tuần tới, Ellison cho hay.
THAAD là một hệ thống phòng thủ tên lửa do tập đoàn quốc phòng lớn nhất thế giới Lockheed Martin chế tạo. Lầu Năm Góc đang đặt hàng Lockheed Martin thêm hai tổ hợp THAAD nữa.
Hồng Vân
Theo VNE
Kim Jong-un bay chuyên cơ riêng đến bãi phóng tên lửa
Triều Tiên hôm nay công bố video quay cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi chuyên cơ riêng đến giám sát công tác chuẩn bị cho vụ phóng tên lửa tầm xa cuối tuần qua.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un quan sát vụ phóng tên lửa hôm 7/2. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, đoạn video được phát trên truyền hình quốc gia Triều Tiên cho thấy Kim đang trao đổi với các cố vấn quân sự trên khoang máy bay khi ông bay đến trạm tên lửa Tongchang-ri bằng máy bay Ilyushin do Nga sản xuất.
Đoạn phim cũng cung cấp hình ảnh hiếm hoi bên trong trung tâm vũ trụ mới được nâng cấp ở bờ biển phía đông.
Qua một camera gắn trên khoang, tên lửa Kwangmyongsong được nhìn thấy rời khỏi một tháp phóng mới được mở rộng và những gì được cho là động cơ đẩy phụ tầng một tách khỏi tên lửa khi nó bay vào không gian,
"Giá trị của Paektu đã vươn đến không gian mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-4 của chúng ta", một thuyết minh viên thông báo bằng giọng đầy tự hào trên nền nhạc sôi nổi. Paektu là tên của ngọn núi nằm ở biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc, được xem là cái nôi của cuộc cách mạng do ba thế hệ nhà họ Kim dẫn dắt.
Trung tâm vũ trụ Tochang-ri được cho là đã trải qua đợt nâng cấp nhằm xây dựng một tháp phóng cao hơn và bổ sung các tòa nhà có mái che để tránh cho việc lắp ráp tên lửa 3 tầng lọt vào tầm nhìn của các vệ tinh do thám.
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản hôm qua tuyên bố vụ thử hạt nhân lần thứ tư hôm 6/1 và vụ phóng tên lửa hôm 7/2 của Triều Tiên vi phạm trực tiếp các nghị quyết của Liên Hợp Quốc và "khiêu khích nghiêm trọng cộng đồng quốc tế".
Mỹ cho hay tên lửa của Triều Tiên đã đưa được vệ tinh đi vào quỹ đạo nhưng dường như nó không phát được tín hiệu về trái đất.
Quân đội Hàn Quốc hôm nay trục vớt được thêm các vật thể nghi là mảnh vỡ của tên lửa của Triều Tiên. Ba mảnh vỡ, được cho là bộ phận phản lực đốt cháy nhiên liệu của tên lửa, được tìm thấy ở đáy biển cách đảo Ochung trên biển Hoàng Hải khoảng 105 km, Yonhap dẫn tin từ hải quân Hàn Quốc.
Tên lửa Triều Tiên được cho là đã vỡ thành khoảng 270 mảnh sau khi phát nổ trong quá trình tách rời giữa không trung. Một bộ phận phụ tương đối nguyên vẹn cũng đã được trục vớt ở vùng biển gần đảo Jeju vào ngày tên lửa được phóng lên. Nó đã được chuyển đến cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc để phân tích.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ tung tàu khu trục DDG-78 USS Porter vào biển Đen "dằn mặt" Nga Tờ Hindu Times dẫn thông báo trên cổng thông tin của Hải quân Mỹ cho biết lực lượng này đã triển khai thêm một khu trục hạm tên lửa tới Biển Đen, nhằm "củng cố mối quan hệ với các đồng minh và góp phần vào sự ổn định chung trong khu vực". Tàu khu trục DDG-78 USS Porter của Hải quân Mỹ....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

HOT 1000 độ: G-Dragon hẹn fan Việt ngày 21/6, siêu concert VPBank K-Star Spark sẽ diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình!
Nhạc quốc tế
09:06:26 13/05/2025
Chàng trai đặt hình mẫu giống Song Hye Kyo, chinh phục gái xinh trên show hẹn hò
Tv show
09:04:27 13/05/2025
Quang Lê bị tống khỏi Anh, giam 12 tiếng, Minh Tuyết thoát nạn nhờ khai gian?
Sao việt
09:04:07 13/05/2025
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu
Ôtô
09:02:13 13/05/2025
Hai việc người dùng Galaxy cần làm ngay sau khi cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
08:58:05 13/05/2025
Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ
Thế giới số
08:56:00 13/05/2025
Độc đáo cồn cát hình trái tim, loài chim tung cánh trên dòng sông Trà Khúc
Du lịch
08:40:33 13/05/2025
Rau muống đầy chợ, mua xong vẫn băn khoăn "nấu thế nào mới lạ": Làm ngay theo công thức này, vị cực ngon
Ẩm thực
08:37:34 13/05/2025
Mẹo làm đẹp da từ mướp đắng
Làm đẹp
08:23:20 13/05/2025
Con trai của Đổng Khiết ở tuổi 16: Được ví như "phiên bản nhí" của mỹ nam đẹp nhất Trung Quốc nhưng phải đối diện áp lực cực lớn này
Sao châu á
08:20:05 13/05/2025