Phụ cấp cho cán bộ khuyến nông mỗi nơi một kiểu, tên gọi cũng “chẳng giống ai”
Đó là chia sẻ thẳng thắn, đồng thời kèm theo sự lo ngại về những thách thức, khó khăn đặt ra đối với đội ngũ khuyến nông của bà Vũ Thị Hương – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tại Hội nghị Đổi mới công tác khuyến nông, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức chiều 20/1.
Muốn đổi mới, nhưng nhiều nơi kinh phí cho khuyến nông là “con số 0″
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) cho biết, trước đòi hỏi mới của nền kinh tế nông nghiệp, TTKNQG đã xây dựng đề án đổi mới công tác khuyến nông, với 6 nhóm vấn đề cần đổi mới: Bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, gần đây nhất là Nghị định 83/2018/NĐ-CP; Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam, trong đó xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút nhân lực chất lượng cao và hệ thống khuyến nông cơ sở.
Đổi mới các nội dung hoạt động khuyến nông; Đổi mới hoạt động đào tạo, huấn luyện khuyến nông; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và hợp tác công tư; Chuyển đổi số mạnh mẽ; Tăng cường năng lực cho hoạt động khuyến nông.
Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu về những vấn đề cần đổi mới của hệ thống khuyến nông Việt Nam. Ảnh: Minh Ngọc
“Ví dụ, về công tác đào tạo huấn luyện, phải nhìn nhận lại. Trong khi thế giới thay đổi hàng ngày hàng giờ, thì chúng ta phải thay đổi toàn diện công tác đào tạo của khuyến nông. Khuyến nông có đặc thù riêng, không phải đào tạo nghề, cũng không phải đào tạo kiến thức, mà tập trung chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Cán bộ khuyến nông phải nhận thức được thế nào là thay đổi tư duy?
Theo đó, cần đa dạng hóa hình thức đào tạo, nhanh nhạy, thời thượng, cập nhật yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Nếu như trước đây chỉ trông chờ giáo trình của các viện, trường, thì bây giờ phải biến các kinh nghiệm của doanh nghiệp, nông dân thành giáo liệu, phục vụ đào tạo” – ông Thanh nhấn mạnh.
Đóng góp vào đề án này, ông Ngô Nhân – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản Đắk Lắk cho biết: Muốn đổi mới, nhưng chế độ đầu tư cho con người như thế nào? Thực tế đầu tư rất hạn chế. 2 năm vừa qua, chúng tôi hoạt động trên tinh thần muốn đổi mới con người, nội dung hoạt động nhưng xuống địa phương thì có nơi, kinh phí dành cho khuyến nông gần như con số 0. Muốn làm mà “lực bất tòng tâm”.
Bà Vũ Thị Hương – Giám đốc TTKN Hà Nội thẳng thắn chỉ rõ: “Hiện nay phụ cấp cho cán bộ khuyến nông mỗi nơi một kiểu và rất thấp. Ví dụ, khuyến nông Hà Nội chỉ được 0,8 hệ số; một số nơi thì được 1 – 1,5 hệ số. Tên gọi tổ chức khuyến nông cũng nhiều nơi khác nhau, mỗi nơi làm một kiểu khiến cán bộ khuyến nông không yên tâm với công việc. Do đó đề nghị khi thực hiện đề án đổi mới thì cùng thống nhất cả về phụ cấp cũng như tên gọi tổ chức khuyến nông”.
Theo ông Thanh, công tác đào tạo huấn luyện của đội ngũ khuyến nông phải nhìn nhận lại, đổi mới.
Video đang HOT
Ông Lê Tân Phong – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai thông tin, trước đây, các mô hình khuyến nông rất hiệu quả, nhưng khi tham gia sản xuất hàng hóa, hội nhập toàn cầu thì các mô hình trước đây dần không thích hợp nữa, vì vậy dẫn đến vai trò của khuyến nông bị mờ nhạt. Từ thực tế này, chúng ta có thể tính toán, xây dựng mô hình khuyến nông phù hợp, nhằm thể hiện sức mạnh của đội ngũ.
“Hiện không có hệ thống khuyến nông cơ sở thì rất là gay go. Tuy nhiên trong đề án đổi mới hoạt động khuyến nông hiện nay, chúng ta chưa có lộ trình rõ ràng” – ông Phong nếu vấn đề.
Theo ông Phong, trong bối cảnh mới hội nhập sâu rộng với toàn cầu, với các hiệp định thương mại thế hệ mới, phải xác định rõ vai trò của khuyến nông khi tham gia vào hệ sinh thái nông nghiệp, hình thành hệ sinh thái theo từng vùng. Xây dựng mô hình khuyến nông kiểu mới không chỉ là sản xuất, kỹ thuật mà phải là mô hình kinh tế kiểu mới, kết hợp bao tiêu.
Hiện nay khuyến nông đã tham gia xây dựng một số sản phẩm OCOP, nhưng đối với vùng nguyên liệu lớn, thì khuyến nông chưa hình dung được.
Bà Phạm Thị Đào – Giám đốc TTKN Hải Dương chia sẻ, thời gian qua TTKN Hải Dương đã liên tục “làm mới” mình bằng các hoạt động thiết thực, đó là hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng trăm tấn nông sản. Tổ chức 5 diễn đàn, sự kiện chủ yếu bằng hình thức trực tuyến, qua đó kí kết được hơn 20 hợp đồng tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp và các tỉnh như TTKN Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, kí kết với các sàn thương mại điện tử như Postmart. Tổ chức 5 lớp chuyển đổi số trong nông nghiệp cho đội ngũ khuyến nông, ban quản trị HTX. Đến nay Hải Dương đã đưa được hơn 300 sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử.
Tuy nhiên bà Đào cũng đề nghị TTKNQG có văn bản tham mưu với Bộ NNPTNT sớm ban hành hướng dẫn hoạt động; tăng cường nguồn lực cho khuyến nông địa phương xây dựng mô hình; tạo điều kiện cho các địa phương ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, xây dựng dữ liệu cho ngành nông nghiệp…
Cán bộ TTKN – Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản Đắk Lắk kiểm tra mô hình khuyến nông.
Giữ bằng được hệ thống khuyến nông, Bộ NNPTNT sẵn sàng “gỡ rối”
Đến dự và chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết dù mới được Bộ trưởng Lê Minh Hoan giao phụ trách mảng khuyến nông từ đầu năm 2022, song ông rất đồng cảm với các cán bộ khuyến nông trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp hiệu quả, gia tăng giá trị, tinh giản bộ máy nhưng vẫn phải đổi mới và hoạt động hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Nam, muốn nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp phải có khuyến nông, đó là những người gần dân nhất để cùng bà con tham gia sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn ngành nghề, thông tin tư vấn… Đối với vấn đề tin gọn bộ máy, hiện 19 tỉnh đã sáp nhập khuyến nông cấp huyện, nhưng chúng ta vẫn bị băn khoăn ở chỗ tương lai thế nào? Thực tế, Nghị định 02, sau đó là Nghị định 83 đều đã có quy định về hệ thống khuyến nông. Quan trọng là tìm ra con đường tốt nhất để hoạt động, mô hình hiệu quả nhất cho khuyến nông cấp cơ sở” – Thứ trưởng Nam nói.
Nhấn mạnh khuyến nông là đơn vị sự nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định: “Quan điểm của Bộ NNPNTT là vẫn giữ bằng được hệ thống khuyến nông, điều cần làm bây giờ là đổi mới như thế nào để tồn tại. Đề nghị các địa phương còn rắc rối chỗ nào, gửi đề nghị về TTKNQG để Bộ tiếp tục có hướng dẫn, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của khuyến nông. Bộ sẽ sẵn sàng gỡ rối cho các đồng chí”.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết đã có cán bộ khuyến nông kiếm được cả trăm triệu khi tổ chức làm dịch vụ thành công. Ảnh: Minh Ngọc
“Phải khẳng định, lực lượng khuyến nông đảm đương được hết các nhiệm vụ đặt ra trong Nghị định 83. Nên chăng, cần tăng cường phối hợp giữa các đơn vị ở cấp huyện với nhau, thực tiễn sẽ cho thấy mô hình nào hiệu quả.
Khuyến nông phải bám sát cơ sở, đồng hành cùng bà con, đa dạng hoạt động, phải tạo điều kiện cho khuyến nông làm dịch vụ để sống được với nghề. Bên cạnh các hoạt động phục vụ an sinh xã hội, phục vụ vùng còn khó khăn, khuyến nông cần chú trọng liên doanh liên kết với doanh nghiệp, các tổ chức để tạo nguồn lực… Đã có cán bộ khuyến nông ở Kiên Giang kiếm được cả trăm triệu khi làm dịch vụ thành công” – Thứ trưởng Nam thông tin.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh thêm: “Đừng nghĩ đổi mới phải là việc gì đao to búa lớn. Chúng ta quán triệt đổi mới theo hướng làm sao đem lại hiệu quả vật chất, tinh thần tốt hơn cho hệ thống khuyến nông cũng như đem lại lợi ích cho nền nông nghiệp. Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng các chương trình truyền thông đa dạng, cùng Cục Kinh tế hợp tác xây dựng bộ tài liệu đào tạo nông dân công nghệ số, nâng cao kiến thức nhiều mặt cho bà con”.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia: Đưa những người làm khuyến nông trở thành người giàu có
Nhấn mạnh tại Hội nghị Đổi mới công tác khuyến nông tổ chức chiều 20/1, ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, khuyến nông giai đoạn tới phải đặc biệt chú trọng đến phát triển các loại hình tư vấn, dịch vụ; xã hội hóa khuyến nông, đưa những người làm khuyến nông trở thành người giàu có.
Đưa những người làm khuyến nông thành người giàu có
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) chia sẻ, nói tới khuyến nông, chúng ta cần phải hiểu đó không chỉ là TTKNQG mà là cả hệ thống, 63 tỉnh thành phố trên cả nước đều có TTKN hoặc các đơn vị đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hoạt động khuyến nông, các trạm khuyến nông huyện, hệ thống mạng lưới khuyến nông thôn xã,...
Nói như vậy để thấy hệ thống khuyến nông là một trong những lĩnh vực có đội ngũ vô cùng hùng hậu, với khoảng 35.000 cán bộ, cộng tác viên. Với gần 30 năm phát triển, hệ thống khuyến nông đã khẳng định được vai trò, thương hiệu của mình đối với nền nông nghiệp, tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới, chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sag nền kinh tế nông nghiệp, hệ thống khuyến nông cần phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu đó.
Đặc biệt là trước tình hình hệ thống khuyến nông đang bị đứt gãy, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã họp với TTKNQG để tìm giải pháp làm thế nào khơi dậy hệ thống, nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông. Tín hiệu đáng mừng là đã có nhiều đơn vị xin được tham gia vào đề án khuyến nông cộng đồng.
Ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc TTKNQG phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Minh Ngọc
Với tất cả tâm huyết, sự chuẩn bị trong thời gian qua, ông Thanh cho biết TTKNQG đã xây dựng đề án đổi mới công tác khuyến nông, với 6 nhóm vấn đề cần đổi mới: Bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, gần đây nhất là Nghị định 83/2018/NĐ-CP; Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam, trong đó xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút nhân lực chất lượng cao và hệ thống khuyến nông cơ sở; Đổi mới các nội dung hoạt động khuyến nông; Đổi mới hoạt động đào tạo, huấn luyện khuyến nông; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và hợp tác công tư; Chuyển đổi số mạnh mẽ; Tăng cường năng lực cho hoạt động khuyến nông.
"Việc tăng cường năng lực của hệ thống rất quan trọng, và vấn đề này phải là trách nhiệm của chính trung tâm khuyến nông các tỉnh, hệ thống khuyến nông địa phương, bởi nếu xóa đi sau này khôi phục lại là hết sức khó khăn. Cần quan tâm hơn nữa tới điều kiện cơ sở vật chất, máy móc, phòng làm việc... Cố gắng theo hướng không tăng biên chế, nhưng tăng chất lượng" - ông Thanh nói.
Với những yêu cầu đó, việc xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng trong thời gian tới phải thành thạo những kĩ năng để kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất; trang bị, xây dựng những mô hình hiệu quả, làm cơ sở nhân rộng.
Ông Lê Quốc Thanh cho biết: Hiện có những nơi tư vấn khuyến nông thành lập HTX mới, có nơi thành lập tổ tư vấn cho các HTX hiện có; chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, tư vấn, kết nối các dịch vụ liên quan đến thị trường, như chứng nhận, xây dựng quy trình VietGAP, truy xuất nguồn gốc, dịch vụ kết nối thị trường; tư vấn và thực hiện chuyển đổi số... Bản chất đó vẫn là hoạt động khuyến nông. Riêng vấn đề chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông, chúng tôi đã xây dựng 1 đề án, mời nhiều doanh nghiệp tư vấn cho khuyến nông chuyển đổi số như thế nào, xây dựng phần mềm, giải pháp để chia sẻ với các địa phương...".
Cũng theo ông Thanh, một trong những hoạt động xuyên suốt của khuyến nông chính là thông tin tuyên truyền, trong đó có nhiều hoạt động đã trở thành thương hiệu của khuyến nông, như Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, kết nối thông tin tuyên truyền với các cơ quan thông tấn, báo chí theo hướng đa dạng hình thức, nội dung...
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh giới thiệu về những ấn phẩm, tài liệu mới do TTKNQG biên soạn, xuất bản. Ảnh: Minh Ngọc
"Về công tác đào tạo huấn luyện, phải nhìn nhận lại. Trong khi thế giới thay đổi hàng ngày hàng giờ, thì chúng ta phải thay đổi toàn diện công tác đào tạo của khuyến nông. Khuyến nông có đặc thù riêng, không phải đào tạo nghề, cũng không phải đào tạo kiến thức, mà tập trung chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Cán bộ khuyến nông phải nhận thức được thế nào là thay đổi tư duy?
Đa dạng hóa hình thức đào tạo, nhanh nhạy, thời thượng, cập nhật yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Nếu như trước đây chỉ trông chờ giáo trình của các viện, trường, thì bây giờ phải biến các kinh nghiệm của doanh nghiệp, nông dân thành giáo liệu, phục vụ đào tạo" - ông Thanh nhấn mạnh.
Đối với hoạt động xây dựng các dự án, mô hình, trước đây chủ yếu tập trung chuyển giao kỹ thuật, thì ông Thanh cho rằng bây giờ sẽ phải dành nguồn lực cho những câu chuyện lớn lao hơn, phải có sự tích hợp, liên kết với HTX, góp phần xây dựng thành vùng nguyên liệu lớn có sự kết nối với thị trường, doanh nghiệp tiêu thụ, có truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nền nông nghiệp chuyển đổi mạnh mẽ sang tư duy kinh tế thì các mô hình khuyến nông phải tích hợp các tư duy đó, theo hướng nâng cao giá trị. Theo đó, các hoạt động đào tạo, truyền thông sẽ xoay quanh mô hình đó, đồng thời chú trọng kết nối với văn hóa, du lịch cộng đồng...
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh: Nhiệm vụ quan trọng của khuyến nông giai đoạn tới cũng phải đặc biệt chú trọng đến phát triển các loại hình tư vấn, dịch vụ; xã hội hóa khuyến nông, đưa những người làm khuyến nông trở thành người giàu có. Theo đó, phải kết nối được với doanh nghiệp, nông dân, để thu phí từ các hoạt động khuyến nông sinh lời.
Làm được điều này phải có cơ chế, hành lang pháp lý, xã hội hóa nguồn lực chứ không chỉ dựa vào ngân sách nữa. Hiện đã có nhiều địa phương khai thác được kinh phí từ xã hội hóa nhờ các hoạt động dịch vụ do khuyến nông triển khai.
TP Hồ Chí Minh: Ghi nhận nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân sau khi mắc COVID-19 Ngày 8/1, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh năm 2022, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã ghi nhận nhiều vấn đề sức khỏe của người dân hậu mắc COVID-19 với các bệnh lý...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

DJ Ngân 98 nói mình bị hãm hại có tổ chức và tố giác hàng giả, hàng nhái

Nổ lớn tại nhà máy SGI Vina, 12 người nhập viện cấp cứu
Có thể bạn quan tâm

Acer đẩy mạnh AI vào laptop, phụ kiện và thiết bị di động tại Computex 2025
Đồ 2-tek
11:20:25 22/05/2025
VEAM 'trình làng' loạt xe mới tại Autotech & Accessories 2025
Ôtô
11:19:10 22/05/2025
Bực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ đi
Pháp luật
11:16:55 22/05/2025
6 động tác giúp giảm sụp mí mắt
Làm đẹp
11:13:27 22/05/2025
6 cách giúp tăng tốc độ điểm phát sóng di động
Thế giới số
11:12:33 22/05/2025
Đám cưới siêu đặc biệt của Hồ Quỳnh Hương gây sốt trên cả báo Mỹ, Trung Quốc
Sao việt
11:10:48 22/05/2025
Cuộc chiến hào môn kịch tính hơn phim: Nữ minh tinh "cao tay" thu phục toàn bộ nhân tình của chồng, cuối cùng hốt trọn khối tài sản khổng lồ
Sao châu á
11:07:46 22/05/2025
Cách mặc quần jeans mùa hè đẹp nhất
Thời trang
10:59:34 22/05/2025
Ảnh hưởng phong thủy khi nhà đối diện mộ, cách hóa giải
Sáng tạo
10:55:25 22/05/2025
1 năm hôn nhân của Midu, điều hấp dẫn nhất lại chính là... thiếu gia Minh Đạt
Netizen
10:52:47 22/05/2025