Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường ngoài công lập còn phải đàm phán

Theo dõi VGT trên

Về phản ứng của phụ huynh một số trường ngoài công lập với việc thu học phí trong thời gian nghỉ tránh dịch COVID-19, ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM – khẳng định: “Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường còn phải đàm phán, đảm bảo sự đồng thuận”.

Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường ngoài công lập còn phải đàm phán - Hình 1

Phụ huynh AIS Saigon căng thẳng đòi công bằng trong việc thu học phí khi học sinh nghỉ tránh dịch (Ảnh: PH)

Thời gian vừa qua, sau phản ứng mạnh mẽ của phụ huynh một số trường ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM về việc thu học phí trong thời gian nghỉ tránh dịch COVID-19, Sở GĐ&ĐT TP.HCM đã yêu cầu các trường ngoài công lập báo cáo.

Để con có thể theo học tại một trong các trường này, nhất là khi một gia đình có thể từ 2 đến 3 con cùng học trường quốc tế, chắc chắn các cha mẹ cần có nguồn tài chính rất tốt, bởi học phí có trường lên tới 730,8 triệu đồng/năm, chưa tính các khoản phí khác như phí ghi danh đầu vào, xe đưa đón…

Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường ngoài công lập còn phải đàm phán - Hình 2

Phụ huynh Trường quốc tế Mỹ đi kiện đòi công bằng và tôn trọng (Ảnh: PH)

Trao đổi với VietTimes chiều nay, 15/5, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, ông Lê Hoài Nam cho biết:

“Phụ huynh có thể phản ứng theo cách khác nhau, đó là quyền của họ. Quan hệ giữa phụ huynh với nhà trường khối ngoài công lập là quan hệ thỏa thuận, nên buộc phải đạt được các thỏa thuận” – Ông Nam nói.

“Sở đã yêu cầu các trường ngoài công lập nếu không tổ chức dạy trực tuyến sẽ không được thu học phí và các khoản thu hộ, chi hộ. Nếu tổ chức học trực tuyến thì việc xác định mức thu học trực tuyến trong thời gian nghỉ học do tránh dịch buộc phải căn cứ vào tình hình thực tế. Trong trường hợp các trường đã tổ chức thu học phí trước khi dịch bệnh xảy ra, thì sẽ thực hiện thanh toán bù trừ khi học sinh đi học trở lại, và thanh quyết toán vào cuối năm học với phụ huynh, có chính sách giảm trừ mức học phí phù hợp với thời gian kết thúc năm học” – Ông Nam nhấn mạnh.

Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường ngoài công lập còn phải đàm phán - Hình 3

Phụ huynh trường Việt Úc yêu cầu gặp đại diện nhà trường để đàm phán (Ảnh: PH)

Video đang HOT

Về biện pháp giải quyết những lình xình ở khối trường ngoài công lập thời gian qua, ông Lê Hoài Nam cho biết: “Yêu cầu các trường phải tổ chức gặp gỡ trao đổi và giải thích cho phụ huynh về các khoản thu phát sinh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính công khai và tạo được sự đồng thuận. Phụ huynh còn ý kiến, thì trường còn phải đàm phán” – Ông Nam nói.

“Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn về việc thu học phí năm học 2019-2020, khi học sinh đi học trở lại vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, đối với cả các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập” – Ông Nam cho biết thêm.

“Đối với các cơ sở giáo dục công lập, trường mầm non, trung tâm giáo dục thường xuyên thu học phí theo số tháng thực học nhưng không quá 8 tháng. Với các khoản thu theo thỏa thuận như tiền tổ chức học buổi 2 và các khoản thu khác, nhà trường công lập không được thu quá 8 tháng”.

Ồn ào chuyện học phí học online trong mùa dịch: Sự thất vọng hay cuộc khủng hoảng niềm tin về trường ngoài công lập?

Hàng loạt sự vụ ầm ĩ quanh chuyện thu học phí học online mùa dịch Covid-19 tại các trường quốc tế, tư thục chất lượng cao khiến một cộng đồng phụ huynh mất niềm tin vào những giá trị mà họ từng kỳ vọng gửi gắm vào hệ thống giáo dục ngoài công lập.

Ồn ào chuyện học phí học online trong mùa dịch: Sự thất vọng hay cuộc khủng hoảng niềm tin về trường ngoài công lập? - Hình 1

Khi học phí được mang ra mặc cả

Chuyện ồn ào thu học phí học online mùa dịch Covid-19 bắt đầu từ trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) với thông tin: Mỗi học sinh phải đóng thêm 1 triệu/ tháng, nếu không tài khoản học online sẽ tự động khóa. Phụ huynh phản đối cho rằng nhà trường đã "xử ép", còn nhà trường đẩy trách nhiệm sang Ban phụ huynh với lý do đó là khoản tự nguyện do Ban phụ huynh đề đạt. Tranh cãi qua lại một hồi, cuối cùng trường Lương Thế Vinh đã phải hủy bỏ khoản thu này.

Nhưng chuyện tiếp tục lan ra các trường khác. Đó là vào thời điểm nửa cuối tháng 2, khi dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và việc nghỉ học của học sinh bị kéo dài vô thời hạn. Trước tình thế này, các trường bắt buộc phải tổ chức việc online theo nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo không bỏ lỡ cả một năm học của học sinh, đồng thời cũng là giải pháp tài chính của khối trường tư thục, quốc tế.

Ồn ào chuyện học phí học online trong mùa dịch: Sự thất vọng hay cuộc khủng hoảng niềm tin về trường ngoài công lập? - Hình 2

Trường Tiểu học - THCS - THPT Newton (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trở thành tâm điểm khi ban hành văn bản yêu cầu phụ huynh đóng thêm 2,5 triệu đồng phục vụ học trực tuyến. Phụ huynh phản ứng dữ dội. Lý do là việc học online không hiệu quả, không đảm bảo chất lượng. Giống như trường Lương Thế Vinh, lãnh đạo trường Newton phải nhường bước, hủy văn bản.

Nhưng 1 tháng sau đó, lại một văn bản khác được ban hành. Lần này nhà trường đưa ra hai phương án cho phụ huynh lựa chọn: Một là thu học phí online bằng mức 100% học phí thông thường với đủ số tiết tiếng Anh với giáo viên nước ngoài; hai là thu học phí online bằng mức 70% học phí thông thường với tổng số tiết ít hơn và không cam kết đủ số tiết tiếng Anh với giáo viên nước ngoài. Tất nhiên, phần đa phụ huynh vẫn không chấp nhận. Dù vậy, việc học vẫn diễn ra và đến hiện tại, khi học sinh đã đi học tập trung tại trường được hai tuần, nhà trường và phụ huynh vẫn chưa ngồi lại với nhau để chốt phương án.

Cùng thời điểm, trường Tiểu học - THCS Everest (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng xảy ra sự vụ tương tự. Phụ huynh giận dữ phản ứng khi nhà trường đưa ra thông báo thu học phí online với mức 650 nghìn đồng/ tuần đối với hệ tiểu học và 700 nghìn đồng/ tuần đối với THCS, thời gian 2 tiếng/ ngày.

Ồn ào chuyện học phí học online trong mùa dịch: Sự thất vọng hay cuộc khủng hoảng niềm tin về trường ngoài công lập? - Hình 3

Để đối phó với dịch bệnh, các trường chuyển đổi hình thức dạy học ở trường sang cho trẻ học online. (Ảnh minh họa)

Do có quá nhiều ý kiến không đồng tình, trường Everest sau đó đã tổ chức họp phụ huynh, điều chỉnh lại học phí nhưng lại gây ra nỗi bức xúc lớn hơn. Nguyên nhân là, nhà trường giảm học phí đồng thời với giảm số tiết học khiến phụ huynh cảm giác bị "cò cưa", "mặc cả".

Làn sóng phẫn nộ tiếp tục lan rộng từ Hà Nội tới TP.HCM, từ các trường tư thục chất lượng cao tới các trường quốc tế. Vẫn là chuyện thu học phí bao nhiêu cho thời gian học sinh học trực tuyến ở nhà. Tại Trường quốc tế Singapore (SIS), Trường quốc tế Việt Úc (VAS), Trường quốc tế Australia Sài Gòn (AIS Sài Gòn), Trường quốc tế Mỹ (TAS), phụ huynh thậm chí còn kéo đến cổng trường cùng băng rôn, biểu ngữ biểu tình, đòi gặp mặt ban lãnh đạo để giải quyết. Tình trạng nhốn nháo và xấu xí đến nỗi, khó có thể tin điều đó có thể xảy ra trong các môi trường giáo dục chất lượng cao ngoài công lập, nơi mà người ta vẫn tin rằng, giáo dục được thực hiện một cách hiện đại, nhân văn.

Muốn phụ huynh chia sẻ khó khăn, nhà trường cần trao đổi thẳng thắn

Anh Nguyễn Thanh Sơn (tên nhân vật đã thay đổi), phụ huynh học sinh trường Tiểu học - THCS - THPT Newton cho hay: gia đình anh không quá quan tâm tới mức thu học phí online của nhà trường nhưng bất bình với cách nhà trường trao đổi với phụ huynh quanh vấn đề này.

"Phụ huynh lớp con tôi mỗi người 1 ý kiến về mức thu học phí, phản đối rất nhiều, đồng tình cũng không ít, nhưng tất cả đều không hài lòng với cách nhà trường luôn đơn phương đưa ra quyết định mà không khảo sát ý kiến phụ huynh, luôn đặt chúng tôi vào tình thế đã rồi, ép phải theo, ép không được thì lại quay đầu thay đổi, tìm cách áp đặt khác. Đáng nói là, chúng tôi cảm giác lợi ích của con cái mình luôn bị nhà trường đem ra làm "con tin" để xử ép, kiểu như chấp nhận thì được học, không chấp nhận thì nghỉ", anh Sơn chia sẻ.

Ồn ào chuyện học phí học online trong mùa dịch: Sự thất vọng hay cuộc khủng hoảng niềm tin về trường ngoài công lập? - Hình 4

Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Minh Thu (tên nhân vật đã thay đổi) có hai con đang học tại trường Ngôi Sao Hà Nội và trường Nguyễn Siêu cũng cho rằng, các trường cần có lối ứng xử phù hợp, trên cơ sở tôn trọng phụ huynh lẫn học sinh để nhận được sự ủng hộ và chia sẻ của họ trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, thiệt hại chung vì dịch Covid-19.

Chị Thu bày tỏ: "Trường Nguyễn Siêu thu học phí học online là 50% mức học phí thông thường. Với tôi đây là mức chấp nhận được. Nếu có tăng lên 70% như một số trường khác mà hợp lý, tôi cũng vẫn chấp nhận vui vẻ. Bởi trước khi đưa ra thông báo này, nhà trường đã họp với phụ huynh, trao đổi và cùng đưa ra thỏa thuận. Chúng tôi cảm thấy được tôn trọng và yên tâm gửi gắm con cái cho nhà trường. Tuy nhiên, tại trường Ngôi Sao Hà Nội, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào về chuyện thu học phí. Học thì cũng học rồi, gạo nấu thành cơm, không thể không mất tiền, nhưng phụ huynh hỏi thì nhà trường lần khất trả lời. Phụ huynh đành thắc thỏm với nhau trong hành động như "câu giờ" từ nhà trường, chỉ lo có vấn đề gì không đồng tình thì trở tay không kịp nếu muốn thay đổi môi trường học tập mới cho con".

Với chị Thu, việc đơn phương ra quyết định học phí hay trì hoãn đưa ra các thông báo thu phí phát sinh cũng đều thể hiện sự không tôn trọng phụ huynh của nhà trường.

Mới đây nhất, một nhóm phụ huynh của trường quốc tế Australia Sài Gòn (AIS Sài Gòn) trong cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM còn bức xúc cho biết, nhà trường thay vì kéo dài thời gian học mà không thể đàm phán được mức học phí thu thêm với phụ huynh thì ép học sinh học bù với thời lượng lên đến 10 tiết/ngày, 5 ngày 1 tuần, tức là vượt 15 tiết/tuần so với quy định của Bộ GD-ĐT. Lịch học dày đặc này khiến nhiều học sinh đổ bệnh nhưng không thể không theo.

Ồn ào chuyện học phí học online trong mùa dịch: Sự thất vọng hay cuộc khủng hoảng niềm tin về trường ngoài công lập? - Hình 5

Ồn ào chuyện học phí học online trong mùa dịch: Sự thất vọng hay cuộc khủng hoảng niềm tin về trường ngoài công lập? - Hình 6

Ồn ào chuyện học phí học online trong mùa dịch: Sự thất vọng hay cuộc khủng hoảng niềm tin về trường ngoài công lập? - Hình 7

Ồn ào chuyện học phí học online trong mùa dịch: Sự thất vọng hay cuộc khủng hoảng niềm tin về trường ngoài công lập? - Hình 8

Ảnh minh họa

Anh Nguyễn Thanh Sơn bức xúc: "Rõ ràng, lợi ích của học sinh về cả sức khỏe lẫn kiến thức đều không phải là nhân vật trung tâm trong các giải pháp mà nhiều trường ngoài công lập đang triển khai để khắc phục khó khăn mà dịch Covid-19 gây ra. Nhà trường cần phụ huynh chung tay, phụ huynh cũng sẵn sàng chia sẻ, song làm sao để cả hai bên cùng thấy thoải mái, tự nguyện thì tôi nghĩ cốt lõi vẫn là ứng xử từ nhà trường. Chúng tôi gửi con học tại đây vì niềm tin và kỳ vọng vào môi trường giáo dục nhân văn. Nhưng một chút khó khăn đã bộc lộ ra rất nhiều vấn đề khiến chúng tôi lung lay niềm tin".

Anh Sơn thậm chí còn có ý định chuyển con về trường công lập. Anh bày tỏ: "Tôi biết môi trường nào cũng có ưu nhược điểm. Nhưng khi mình bỏ ra một khoản tài chính lớn để đầu tư tương lai cho con, mình mong muốn những điều tốt đẹp chứ không phải một môi trường mà tiền bạc được dùng làm kim chỉ nam cho mọi quyết sách".

***

Một điều đáng lưu tâm là, trong câu chuyện học phí ồn ào đang chia rẽ sâu sắc trường học và phụ huynh hiện nay, học sinh không được xem là nhân vật trung tâm dù là đối tượng liên quan chính, đồng thời chịu nhiều tổn thương nhất. Nhà trường giữ lợi ích của nhà trường, phụ huynh đòi lợi ích của phụ huynh, còn học sinh ở giữa chứng kiến những va chạm, đôi khi là nảy lửa giữa cha mẹ và thầy cô - những người mà chúng chịu sự giáo dục trực tiếp.

Không cần quá nhiều thời gian để các trường học và cha mẹ học sinh đi đến thỏa thuận cuối cùng về chuyện học phí nếu cả hai phía ứng xử bằng sự tôn trọng và niềm tin. Giữ gìn hai yếu tố đó còn là để bảo vệ cho chính những đứa trẻ đang ngày ngày nhìn người lớn làm gương để học hỏi và trưởng thành.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hình ảnh Đại Nghĩa và mẹ trước khi bà qua đời vì đột quỵ, tình trạng hiện tại của nam MC gây xót xaHình ảnh Đại Nghĩa và mẹ trước khi bà qua đời vì đột quỵ, tình trạng hiện tại của nam MC gây xót xa
23:07:09 06/05/2025
Ái nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FCÁi nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FC
20:26:18 06/05/2025
Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?
21:32:11 06/05/2025
Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài LoanBộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan
21:44:29 06/05/2025
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếpNhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp
22:04:26 06/05/2025
Baeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãiBaeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãi
21:47:28 06/05/2025
Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh TâmChủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm
21:09:20 06/05/2025
Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'
20:25:22 06/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày

Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày

Góc tâm tình

05:03:59 07/05/2025
Cả nhà tôi cũng nể phục chị dâu vì kho ảnh dự trữ , đăng ròng rã mấy tháng mà không trùng cái nào! Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ phải chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ đến thế.
Peru đình chỉ hoạt động khai thác vàng sau thảm kịch 13 người chết

Peru đình chỉ hoạt động khai thác vàng sau thảm kịch 13 người chết

Thế giới

05:02:42 07/05/2025
Tổng thống Boluarte cũng công bố một số biện pháp khác nhằm kiểm soát tình hình, bao gồm lệnh giới nghiêm vào ban đêm và lập một căn cứ quân sự tại Pataz.
Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện

Hậu trường phim

23:51:58 06/05/2025
Sau khi lễ trao giải Baeksang 2025 khép lại vào tối 5/5 vừa, một khoảnh khắc vàng nơi hậu trường đã nhanh chóng gây bão mạng
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý

Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý

Mọt game

23:46:13 06/05/2025
Trong Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO), việc sở hữu những skin đẹp mắt không chỉ giúp tăng trải nghiệm chơi game mà còn thể hiện phong cách cá nhân của người chơi.
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do

Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do

Nhạc việt

23:29:55 06/05/2025
Nhiều năm qua, một câu hát trong Nhật ký của mẹ thường xuyên gây tranh cãi khiến tác giả - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lên tiếng lý giải.
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84

Sao việt

23:27:13 06/05/2025
GS. Nguyễn Lân Dũng cho biết, em trai của ông - PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường - qua đời sáng nay, tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con

Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con

Phim việt

23:24:51 06/05/2025
Nếu người bà, người mẹ là hình ảnh chính trong Lật mặt 7 thì sang Lật mặt 8: Vòng tay nắng, Lý Hải dành trọn tâm huyết để tôn vinh người cha.
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn

Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn

Sao châu á

23:20:42 06/05/2025
Bất chấp scandal nghiêm trọng Kim Soo Hyun vẫn chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình như một ngôi sao hàng đầu của xứ sở kimchi.
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?

Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?

Nhạc quốc tế

23:16:56 06/05/2025
Nhiều người nhận xét giá vé concert của BlackPink đang quá cao, dẫn đến nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội.
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò

Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò

Tv show

23:01:04 06/05/2025
Nam quản lý khách sạn Trung Hiếu và cô gái Hồng Nhung đều từng trải qua mối tình ngắn ngủi trước khi tham gia chương trình hẹn hò.
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập

Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập

Sao âu mỹ

22:57:52 06/05/2025
Ngày 4.5, Justin Bieber(31 tuổi) đăng một bức ảnh đang hút cần sa trên Instagram. Bài đăng này xuất hiện trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về sức khỏe tâm thần của anh.