Phụ huynh đua nhau cho con đi học thêm trước lớp 1, có cần thiết?
Năm học 2020-2021 mới hết nửa học kỳ nhưng nhiều phụ huynh mầm non đã cho con đi học thêm trước khi vào lớp 1 vì tâm lý sợ không theo kịp các bạn sau này.
Hai tháng nay, cứ 16h10 hàng ngày, chị Lê Minh Hòa (Hà Nội) lại vội vã từ chỗ làm việc về trường mầm non đón con đi học trước khi vào lớp 1. 17h30 con chị phải có mặt ở nhà cô để học chữ một tiếng rưỡi. Về nhà, chị khẩn trương tắm rửa và cho con ăn.
Có ngày học tiếng Anh, học số từ 19h đến 21h, thường xuyên hai mẹ con về muộn. Về đến nhà, nghỉ ngơi chút, cậu bé làm bài tập cô giao.
Chị Hòa mạnh dạn cho con học ở một trung tâm đắt đỏ. Học phí một buổi từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng. Chủ nhật hàng tuần, chị còn thuê gia sư 1 kèm 1 phụ đạo thêm tiếng Anh.
Chị tính nhẩm, mỗi tháng gia đình mất khoảng 2 triệu đồng tiền học thêm cho con.
Thấy lịch học của con kín tuần, chị Hòa rất lo lắng cho sức khỏe con nhưng không biết phải làm thế nào. Bởi chị nghĩ nếu không học bây giờ sau vào lớp 1 không theo kịp bạn bè, con trai còn khổ hơn.
Rút kinh nghiệm từ đứa con lớn không đi học thêm, bị cô phàn nàn vì tiếp thu chậm và gần như không theo kịp các bạn, anh Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) năm nay không tiếc tiền thuê gia sư phụ đạo cho đứa nhỏ.
Từ đợt hè, anh Quang đã tích cực tìm kiếm lớp dạy thêm tiền tiểu học. Cho rằng học ở trung tâm không hiệu quả, nơi chất lượng thì quá xa nhà, nên anh Quang quyết định thuê gia sư, với giá 300.000 đồng/buổi. Một tuần con anh học 3 môn, 6 buổi là 1,8 triệu đồng. Có những tháng, tiền học thêm của con khoảng 5 triệu đồng.
Gia đình chẳng mấy khá giả, nhưng nghĩ đến chuyện con đi học thua kém bạn bè, anh chị càng lo hơn.
Trên diễn đàn dành cho các mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1, chị Nguyễn Ngọc Diệp (Hà Nội) cùng nhiều phụ huynh khác đăng tải thông tin tìm lớp học thêm cho con.
Theo chị Diệp, trẻ mầm non không được dạy chữ tại trường cho nên gia đình rất lo lắng khi con bước vào lớp 1. Chị Diệp nghe nhiều phụ huynh trong lớp chia sẻ, chương trình học của lớp 1 rất nặng và khó, nếu không học trước sợ con bị bỏ lại so với các bạn.
Dưới bài đăng của chị Diệp, nhiều trung tâm gia sư, lớp học thêm tích cực bình luận. Lớp tiền tiểu học chủ yếu phụ đạo hai môn Toán và Tiếng Việt. Theo khảo sát, mỗi buổi học như vậy có giá trung bình từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Nhiều gia đình không tiếc tiền thuê gia sư 1 kèm 1 với học phí vài trăm nghìn đồng/buổi.
Video đang HOT
Học sinh mầm non kín lịch học thêm. (Ảnh minh họa: V.N)
Chị Hương Giang (TP.HCM) chia sẻ, bé đầu không học tiền tiểu học nên vào năm học rất vất vả. Chương trình mới vừa nặng, vừa khó, con không theo kịp mà chị cũng không biết phải dạy kèm thế nào. Kết quả là bé chán học, mỗi tối ngồi vào bàn học mà như cực hình. Vì thế đến bé thứ 2, chị Giang quyết tâm cho con đi học càng sớm càng tốt.
Khảo sát các trung tâm gia sư, lớp học thêm, chị Giang cho con học 1 kèm 6 với một cô giáo đang dạy lớp 1. Học phí mỗi buổi là 200.000 đồng/ 1,5 giờ.
Ban ngày, bé ở trường mầm non. Còn buổi tối từ thứ 2 đến thứ 7, cô giáo sẽ đến nhà dạy kèm. Tối Chủ nhật, chị cho con nghỉ để đi chơi, thư giãn.
Chị Giang cũng cho biết, một số phụ huynh không cho con đi học thêm, họ sẽ nhờ giáo viên trong trường dạy kèm trẻ tập đọc, viết vào giờ nghỉ trưa và đóng góp một khoảng 50.000 đồng/buổi.
“Học lớp 1, sai một ly đi một dặm. Vì thế phải tìm được lớp học thêm uy tín, giáo viên giỏi. Nói đơn giản chỉ cần con mình viết sai một nét sẽ hình thành thói quen khó bỏ. Trẻ con như tờ giấy trắng, vì thế rèn càng sớm thì càng tốt” , chị Giang nói.
Bộ sửa thông tư, làm sao ngăn được tình trạng dạy thêm chính khóa kiếm tiền?
Không cho giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa của mình đang dạy ở trường và tổ chức dạy buổi 2 hiệu quả thì dạy thêm chắc chắn sẽ đi vào nền nếp.
Thông tư 17 ban hành về việc cấm dạy thêm học thêm ra đời từ năm 2012 tính đến nay cũng gần 10 năm. Tuy nhiên, việc cấm cứ cấm, dạy thêm học thêm đã trở thành vấn nạn đem đến nhiều nỗi bức xúc, bất bình cho xã hội và không ít tâm tư, trăn trở của những thầy cô giáo chân chính.
Một lớp học thêm ở Đồng Nai, ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Báo Đồng Nai
Để hạn chế mức thấp nhất dạy thêm học sinh tràn lan, vào tháng 8-2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16-5-2012 của Bộ trưởng GD-ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Sau thời điểm tháng 8-2019, chỉ những cơ sở có giấp phép học thêm, dạy thêm còn hiệu lực mới được tiếp tục hoạt động cho đến khi hết giấy phép. Còn tất cả các hoạt động tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép và gia hạn giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường đều phải dừng lại, chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định mới.
Những điều luật dạy thêm học thêm nào trong Thông tư 17 đã hết hiệu lực?
Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT có các nội dung: Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; Yêu cầu đối với người dạy thêm; Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm; Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm.
Cho đến thời điểm này, nhiều cơ sở và không ít giáo viên đã hết giấy phép dạy thêm nhưng không được cấp mới. Hiện vẫn đang chờ hướng dẫn quy định mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dù thế thì việc dạy thêm học thêm không vì thế mà hạ nhiệt. Mới đây nhất, Thành phố Hồ Chí Minh phải ra thông báo cấm dạy học thêm cho học sinh tiểu học đã học 2 buổi/ngày.
Học thêm là nhu cầu của một bộ phận học sinh và phụ huynh, nhưng không phải tất cả
Bỏ qua một số trường hợp giáo viên dùng thủ thuật để lùa học sinh đến lớp học thêm nhằm tăng thu nhập thì học thêm hiện nay vẫn là nhu cầu chính đáng của nhiều học sinh và phụ huynh.
Học sinh đi học thêm hiện nay có thể chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất, những học sinh giỏi, thông minh đi học thêm để thầy cô hướng dẫn, tìm tài liệu nghiên cứu và giải đáp thắc mắc để nâng cao nhận thức. Những em này thường có ước vọng học để thi vào trường chuyên, lớp chọn và những trường đại học danh tiếng.
Nhóm thứ hai, là những em có lực học quá yếu, tiếp thu bài rất chậm nên không hiểu bài, không thể theo kịp kiến thức trên lớp nên cần thầy cô giảng đi giảng lại, kèm cặp riêng, để tiếp thu được kiến thức tối thiểu trong sách giáo khoa.
Nhóm thứ ba, còn một bộ phận không nhỏ học sinh thích điểm số, ba mẹ thích thành tích, thích được khoe con nên bắt buộc các em đi học thêm để được điểm cao và mong đạt được danh hiệu.
Vì thế, dù có cấm dạy thêm cũng chỉ cấm được giáo viên còn phụ huynh khi đã muốn cho con đi học thêm sẽ có nhiều cách như mời giáo viên đến nhà kèm riêng với học phía cao ngất, thuê gia sư là sinh viên hoặc giáo viên về hưu...
Bởi thế, khi bộ sửa thông tư quy định dạy thêm học thêm thế nào để làm sao không ngăn cản nhu cầu học thêm chính đáng của học sinh, phụ huynh, nhưng vẫn hạn chế tối đa các trường, các giáo viên ép học sinh chính khóa phải học thêm vì mục đích tăng thu nhập?
Một vài kiến nghị gửi Bộ Giáo dục
a/ Đối với trường dạy một buổi/ngày
Cấm tuyệt đối giáo viên không được dạy thêm học sinh của mình đang dạy chính khóa ở trường.
Có thể nói, việc giáo viên dạy thêm học sinh của mình đang dạy chính khóa ở trường chính là nguồn cơn xảy ra bao tiêu cực.
Học sinh bị ép buộc đi học thêm tự nguyện. Học sinh bị đối xử không công bằng. Phụ huynh không cho con cháu đi học thêm vì sợ bị làm khó mà cho đi học thêm lại bức xúc, bất bình.
Nhưng làm gì để quản lý được các thầy cô giáo không được dạy học sinh chính khóa trong khi dạy thêm?Thực ra, quy định này đã có trong Thông tư 17. Vậy vì lý do gì giáo viên vẫn cứ dạy thêm chủ yếu cho học sinh lớp chính khóa của mình?
Khi kiểm tra cơ sở dạy thêm, người ta chỉ chủ yếu chú ý xem có giấy phép dạy thêm hay không? Cơ sở vật chất có đảm bảo đúng theo yêu cầu? Còn tên tuổi học sinh, hiện đang học lớp nào ở trường? Học với ai thì ít ai chú ý.
Không cho giáo viên dạy thêm chính học sinh của mình sẽ có thêm điều lợi tự giáo viên ấy phải nỗ lực hết mình trong chuyên môn để khẳng định năng lực, danh tiếng của mình mới mong thu hút được học sinh tìm đến học.
Những giáo viên dạy dở, ít tiếng tăm sẽ không có ai tìm đến học và đương nhiên có muốn dạy học cũng không dạy được.
b/ Đối với trường dạy 2 buổi/ngày
Tổ chức tốt việc dạy buổi 2 ở trường đó là dạy phân hóa, dạy theo nhu cầu sở thích của học sinh và phụ huynh.
Tuyệt đối không dạy nguyên lớp, sáng học sĩ số bao nhiêu chiều vẫn y chang sĩ số đó và buổi chiều chỉ là ôn tập lại những kiến thức đã học buổi sáng.
Cho học sinh quyền chọn môn học và chọn giáo viên. Sẽ có những lớp học toán nâng cao, tiếng Việt nâng cao, tiếng Anh tăng cường hay các lớp phụ đạo học sinh yếu kém lấy lại kiến thức, các lớp năng khiếu như múa, hát, bơi lội, cầu lông, bóng bàn, bóng đá...
Nếu làm chặt chẽ khâu này, không cho giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa của mình đang dạy ở trường và tổ chức dạy buổi 2 hiệu quả thì dạy thêm chắc chắn sẽ đi vào nền nếp. Giáo viên dạy dở, dạy không uy tín sẽ tự đào thải. Những giáo viên dạy giỏi sẽ không có thời gian để mà dạy thêm vì lượng học sinh đăng ký học quá đông.
Trẻ lớp 1 đi học thêm bởi cha mẹ không có nghiệp vụ sư phạm làm sao dạy? PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng học thêm hay học tiền lớp 1 nếu là tổ chức các hoạt động giúp hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thì quá tốt. Chiều thứ 7 nhưng chị Thúy Nga (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vội vàng giục đứa con lớp Lá mặc chiếc áo ấm, cầm cặp sách đến lớp học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!
Sao âu mỹ
14:41:25 16/05/2025
Những con số giật mình trong vụ án Tập đoàn Thuận An
Pháp luật
14:40:26 16/05/2025
Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"
Người đẹp
14:40:05 16/05/2025
Lưu Đức Hoa tự cắt 1/3 tiền lương trong phim mới
Hậu trường phim
14:36:25 16/05/2025
Những bó hoa cưới "linh nghiệm" của Vbiz: Sau màn "xin vía" là những đám cưới cực kỳ hoành tráng
Sao việt
14:32:14 16/05/2025
Các ứng dụng deepfake AI - Mối lo ngại lớn của các thần tượng K-pop
Sao châu á
14:28:46 16/05/2025
HOT: Vừa ngủ dậy, cả thế giới bị BLACKPINK dí DEADLINE!
Nhạc quốc tế
14:25:24 16/05/2025
Ngập tràn lời chê MV Anh Tài: Bống Bống Bang Bang phiên bản U40, còn "ghê" hơn cả thảm họa Pickleball?
Nhạc việt
14:22:49 16/05/2025
Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'
Thế giới
14:10:14 16/05/2025
Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025
Thời trang
14:07:38 16/05/2025