Phục dựng căn cứ hoạt động của Biệt động Sài Gòn – Bài cuối: Nỗ lực ‘vá’ lại cơ sở trú ẩn của cha và đồng đội đã bị phá dỡ
Căn biệt thự của ông Trần Văn Lai – Anh hùng lực lượng vũ trang, người chỉ huy lực lượng Biệt động Sài Gòn năm xưa, ngày nay không còn nguyên vẹn do bị mua đi bán lại và đập phá để cải tạo nhiều lần.
Tuy nhiên, với quyết tâm phục dựng lại các cơ sở chiến đấu bí mật của cha và đồng đội, ông Trần Vũ Bình đã đi tìm từng vật liệu để phục dựng nó, hoàn thiện như lúc ban đầu.
Ông Trần Vũ Bình tại căn biệt thự cũ của cha mình, đã bị người chủ cũ tháo dỡ tan hoang, đổ nát.
Nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng
Ngày nay, nếu không tìm hiểu, sẽ ít người biết về căn biệt thự số 6-8 Nguyễn Thị Huỳnh (Phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) là di tích gắn liền với Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất).
Căn biệt thự này được xây dựng khoảng 60 năm trước. Trước giải phóng, căn biệt thự có địa chỉ 33/5 Lăng Phú Thành, sau đổi thành số 6-8 đường Tự Đức và hiện nay là 6-8 đường Nguyễn Thị Huỳnh. Đây là nơi được chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai (còn được gọi là Mai Hồng Quế, bí danh Năm USOM) và vợ cả là bà Phạm Thị Chinh (còn gọi là Phạm Thị Phan Chính) mua lại để phục vụ hoạt động cách mạng.
Ông Trần Văn Lai đứng trước căn biệt thự là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng và mang vỏ bọc là địa điểm thi công nội thất của Dinh Độc Lập. Ảnh: NVCC
Ông Trần Vũ Bình cho biết: “Với danh nghĩa nhà thầu khoán Dinh Độc Lập, cha tôi – ông Mai Hồng Quế, có hoạt động kinh doanh bề ngoài là làm xưởng sản xuất tranh kiệt, bàn ghế, nệm, các đồ trang trí nội thất… nhưng bên trong chính là cơ sở hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn. Căn biệt thự này cũng chính là nơi hội họp, nuôi giấu cán bộ công tác tại nội thành Sài Gòn. Cha tôi khi đó là nhà thầu chính, được quyền ra vào Phủ Tổng thống và quen biết nhiều với chức sắc Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là cán bộ Tiểu đoàn, C trưởng Biệt động, đơn vị Biệt động 159, Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Năm 1964, cha tôi cùng vợ cả là bà Phạm Thị Chinh đã đứng ra bảo lãnh cho hai đồng đội là Phan Trọng Bình và Phạm Quốc Sắc, là 2 trong số 6 tử tù chính trị bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo thoát khỏi án tử”.
Đến năm 1965, Quân khu chỉ thị ông Trần Văn Lai bán 2 căn biệt thự trên cùng một số tài sản khác để chuẩn bị tiền cho cán bộ rút ra khi cần thiết, bảo đảm phục vụ chiến đấu tại nội thành. Từ đó, 2 căn biệt thự 6-8 Nguyễn Thị Huỳnh đã được chuyển qua nhiều đời chủ.
Ông Trẩn Vũ Bình nhặt lại chiếc chốt khi căn nhà bị người chủ cũ tháo dỡ.
Quyết tâm phục dựng lại căn nhà
Video đang HOT
Ông Trần Vũ Bình cho biết, sau khi phục dựng được các cơ sở hoạt động bí mật của cha và đồng đội thành công như: căn hầm chứa vũ khí bí mật, quán cơm Đại Hàn… địa chỉ mà ông rất muốn được phục dựng lại hiện nay là căn biệt thự số 6-8 Nguyễn Thị Huỳnh. “Tôi luôn có một ước nguyện tìm lại căn biệt thự này vì nó gắn với một giai đoạn hào hùng của dân tộc và cũng gắn với tình vợ chồng ngắn ngủi của cha và má đầu Phạm Thị Chinh của tôi”, ông Trần Vũ Bình cho biết.
Công nhân đang gấp rút thi công để căn nhà sớm được đưa vào hoạt động.
Theo ông Trần Vũ Bình, phải đến năm 1998, ông Bình mới tìm lại được 2 căn biệt thự và nung nấu quyết tâm sẽ mua lại để phục dựng. Tuy nhiên, năm 2020, do không biết đây là căn nhà gắn với di tích lịch sử nên chủ nhà cũ đã đập bỏ, toàn bộ đồ đạc trong nhà đã bị mang đi bán. “Tôi vội vã chạy tới căn biệt thự hy vọng còn giữ lại được những kỷ vật của cha mình nhưng tôi đã chết lặng trước cảnh ngôi nhà đã bị phá tan hoang”, ông Trần Vũ Bình cho biết.
Chứng kiến cảnh căn biệt thự tan hoang và những món đồ cổ của cha và đồng đội đã bị mang đi bán, ông Trần Vũ Bình đã bị suy sụp. Ông đi lang thang, mất ngủ hàng tuần. Tuy nhiên, sau khi được người thân, bạn bè động viên, ông Trần Vũ Bình đã bình tĩnh và bắt đầu đi tìm người chủ mới để bắt tay vào việc thương lượng, mua lại căn biệt thự để phục dựng lại.
Ông Trần Vũ Bình cho biết: “Tôi đã tìm được số điện thoại của người chủ mới, nhưng họ lại ở nước ngoài. Khi nghe câu chuyện cảm động về lịch sử căn biệt thự và mục đích của tôi, người chủ mới này đã bay về Việt Nam để thảo luận việc chuyển nhượng. Dù cuộc thảo luận diễn ra tốt đẹp, chủ mới đồng ý chuyển nhượng, nhưng số tiền mua lại căn nhà quá lớn. Vì vậy, tôi đã đã phải cầm cố nhà cửa, tài sản mới đủ mua lại căn biệt thự đó”.
Ông Trần Vũ Bình và công nhân di dời, lắp đặt các vật dụng cũ của căn nhà để trả lại dáng vẻ nguyên bản của nó trước kia.
Vậy là từ khi tìm được căn nhà, từ năm 1998 đến năm 2020 là đã 22 năm, ông Bình và gia đình mới mua được căn biệt thự của chính cha mình. Hiện nay, ngoài thời gian làm việc, bất kể ngày đêm, ông Trần Vũ Bình cùng những cộng sự của mình lùng sục mọi ngóc ngách, tìm mọi cách mua lại những vật dụng của căn nhà tại các khu vực bán đồ cũ.
Ông Trần Vũ Bình cho biết, mơ ước lớn nhất của ông là sẽ làm “sống dậy” căn nhà, cố gắng “vá” lại với những thiết kế, cửa sắt, vật dụng cũ để nó giống như ngày xưa nhất. “Dù biết sẽ rất khó khăn, song ý định của tôi và gia đình là “vá” lại căn nhà một cách trung thực nhất. Đó là lý do tôi gọi đó là căn biệt thự vá”.
“Tôi rất vui mừng vì không bao lâu nữa ngôi biệt thự số 6-8 Nguyễn Thị Huỳnh sẽ hoàn thành việc phục dựng và khánh thành để đi vào hoạt động phục vu du khách đến tham quan, tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử hào hùng của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn và của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, độc lập”, ông Trần Vũ Bình cho biết.
Phục dựng căn cứ hoạt động của Biệt động Sài Gòn - Bài 1: Đánh thức 'kí ức'
Từ những năm 90, ông Trần Vũ Bình, con trai của chiến sỹ Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai (hoạt động dưới vỏ bọc nhà thầu khoán Mai Hồng Quế, Năm USOM - thầu khoán Dinh Độc Lập) đã cất công đi tìm lại những di vật của cha và đồng đội để phục dựng và làm điểm tham quan du lịch đặc biệt cho du khách trong và ngoài nước.
Ông Trần Vũ Bình, con trai chiến sỹ Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai.
Ông Trần Vũ Bình (ngụ Quận 1, TP Hồ Chí Minh) cho biết: "Hiện nay, mình có điều kiện thì phải làm, còn sống thì còn tìm lại, xây dựng lại những gì cha, chú mình xây dựng lên. Bởi vì nó mà thế hệ cha, chú mình đã đổ bao xương máu, không thể vì chiến tranh đã kết thúc mà quên đi tất cả lịch sử của dân tộc trong thời chiến".
Biến căn hầm chứa vũ khí thành Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia
Gia đình ông Trần Văn Lai đón nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cho căn nhà số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: NVCC
Ông Trần Vũ Bình kể, ông rất cảm phục những chiến công và sự hi sinh của cha mẹ mình cùng các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, nên sau ngày thống nhất đất nước, ông đã bỏ nhiều công sức, tiền của để mua lại những hiện vật và căn nhà, vốn là nơi hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn; rồi tổ chức phục dựng lại thành địa điểm lịch sử để mọi người tới tham quan, tìm hiểu về những hoạt động thầm lặng nhưng chứa biết bao kì tích của lực lượng Biệt động Sài Gòn.
Địa điểm đầu tiên là căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3. Với tâm niệm phục dựng căn nhà một cách nguyên trạng nhất chứ không tu sửa bằng vật liệu mới, cùng với chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng, ông Trần Vũ Bình đã phải lặn lội đi nhiều nơi. Nghe nói ở đâu có hiện vật của Biệt động Sài Gòn là ông lại tìm đến, thương lượng để mang về. Phải mất mấy năm gom nhặt, ông mới có đủ vật liệu để phục dựng căn nhà.
Sau bao ngày vất vả, năm 1988, căn nhà số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia; trở thành "địa chỉ đỏ" nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước, vinh dự đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đến thăm.
Ông Trần Văn Lai khui căn hầm chứa vũ khí tại số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3) sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975. Ảnh: NVCC
Theo ông Trần Vũ Bình, khi còn sống, cha ông thường nói với các con: "Nhà này có ở thì ở, nhưng không được sửa chữa". Mãi đến sau này, ông Bình mới hiểu ý nghĩa trong câu nói của cha mình vì thấy có hệ thống hầm ngầm dưới lòng đất và hệ thống hầm nổi trên trần nhà rất bí mật; cấu trúc căn nhà cũng rất khác lạ.
Ngoài căn nhà trên, ông Trần Vũ Bình cũng đã phục dựng lại chiếc ô tô và hiện đang được trưng bày trong căn nhà. "Quá trình phục hồi lại di tích và hiện vật cũng lắm "công phu". Công việc tuy kết thúc chỗ này nhưng lại là khởi đầu mới ở chỗ khác. Sự kiện này tiếp nối sự kiện kia, đi tìm sự kiện kia thì truy ra manh mối của một sự kiện khác. Kết thúc luôn là khởi đầu", ông Bình hào hứng.
Xây dựng hệ thống Bảo tàng Biệt động Sài Gòn
Để đảm bảo cho hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn, ông Trần Văn Lai còn thiết lập rất nhiều nơi che giấu cán bộ, làm hộp thư bí mật để chuyển giao thư từ, tài liệu. Trong đó, căn nhà số 113A Đặng Dung (phường Tân Định, Quận 1), nơi đặt "hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn", được ông Trần Văn Lai mưu trí xây dựng ngay bên cạnh nhà của tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 1 của ngụy quyền Sài Gòn.
Căn nhà được ông giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn và bà Nguyễn Thị Sự, những người thợ làm cùng trong xưởng trang trí nội thất của ông Lai và cũng là hai chiến sĩ cách mạng, quản lý.
Người dân đến Bảo tàng Biệt động Sài Gòn vừa được tham quan, tìm hiểu về lịch sử Biệt động Sài Gòn và còn chiêm ngưỡng các vật dụng, dụng cụ âm nhạc... của các năm trước giải phóng.
Sau khi ông Trần Văn Lai qua đời vào năm 2002, ông Trần Vũ Bình đã mất hơn 10 năm để tiếp nhận và phục dựng nguyên trạng căn nhà trên.
Cùng với việc tích cực khôi phục nguyên hiện trạng 2 hầm nổi, hộp thư bí mật, lối kiến trúc xưa của căn nhà, ông Trần Vũ Bình còn tìm kiếm, sưu tầm nhiều hiện vật xưa trưng bày tại đây. Đặc biệt, ông đã cho mở lại tại di tích 113A Đặng Dung "quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn" theo vỏ bọc ngày xưa của căn nhà. Không như những người kinh doanh khác, ông mở quán nhưng không quá chú trọng đến lợi nhuận mà chỉ muốn tạo điều kiện để mọi người đến đây có thể vừa ăn sáng, uống cà phê, vừa có thời gian thư thái để tìm hiểu về Biệt động Sài Gòn.
ADVERTISING
X
Sau thành công của quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn, ông Trần Vũ Bình đã mạnh dạn triển khai ý tưởng xây dựng một tour du lịch đưa du khách đến các điểm di tích lịch sử, xem những kỷ vật, hình ảnh, tìm hiểu tường tận về lực lượng Biệt động Sài Gòn huyền thoại.
Hiện nay, khách tham gia tour du lịch này sẽ được khám phá 18 điểm di tích đặc biệt như hầm chứa vũ khí để Biệt động Sài Gòn đánh vào Dinh Độc Lập trong Tết Mậu Thân 1968, quán phở Bình - Sở Chỉ huy tiền phương Phân khu 4 trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Di tích 113A Đặng Dung - nơi đặt "hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn", nơi làm nội thất cho Dinh Độc Lập ở số 145 Trần Quang Khải...
Đại diện Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, các công ty lữ hành đã đưa rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Bảo tàng Biệt động Sài Gòn. Với các tour du lịch này, du khách không chỉ tìm hiểu về Biệt động Sài Gòn qua các di tích, hiện vật mà còn trải nghiệm ẩm thực, giao lưu với người dân, nhân chứng lịch sử tại các địa điểm lưu trú... Với ý nghĩa lịch sử đó, các tour du lịch này đã nhận được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Trung bình mỗi tháng, các điểm di tích lịch sử của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đón từ 10 đến 20 đoàn tham quan. Lượng khách đến các địa điểm di tích lịch sử này tăng cao, nhất là vào dịp Tết và các ngày lễ lớn như: Kỉ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày Quốc khánh 2/9...
"Điểm đặc biệt của các tour du lịch trên là người dẫn các đoàn đi tham quan chính là những người con, người cháu của các chiến sĩ biệt động năm xưa. Bởi chúng tôi muốn các con cháu của mình cảm nhận rõ hơn về giá trị lịch sử mà tổ tiên mình đã để lại. Chính người trong cuộc phải hiểu và trân quý điều đó thì mới có thể hun đúc tình yêu quê hương, đất nước cho người đến tham quan cảm nhận được", ông Trần Vũ Bình cho biết.
Hiện nay, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn là bảo tàng thông minh tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh.
Sau khi tour du lịch tìm hiểu về lịch sử Biệt động Sài Gòn được đưa vào khai thác, các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh cũng từng đặt vấn đề bán vé tại các điểm di tích này, tuy nhiên ông Trần Vũ Bình đã từ chối. "Lý do tôi phục dựng các di tích lịch sử cũng là làm cách mạng, thời này không chiến tranh, không bom đạn mà không phục vụ người dân miễn phí được thì mình thua các cụ ngày xưa. Vì vậy, các địa điểm cà phê tìm hiểu về lịch sử Biệt động Sài Gòn không bán vé mà chỉ thu tiền thức ăn và nước uống để duy trì hoạt động của quán", ông Trần Vũ Bình lý giải.
Thương Tín 'nước mắt ngắn, nước mắt dài' thú nhận về cuộc sống hiện tại sau scandal với Trịnh Kim Chi Sau những lùm xùm với đàn em Trịnh Kim Chi cũng như tin đồn qua đời, mới đây nghệ sĩ Thương Tín đã có những trải lòng về cuộc sống "bỏ phố rời quê" trên báo Tiền Phong. Cách đây không lâu, trên mạng truyền tay nhau thông tin nam diễn viên Biệt động Sài Gòn qua đời, hưởng thọ 66 tuổi khiến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

Việt Nam phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Mới có quan hệ tình cảm

Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh

2 ngày, 11 người bị đuối nước trên biển Mỹ Khê
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025