Phục hồi và bứt phá sau đại dịch – Bài 1: Không ít khó khăn
Sau hơn 2 tháng “bình thường mới” thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực khắc phục khó khăn về nguồn vốn, nguyên liệu, nhân lực để tận dụng cơ hội thị trường, thúc đẩy sản xuất.
Công nhân lao động Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng tại khu Công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Ghi nhận những khó khăn hiện nay cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, TTXVN có chùm 2 bài viết về những cách làm mới, thích ứng nhanh với tình hình thực tế để duy trì, giữ vững các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Bài 1: Không ít khó khăn
Kể từ tháng 10, các doanh nghiệp dừng sản xuất “3 tại chỗ” chuyển sang giai đoạn thích ứng để khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, bù đắp những thiệt hại sau thời gian dài bị trì trệ. Mặc dù phương thức sản xuất linh hoạt hơn, song những khó khăn mà doanh nghiệp đối mặt cũng không ít.
Thiếu nhân công và vốn
Đơn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu những tháng cuối năm đều tăng cao nên Công ty cổ phần Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT) cần tuyển khoảng 100 lao động thời vụ để làm đơn hàng Tết. Tuy nhiên, trong hơn 2 tháng qua, nhà máy ở Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân không thể tuyển được người.
Ông Trương Tiến Dũng, Tổng giám đốc APT cho biết: Trong thời gian sản xuất “3 tại chỗ”, Công ty đã cố gắng chăm lo và đảm bảo an toàn cho người lao động, nhờ đó giữ được gần như 100% công nhân cố định. Tuy nhiên, vào dịp cuối năm, Công ty thường tuyển một số lao động thời vụ từ các tỉnh miền Tây hoặc sinh viên để tăng công suất, kịp giao hàng cho đối tác. Mọi năm vào thời điểm này, Thành phố sẽ đón lượng lớn lao động thời vụ ở các tỉnh lên làm hàng Tết ở các nhà máy, nhưng năm nay trái ngược, “thị trường lao động khá ảm đạm”, trong khi sinh viên đang học online nên cũng chưa quay lại.
Video đang HOT
“Doanh nghiệp đã liên hệ các trung tâm dịch vụ việc làm quận, thành phố nhờ giới thiệu lao động, đăng tin tuyển nhân sự lên mạng xã hội, các trang tuyển dụng, bố trí người nhận hồ sơ trực tiếp ở cổng Công ty. Để thu hút người lao động, Công ty quyết định tăng lương, thu nhập cơ bản của lao động mới lên hơn 8 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không tuyển được người”, ông Trương Tiến Dũng thông tin.
Tương tự, Công ty cổ phần Thực phẩm Cholimex cần tuyển hơn 500 công nhân làm đơn hàng cuối năm và mở rộng quy mô nhà xưởng, nhưng sau gần 3 tháng đăng tin tuyển dụng vẫn chưa đủ số lượng. Đại diện Công ty Cholimex thông tin: Để thu hút lao động doanh nghiệp đã điều chỉnh cách tính lương. Lao động học việc sẽ được đảm bảo thu nhập ít nhất là 6 triệu đồng/tháng, nếu làm tốt sẽ cao hơn. Dù đã đăng tin tuyển dụng tại nhà máy, nhờ sự giới thiệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên TP Hồ Chí Minh và tham gia các sàn việc làm trực tuyến do các tỉnh tổ chức, nhưng đến nay Công ty vẫn không tuyển được bao nhiêu.
“Với các lao động ở tỉnh, Công ty cam kết hỗ trợ chi phí đi lại, tổ chức xe đưa đón, trả tiền xét nghiệm, có nhà tập thể cho công nhân. Với người có tay nghề, kinh nghiệm làm việc thì thu nhập mỗi tháng khoảng 13 triệu đồng. Nhiều chính sách đãi ngộ như vậy nhưng có những phiên giao dịch việc làm cả ngày Công ty chỉ tiếp vài ứng viên”, đại diện Cholimex nêu thực tế.
Không chỉ thiếu lao động, các doanh nghiệp muốn tăng sản lượng sản xuất cũng gặp khó khăn về vốn. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh nhận định: Dù nỗ lực duy trì sản xuất nhưng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với nhiều áp lực, khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất. Sau các đợt dịch COVID-19 vừa qua, hầu hết doanh nghiệp đều hụt nguồn vốn tái sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm. Nguồn vốn dự trữ của các doanh nghiệp trước đó đã phải trưng dụng cho các chi phí phát sinh trong thời gian duy trì sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường – 2 điểm đến” nên không còn vốn để đầu tư tăng sản lượng hàng hóa.
“Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được ban hành. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ về vốn, tín dụng còn thấp. Rào cản lớn nhất để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay là không đủ điều kiện về tài sản thế chấp theo tiêu chuẩn của ngân hàng để vay vốn trong thời điểm thị trường, sản xuất khó khăn hiện nay”, bà Lý Kim Chi chia sẻ.
Chi phí tăng cao
Đơn hàng xuất khẩu đã tăng trở lại, song do giá nguyên liệu và phí dịch vụ logistics tăng cao khiến các doanh nghiệp dè dặt và thận trọng trong việc nhận đơn hàng mới.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn cầu nêu thực tế: Từ năm 2020, cước vận chuyển hàng hóa đường biển đã tăng gấp 2-3 lần so với trước khi dịch COVID-19 xuất hiện và tiếp tục tăng trong năm 2021, đến nay đã gấp 5-6 lần thậm chí tới 10 lần so với trước. Đơn cử giá cước phí một container loại 40 feet từ Việt Nam đi Mỹ trước đây có giá từ 1.500-2.000 USD và thời gian vận chuyển hết 28 ngày thì nay giao động 13.000 -15.000 USD và thời gian vận chuyển kéo dài gần 3 tháng. Tương tự, cước phí một container đi Nga đã tăng từ 3.000 USD lên 8.000-10.000 USD, thời gian vận chuyển mất hơn 3 tháng thay vì chỉ 25 ngày như trước đây. Ngay cả với tuyến vận tải đi Australia cũng tăng từ 1.200 USD lên 9.000 USD/container.
Không chỉ tăng cước, phí mà việc đặt container rỗng và chỗ trên tàu cũng rất khó khăn. Có thời điểm, muốn đưa hàng lên tàu doanh nghiệp phải đặt chỗ trước tới vài tháng. Giá thành sản xuất cao, thời gian vận chuyển kéo dài khiến cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn đối tác phân phối ở nước ngoài rơi vào thế bị động do thời hạn sử dụng sản phẩm (với thực phẩm) bị rút ngắn và giá sản phẩm bị đội lên cao.
Theo ông Nguyễn Ngọc Luận, bên cạnh vấn đề vận tải thì giá nguyên liệu sản xuất kể cả trong nước và nhập khẩu đều tăng. Giá hạt cà phê đến nay đã tăng 50% so với thời điểm trước dịch bùng phát. Trong khi đó các nguyên liệu nhập khẩu khác để chế biến hay bao bì đóng gói cũng tăng hơn 30% so với trước. Tuy nhiên doanh nghiệp rất khó để điều chỉnh giá bán tăng tương ứng do hầu hết đơn hàng đã ký trước và doanh nghiệp phải duy trì tính cạnh tranh để giữ khách.
Tương tự, dệt may cũng là ngành chịu ảnh hưởng lớn từ việc tăng giá nguyên liệu đầu vào. Nhiều doanh nghiệp cho biết, trước đây nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc thường được mua theo giá CIF (giao hàng tại cảng người mua) thì từ khi cước vận tải biển tăng cao, các nhà cung ứng chuyển sang bán theo FOB (giao tại cảng người bán) và doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu chi phí vận chuyển. Cộng với giá nguyên phụ liệu cũng tăng thêm 20-30% do ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng khiến tổng chi phí đầu vào tăng cao.
Ông Nguyễn Phước Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh thông tin: Ngay khi Thành phố chuyển sang trạng thái “bình thường mới” các doanh nghiệp đã gấp rút khôi phục lại các hoạt động sản xuất, kinh doanhh nhằm tận dụng cao điểm những tháng cuối năm gia tăng tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, với diễn biến dịch COVID-19 vẫn phức tạp ở nhiều địa phương, để đảm bảo an toàn cho người lao động và duy trì được sản xuất liên tục, doanh nghiệp phải xây dựng khu lưu trú tạm thời để cách ly F0 mới phát hiện và thực hiện các biện pháp phòng bệnh 5K.
“Một vấn đề nữa là dù đơn hàng nhiều, nhất là các mặt hàng xuất khẩu nhưng doanh nghiệp vẫn phải tính toán do chi phí sản xuất và vận tải đều tăng cao. Chi phí đang ăn mòn vào lợi nhuận, thậm chí có lúc doanh nghiệp càng sản xuất càng lỗ nhưng vẫn phải duy trì hoạt động để giữ khách hàng và tạo việc làm cho lao động”, ông Nguyễn Phước Hưng chia sẻ.
Đẩy nhanh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, hiệp hội tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh triển khai có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Công ty TNHH may mặc Minh Lực, huyện Cầu Ngang vừa được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tổng kết, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thời điểm thích hợp để tháo gỡ căn bản các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật. Đồng thời, nghiên cứu, báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đảm bảo đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trên thực tế.
Bộ này cũng sẽ khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình Hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch đề ra; đẩy nhanh triển khai thực hiện các kế hoạch, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực được phê duyệt để doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Đồng thời, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia để sớm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Bộ cũng sẽ sớm hoàn thiện, khai thác hiệu quả Cổng Thông tin quốc gia về doanh nghiệp để tổng hợp, chia sẻ miễn phí thông tin về các chương trình, chính sách, mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để doanh nghiệp, người dân tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng, khoa học. Cùng đó, tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, và thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để kịp thời bố trí quỹ đất cho sản xuất, kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các bộ, địa phương đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các loại quy hoạch thời kỳ 2021-2030 bao gồm quy hoạch tỉnh, thành phố. Đối với các bộ chưa hình thành mạng lưới tư vấn viên của ngành khẩn trương ban hành tiêu chí và xây dựng mạng lưới tư vấn viên để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực phụ trách...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin về các chương trình, đề án, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các bộ, ngành Trung ương, các hiệp hội và địa phương đã đề xuất nhu cầu hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng, trình độ quản trị doanh nghiệp; hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của các đối tác lớn đặc biệt là khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu. Đồng thời, tích cực tham gia các Hiệp hội doanh nghiệp để tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động tìm hiểu, tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nắm bắt thông tin, tận dụng tối đa các lợi thế của các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nguồn cung ứng thay thế trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19.
Gần 90% doanh nghiệp Bình Dương phục hồi lại sản xuất sau dịch Khí thế mới sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, toàn tỉnh Bình Dương đã trở lại trạng thái bình thường mới diễn ra an toàn và linh hoạt. Gần 90% doanh nghiệp tại Bình Dương phục hồi lại sản xuất với hơn 500.000 lao động đã trở lại nhà máy làm việc. Hiện phần lớn công nhân đã tiêm đủ vaccine để...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thành phố Hà Nội có nhiều điểm ngập sau cơn mưa lớn

Xuất hiện dầu vón cục tại bãi biển Tuy Hòa

Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm

Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Tài xế vi phạm nồng độ cồn rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn chết người

Lễ diễu binh xúc động và hùng tráng chưa từng có ở TP.HCM

Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Thông điệp kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam rực rỡ tại quảng trường Thời đại, Mỹ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chật kín khách tham quan dịp lễ 30/4

TP.HCM náo nức chờ pháo hoa tối 30-4: Người dân đến giữ chỗ từ sớm

Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ
Có thể bạn quan tâm

Tạ Đình Phong lo tỏ tình Vương Phi, "bơ đẹp" 2 con, Trương Bá Chi liền đá đểu?
Sao châu á
16:45:08 01/05/2025
Đặc phái viên của Tổng thống Trump: Ukraine chấp nhận nhượng bộ lãnh thổ trên thực tế
Thế giới
16:37:14 01/05/2025
Phương Mỹ Chi nói về tiết mục gây sốt đại lễ: "Đó là ký ức không thể quên"
Nhạc việt
16:19:00 01/05/2025
Hoàng Doãn Minh Hà: "Nam thần cứu hoả" 1 thời, giờ thay đổi chóng mặt, đã có vợ
Netizen
16:12:42 01/05/2025
Bảo Liêm: Nam danh hài kín tiếng, ở VN là thiếu gia, đi Mỹ lấy vợ 2 giờ ra sao?
Sao việt
16:09:46 01/05/2025
Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI
Thế giới số
15:21:55 01/05/2025
Các mẫu điện thoại giá rẻ dưới 3 triệu đồng đáng mua trong tháng 5
Đồ 2-tek
15:14:14 01/05/2025
Royal Enfield Hunter 350 2025 chính thức lên kệ, giá chỉ 45 triệu đồng
Xe máy
15:08:00 01/05/2025
6 loại thực phẩm ít calo, giúp sản sinh collagen không lo bị béo
Làm đẹp
15:07:46 01/05/2025
17 cuốn nhật ký bí mật của Freddie Mercury sẽ được công bố
Sao âu mỹ
15:07:10 01/05/2025