Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea độc lập
Văn phòng báo chí Điện Kremlin ngày 17/3 cho hay Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh công nhận Crimea là nhà nước độc lập, mở đường cho Crimea gia nhập Liên bang Nga.
Tổng thống Nga Putin.
Ngoài ra, sắc lệnh cũng công nhận thành phố cảng của Crimea, Sevastopol, nơi đồn trú của hạm đội Hắc Hải Nga, là thành phố “hưởng sự tự trị đặc biệt” bên trong Cộng hoà Crimea.
Theo Dmitry Vyatkin, đại diện của Duma quốc gia, hạ viện Nga, tại Toà án hiến pháp, sắc lệnh có hiệu lực ngay sau khi được ký và là “một bước tiến gần hơn tới các tiến trình” đưa Crimea trở thành một phần của Nga.
Một khi Crimea được công nhận độc lập, yêu cầu gia nhập chính thức của Crimea được quốc hội Nga xem xét và phê chuẩn. Sau đó các bên sẽ ký một hiệp ước quốc tế và hiệp ước này phải được Toà hiến pháp công nhận, rồi quay trở lại quốc hội để được phê chuẩn.
Video đang HOT
Sau đó luật về thành lập một chính quyền mới phải được soạn thảo và các cơ quan nhà nước liên quan thông qua.
Crimea, từng là vùng tự trị thuộc Ukraine, đã phản đối chính quyền ở Kiev sau khi Tổng thống Yanukovych bị quốc hội phế truất. Ngày 16/3 Crimea đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý theo đó 96 phần trăm người đi bỏ phiếu ủng hộ Crimea gia nhập Nga.
Ngày hôm nay Tổng thống Putin dự kiến phát biểu trước lưỡng viện, đại diện các vùng và các tổ chức công về yêu cầu gia nhập Nga của Crimea.
Phương Tây đã sẵn sàng trừng phạt Nga
Hôm nay (17/3), Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu khởi động các lệnh trừng phạt với Nga sau khi cuộc trưng cầu dân ý tại Cộng hòa tự trị Crimea vẫn diễn ra vào ngày 16/3 bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của phương Tây.
Tại Brussels, các bộ trưởng ngoại giao EU đã đồng thuận thi hành lệnh cấm cấp visa và phong tỏa tài sản với một số quan chức Nga từ ngày hôm nay.
Không chỉ Mỹ mà cả Pháp, Đức và Anh cũng lên tiếng cáo buộc Nga là nguyên nhân khiến tình hình căng thẳng chính trị tại Ukraine ngày càng leo thang. Các quan chức phương Tây khẳng định "đã tới lúc đưa ra những lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn với Matxcova".
Phương Tây phản đối tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea hôm 16/3
Tuy nhiên, bất chấp lời cảnh báo trên, người dân Crimea vẫn tham gia cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 nhằm quyết định tương lại hoặc sáp nhập vào Nga hoặc ở lại Ukraine của Cộng hòa tự trị này. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy hơn 95% cử tri Crimea ủng hộ trở thành một phần lãnh thổ của Nga.
Cuộc bỏ phiếu trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phương Tây và EU khi khẳng định cuộc trưng cầu dân ý là "trái luật pháp và không được công nhận".
"Những hành động của Nga là nguy hiểm và bất ổn", phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết và nói thêm rằng cuộc bỏ phiếu này là "trái với hiến pháp của Ukraine".
Cuộc bỏ phiếu này là trái luật pháp "được tổ chức do chịu tác động de dọa từ các lực lượng xâm lược Nga", hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius.
Trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea hôm 16/3, AFP dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay các lệnh trừng phạt của EU sẽ nhắm tới "khoảng 25 - 30 nhân vật" và các thành viên trong chính phủ Nga không nằm trong danh sách này.
"Họ là những thành viên thuộc quốc hội, lực lượng an ninh và một quan chức cấp cao bộ quốc phòng nhưng không phải là bộ trưởng", AFP cho hay.
Trong khi đó, các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga - đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU, hiện đang vấp phải sự phản đối của một số quốc gia thành viên thuộc khối này tại khu vực phía đông và một số công ty lớn của Đức do lại ngại "chọc giận" Kremlin.
"Cùng với một vài thành viên EU, chúng tôi không ủng hộ các lệnh trừng phạt này", Thủ tướng Bulgari Plamen Orecharski cho biết. Theo ông Orecharski, Bulgari sẽ "lỗ nặng" nếu các lệnh trừng phạt kinh tế được thi hành.
Cuộc thăm dò dư luận của tờ Handelsblatt, Đức hôm 13/3 cho thấy 2/3 người dân nước này phản đối các lệnh trừng phạt áp dụng với Nga và 57% số người được hỏi cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine là do những người chống lại Kremlin khơi mào.
Theo infonet
Hôm nay, Crimea chính thức đệ đơn xin sáp nhập vào Nga Thủ tướng Crimea khẳng định chính quyền tự trị sẽ chính thức nộp đơn xin sáp nhập vào Liên bang Nga trong ngày hôm nay, 17/3, sau khi kết quả trưng cầu dân ý trước đó một ngày cho thấy đại đa số người dân muốn "trở về với đất mẹ". Thủ tướng Sergey Aksyonov. Thủ tướng Sergey Aksyonov thông báo thông tin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky ra mệnh lệnh quan trọng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ

Tổng thống Trump, Putin công bố kết quả điện đàm

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến
Có thể bạn quan tâm

Một đêm nhạc đáng nhớ với khán giả thủ đô của con gái Mỹ Linh
Nhạc việt
11:11:50 20/05/2025
Chân váy dáng dài dễ mặc, dễ đẹp nhất mùa nắng
Thời trang
11:06:09 20/05/2025
Mẹo trang điểm không bị lem khi đổ mồ hôi
Làm đẹp
11:02:09 20/05/2025
Những hình ảnh không bao giờ được lên sóng của Thùy Tiên
Hậu trường phim
10:57:16 20/05/2025
Ngân Collagen mời "bà dì" ở Mỹ về VN đối chất Ngân 98, hàng xóm kể điều lạ
Netizen
10:52:24 20/05/2025
Xe sedan 'trên cơ' Toyota Camry, công suất 473 mã lực, trang bị tối tân, giá chưa tới 700 triệu đồng
Ôtô
10:45:33 20/05/2025
Cách "bắt dính" cán bộ chuyên... ngồi chơi xơi nước
Tin nổi bật
10:44:35 20/05/2025
Cận cảnh Honda SH350i bản Italy - nhập tư nhân, chưa chốt giá bán
Xe máy
10:40:04 20/05/2025
Tôi nhắc một cái tên, người tình giàu có đang vui vẻ bỗng nổi giận bỏ về
Góc tâm tình
10:38:36 20/05/2025
3 món đồ nội thất tưởng sang chảnh nhưng chủ nhà càng dùng càng hối hận
Sáng tạo
10:19:38 20/05/2025