Quả na với những công dụng và bài thuốc hay
Năm nào cũng vậy, na chỉ xuất hiện đúng một lần trong năm đó là vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, kéo dài trong 1-2 tháng, hiếm khi kéo dài tới đầu Đông.
Na là loại quả “vạn người mê” vì là loại quả quê, sạch sẽ, an toàn và ngọt mềm phù hợp với vị giác của đông đảo người Việt.
Quả na rất giàu canxi, magiê, sắt, niacin và kali, giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. Nhờ giàu vitamin A, quả na là thực phẩm siêu tốt cho người muốn có làn da, mái tóc khỏe đẹp và thị lực cũng tốt hơn vì đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm và chống lão hóa. Các lớp vỏ bên ngoài của quả na rất hữu ích trong việc chống lại sâu răng, đau răng. Có thể nói, ăn na đem lại vô vàn công dụng cho nhan sắc và sức khỏe.
Công dụng của quả na không chỉ khi cho trái chín thơm ngon. Quả na chín được dùng với tác dụng bồi bổ cơ thể. Trong khi đó, quả na điếc dùng trị mụn nhọt ở vú, chữa ho, viêm họng…
Na có tên khác là mãng cầu (Annona squamosa), phan lệ chi, mác kiếp. Na có mùi vị thơm ngon đặc biệt, nhất là na dai.
Video đang HOT
Lá na giã nát cùng với lá bồ công anh, đắp chữa sưng vú; nếu thêm lá ớt, lá táo, lá từ vi lại chữa mụn nhọt có mủ, đầu đinh. Lá na (10-20g) rửa sạch, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước đem phơi sương một đêm, rồi thêm ít rượu mà uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng hai giờ. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngải cứu (10g), thạch xương bồ (8g), sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
Rễ na cũng chữa sốt rét. Khi dùng, lấy 50g rễ na sắc uống với 30g rễ và lá cây ngâu rừng, 30g rễ xoan rừng.
Quả na ương (chín nửa chừng) thái nhỏ, bỏ hạt, sắc uống chữa kiết lỵ. Quả na chín chứa 14,5% đường glucose, 1,7% saccharose, protid nên được dùng với tác dụng bổ dưỡng.
Quả na đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, tự khô xác có mầu nâu đỏ tím được gọi là quả na điếc hay sa lê, là một vị thuốc được dùng theo kinh nghiệm dân gian:
Chữa ho, viêm họng: Quả na điếc (50g), nhân hạt gấc (20g), sinh địa (50g), rễ xạ can (30g), cam thảo dây (25g), lá bạc hà (50g), lá chanh (25g), lá táo (25g). Tất cả phơi khô (riêng quả na điếc đốt tồn tính), giã nhỏ, tán bột, rồi trộn với 150g đường đã nấu thành sirô để làm viên, mỗi viên 0,5g. Người lớn: ngày uống 6-8 viên, chia làm hai lần; trẻ em: 3-6 viên. Dùng 3-5 ngày.
Chữa sốt rét: Quả na điếc (40g), giun khoang cổ (80g), phèn phi (20g). Quả na điếc đập vỡ vụn, tẩm rượu, sao vàng. Giun lộn trái, rửa sạch, tẩy bằng rượu, phơi khô, sao vàng. Hai thứ trộn với phèn phi, tán bột mịn và luyện với nước tỏi làm viên bằng hạt đỗ xanh. Người lớn: Ngày uống hai lần, mỗi lần 10 viên.
Chữa nhọt ở vú: Quả na điếc phơi thật khô, tán thành bột, rồi hòa với giấm, bôi nhiêu lần trong ngày.
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Quả na điếc (20g, đốt tồn tính), cỏ lào (ngọn non, 50g), gạo tẻ (30g, rang thật vàng). Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm ba lần trong ngày.
Hạt na giã nhỏ, ngâm rượu, ngậm nhổ nước chữa đau nhức răng. Dùng dung dịch rượu hạt na chấm vào chân tóc, giữ 15 phút, rồi gội đầu để trừ chấy. Không để dung dịch hạt na bắn vào mắt, có thể gây hỏng mắt. Nước sắc hạt na cũng diệt được chấy.
Hà Nội: Khẩn trương tìm nguyên nhân hơn 100 học sinh nghỉ học chưa rõ lý do
Tối 4/11, Phòng GD&ĐT quận Hà Đông đã có báo cáo Sở GD&ĐT Hà Nội về việc hơn 100 học sinh nghỉ học chưa rõ lý do.
Trường tiểu học Nguyễn Trãi (quận Hà Đông, Hà Nội)
Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi có 32 lớp với 1.722 học sinh. Số học sinh ăn bán trú tại trường đạt gần 100%. Trong các ngày 2 và 3/11, trường có hơn 100 học sinh nghỉ học. Đến ngày 4/11, trường còn hơn 60 học sinh nghỉ học.
Theo thông tin phụ huynh học sinh cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm, có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh nghỉ học như sốt, viêm họng, mệt, buồn nôn, đau răng, đau bụng, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa...
Trong các học sinh có triệu chứng bị rối loạn tiêu hóa và nghỉ học, 9 học sinh đã được gia đình đưa đến khám tại các cơ sở y tế, được kê đơn thuốc điều trị tại nhà và hiện tại sức khỏe đều dần ổn định.
Thông tin từ gia đình các học sinh còn lại, tình hình sức khỏe của các em đã dần ổn định. Ngày 4/11, công tác tổ chức cho học sinh ăn bán trú của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi diễn ra bình thường.
Ông Bạch Ngọc Lợi- Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết: Phòng đã phối hợp với cơ quan y tế, UBND phường Nguyễn Trãi; mời Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về làm việc tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, chỉ đạo triển khai ngay một số công việc và khẩn trương làm rõ nguyên nhân sự việc.
Trường Tiểu học Nguyễn Trãi đã tổ chức họp toàn bộ giáo viên của các lớp, nắm tình hình học sinh nghỉ học và tiếp tục theo dõi sức khỏe của từng học sinh trong những ngày tiếp theo.
Đoàn công tác đã yêu cầu nhà trường tiến hành khử trùng, vệ sinh toàn bộ khu vực bếp ăn, dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm; niêm phong lưu mẫu thực phẩm ba ngày (30/10, 2 và 3/11), lấy mẫu sữa học đường, nước sinh hoạt, nước uống đóng bình của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi và gửi đi làm xét nghiệm.
Nguyên nhân chính khiến nhiều học sinh nghỉ học đang được khẩn trương làm rõ. Tuy nhiên, lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Hà Đông nêu quan điểm, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, các bậc phụ huynh cần tăng cường phối hợp với nhà trường quan tâm theo dõi, chăm sóc sức khỏe học sinh.
Chẩn đoán viêm xoang như thế nào? Bệnh viêm xoang cần được chẩn đoán sớm để có thể đưa ra phương áp điều trị hợp lý và hiệu quả. Để chẩn đoán viêm xoang chính xác cần dựa trên nhiều thông tin bao gồm tiền sử và bệnh sử, các triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm hỗ trợ,... Trong các bệnh lý tai mũi họng, viêm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 thời điểm nên ăn chuối luộc để có lợi cho sức khỏe

5 loại nước uống giải nhiệt tự nhiên cho mùa hè

Cách ăn mới tốt cho quá trình trao đổi chất và giảm cân

3 loại đồ uống giảm chứng chuột rút, đau chân sau tập thể dục

Những vật dụng trong nhà có thể trở thành 'kẻ sát nhân' đối với trẻ

Nắng nóng oi bức, gia tăng trẻ nhỏ bị bệnh rối loạn tiêu hóa, hô hấp

Lá đu đủ - 'thần dược' từ thiên nhiên giúp phòng chống ung thư

5 loại thực phẩm mùa hè tốt cho quá trình giảm mỡ bụng

Ai không nên dùng mướp đắng

8 điều nên làm để giảm nguy cơ ung thư

Mắc zona thần kinh có cần kiêng gì không?

Hà Nội: Bé gái 7 tháng tuổi mắc rubella vì một sai lầm và sự chủ quan của bố mẹ
Có thể bạn quan tâm

Vợ Quang Hải 'đội sổ' top WAGs thị phi, 1 bóng hồng 'đu theo' nhận kết đắng?
Netizen
09:47:26 11/05/2025
Cách sử dụng củ sen trong làm đẹp da và tóc
Làm đẹp
09:43:03 11/05/2025
Vay tiền online mua iPhone trả góp, cô gái trẻ mất gần 122 triệu đồng
Pháp luật
09:37:45 11/05/2025
Phát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà Nẵng
Tin nổi bật
09:31:01 11/05/2025
Trailer Squid Game 3: NSX gạch tên V và 1 sao nam hollywood, lợi dụng BTS?
Hậu trường phim
09:08:21 11/05/2025
Doãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một năm
Sao thể thao
09:05:47 11/05/2025
Ngoại hình điển trai của Đoàn Thế Vinh - Vũ công đóng vai chính trong "Lật mặt 8"
Sao việt
09:02:05 11/05/2025
Hàng chục nghìn người đội mưa xem dàn "Anh trai say hi" hát và... khóc
Nhạc việt
08:56:41 11/05/2025
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Du lịch
08:53:49 11/05/2025
"Nữ chính ngôn tình" Sooyoung (SNSD): Gia thế và sự nghiệp miễn chê, có mối tình 13 năm "ngọt nhất showbiz", giờ còn "chào sân" Hollywood!
Sao châu á
08:45:13 11/05/2025