Quả ngọt từ mô hình “Nâng bước em tới trường”
Những năm còn học phổ thông cơ sở rồi lên tiếp phổ thông trung học, bên cạnh em Phan Khánh Duy (sinh năm 2002) luôn có sự đồng hành của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Gành Hào, BĐBP Bạc Liêu.
Những người lính Biên phòng như là người cha, người anh, nâng đỡ Duy vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để em vượt khó, vươn lên trong học tập. Sau những năm, tháng vất vả “gieo trồng”, chăm sóc, giờ đây, “mầm xanh” nơi biên giới đã ra mùa “quả ngọt”. Đó là thành quả những người lính Đồn Biên phòng Gành Hào có được khi Duy chính thức bước vào giảng đường đại học, tiếp tục thực hiện hoài bão, khát khao của đời mình.
Các nhà hảo tâm tặng quà hỗ trợ kinh phí cho các em học sinh do Đồn Biên phòng Gành Hào nhận nuôi, đỡ đầu năm học 2019-2020. Ảnh: Hồ Phúc
Hiện tại, Phan Khánh Duy đã là học viên năm thứ 3 của trường Sĩ quan Công binh, một ngôi trường quân đội tại tỉnh Bình Dương. Đối với Duy, được học tập và rèn luyện trong một ngôi trường quân đội là đích đến cho những nỗ lực trong những năm tháng học phổ thông trung học của mình.
Bởi, từ khi em được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Gành Hào nhận đỡ đầu theo mô hình “Nâng bước em tới trường”, Duy đã ấp ủ ước mơ sẽ trở thành một người lính để sau này có thể giúp đỡ những phần đời khó khăn như những cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Gành Hào đã hỗ trợ em thuở nào. Chính từ suy nghĩ đó đã thôi thúc Duy không ngừng phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Cho đến bây giờ, nhiều người dân ở xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) vẫn không khỏi xót xa khi nhắc đến hoàn cảnh đáng thương của Duy. Sinh ra trong một gia đình thuộc diện khó khăn, năm Duy đang học lớp 6, bố em không may qua đời. Cuộc sống vất vả, khó khăn khiến có lúc Duy định nghỉ học để giảm bớt gánh nặng cho mẹ. Nhưng với sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của những người lính Biên phòng và các thầy, cô giáo trong trường đã tiếp thêm động lực cho cậu học sinh nghèo tiếp tục đến trường.
Năm 2016, Duy được Đồn Biên phòng Gành Hào nhận đỡ đầu, cũng từ đó, con đường đến trường của Duy được rộng mở. Suốt những năm cuối cấp 2 và cấp 3, ngoài hỗ trợ tiền học hằng tháng và phương tiện đi lại để em đến trường, bám lớp, cán bộ Đồn Biên phòng Gành Hào còn thường xuyên quan tâm, động viên, cũng như bồi dưỡng kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, giúp Duy đứng vững trước mọi khó khăn.
Trung úy Lê Nhật Tường, Phó Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Gành Hào, cán bộ đã gắn bó, đồng hành cùng Duy suốt những năm em còn học phổ thông nhớ lại: “Thời điểm nhận đỡ đầu, từ Ban Chỉ huy đến cán bộ, chiến sĩ đơn vị đều đặc biệt quan tâm đến Duy, coi em như con, em của đơn vị. Đợt đó, mỗi lần có công việc ở địa bàn hay tận dụng thời gian rảnh rỗi cuối tuần, tôi đều đến thăm và nắm bắt về tình hình học tập của em. Ngoài số tiền đơn vị hỗ trợ 500.000 đồng/tháng, đơn vị còn trao tặng sách, vở và trao thêm kinh phí để em trang trải cuộc sống. Ngoài ra, mỗi khi kêu gọi được các nhà hảo tâm giúp đỡ những hoàn cảnh éo le trên địa bàn, chúng tôi đều ưu tiên tặng Duy một suất”.
Sự quan tâm, động viên từ thầy cô và những người lính Đồn Biên phòng Gành Hào đã tiếp thêm sức mạnh, động lực cho Duy vượt qua mọi khó khăn để đến trường, nỗ lực học tập. Nhờ đó mà học lực của Duy luôn đạt tốp khá của lớp. Năm 2019, Duy đã thi đậu và trúng tuyển vào trường Sĩ quan Công binh. Gia cảnh nghèo khó, nên khi Duy được học tập trong ngôi trường quân đội, người thân của em cũng đỡ vất vả, lo toan nhiều.
Video đang HOT
Duy tâm sự: “Trước khi thi đại học, em cũng được thầy cô trong trường và các chú, các anh Biên phòng tư vấn, khuyên bảo rất nhiều. Ước mơ của em là được học tập, rèn luyện trong môi trường quân đội nên mọi người đã định hướng em thi vào trường Sĩ quan Công binh. Thế rồi, niềm vui như vỡ òa khi em nhận được giấy báo trúng tuyển. Đợt đó, những người đầu tiên em báo tin vui là các chú Đồn Biên phòng Gành Hào. Nếu không có sự giúp đỡ chân thành, quý báu của các chú Biên phòng thì em không có ngày hôm nay”.
Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của Đồn Biên phòng Gành Hào mà Duy (ngoài cùng bên phải) đã thực hiện được ước mơ được học tập trong ngôi trường quân đội (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021). Ảnh: CTV
Trung tá Lê Bá Thuyên, Chính trị viên Đồn Biên phòng Gành Hào chia sẻ: “Hiện tại, đơn vị nhận đỡ đầu 3 học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo theo Chương trình “Nâng bước em tới trường” và nhận nuôi dưỡng 1 em tại đồn theo mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”.
Ngoài ra, thời gian qua, vào những dịp khai giảng năm học mới hay tổng kết năm học, Ban Chỉ huy đều trích quỹ đơn vị và kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ nhiều suất quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới biển huyện Đông Hải để động viên các em. Đối với trường hợp của Duy, chúng tôi lấy đó là tấm gương sáng để cho các em mà đơn vị đang nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng noi theo, từ đó, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu nỗ lực vươn lên trong học tập”.
Mặc dù chặng đường phía trước còn dài, song, giờ đây, Duy đang vững bước trên con đường mình đã lựa chọn. Duy bộc bạch: “Em rất biết ơn các chú BĐBP đã giúp đỡ, hỗ trợ em trong những năm tháng học phổ thông cơ sở, phổ thông trung học. Tình cảm, sự quan tâm đó đã tiếp thêm độc lực, sức mạnh để em không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, sống có ích, góp sức cho xã hội, đồng thời, báo đáp công ơn của thầy cô, cũng như không phụ lòng mong mỏi của các chú BĐBP”.
Nữ sinh chăn bò thuê mang cả bầu trời ước mơ tới giảng đường đại học
Nhờ sự giúp đỡ của bạn đọc, các nhà hảo tâm, cô gái chăn bò thuê đã bước chân vào giảng đường đại học với cả bầu trời mơ ước. Ngoài ra, cô gái còn có thêm một gia đình mới.
Ngày 20/9, lần đầu tiên trong đời, cô nữ sinh dân tộc Mường - Phạm Thị Thuận (làng Nhõi, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa), được bước chân xuống thành phố mang theo cả bầu trời ước mơ và kỳ vọng. Thuận được mẹ nuôi đưa đến trường làm thủ tục nhập học khiến em vô cùng hạnh phúc.
Trong ngày tựu trường, niềm vui của cô gái như được nhân đôi khi phóng viên Dân trí cùng Ban giám hiệu Trường ĐH Hồng Đức tiếp tục trao số tiền 98.761.000 đồng của các nhà hảo tâm giúp đỡ Thuận thông qua tài khoản của Quỹ Khuyến học Việt Nam. Trước đó, bạn đọc cũng đã ủng hộ trực tiếp Thuận và thông qua Báo Dân trí là 400 triệu đồng.
Phóng viên Dân trí cùng Ban giám hiệu Trường Đại học Hồng Đức thay mặt bạn đọc trao quà tới em Thuận.
Thuận là nhân vật đáng thương trong bài viết: "Cô gái 12 năm chăn bò thuê, đến trường bằng sổ hộ nghèo và ước mơ đại học". Trước đó, bạn đọc đã ủng hộ trực tiếp về tài khoản của Thuận và qua Chương trình Nhân ái của Báo Dân trí với tổng số tiền hơn 400 triệu đồng.
Thuận có hoàn cảnh vô cùng éo le. Bố Thuận bị tàn tật, chân tay co quắp, mỗi lần di chuyển hết sức khó khăn, còn mẹ thì quanh năm đau ốm quặt quẹo. Lên 6 tuổi, Thuận đã phải đi chăn bò thuê để có những bữa ăn qua ngày.
Suốt những năm tháng mẹ vắng nhà, Thuận vừa lo cho bố vừa lo cho em. Những tiết học thêm của Thuận là những buổi đi chăn bò thuê.
Dù đến trường bằng những bữa no, bữa đói nhưng Thuận vẫn không ngừng cố gắng học tập với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào đại học. Suốt những năm đi học, năm nào em cũng là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của trường.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Thuận đạt 27 điểm khối C (tính cả điểm ưu tiên là 29,75 điểm). Ước mơ làm cô giáo đã chạm đến tay cô học trò nghèo, vậy mà ngày biết kết quả thi, cả hai bố con Thuận cùng khóc vì chẳng biết sẽ phải làm thế nào để có tiền đi học.
Hoàn cảnh của Thuận sau khi đăng tải trên Báo Dân trí đã chạm tới trái tim của các nhà hảo tâm. Cho đến thời điểm này, cô nữ sinh đã được bạn đọc giúp đỡ hơn 500 triệu đồng. Không những giúp đỡ về vật chất, rất nhiều bạn đọc đã gọi điện động viên, tiếp sức khiến Thuận rất vui.
Cũng thông qua Báo Dân trí, một gia đình sống tại thành phố Thanh Hóa đã nhận Thuận làm con nuôi và cưu mang em suốt quá trình học tập. Như vậy, ngoài bố mẹ đẻ, Thuận đã có thêm một gia đình mới - gia đình bố mẹ nuôi.
Nữ sinh gửi lời cảm ơn đến bạn đọc Báo Dân trí và các nhà hảo tâm đã giúp đỡ để em có cơ hội tiếp tục được đến trường.
Thuận đậu vào Khoa sư phạm lịch sử chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức. Vào lớp chất lượng cao, ngoài những chính sách ưu đãi cho ngành học này, Thuận sẽ được tạo điều kiện, ưu tiên bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
PGS, TS Đậu Bá Thìn, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Hồng Đức chia sẻ: "Thật sự rất cảm phục em Thuận, dù có hoàn cảnh éo le nhưng vẫn vươn lên trong học tập. Ngoài Quỹ khuyến học thì hàng năm nhà trường cũng sẽ tìm kiếm học bổng của những nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và sẽ có những chính sách hỗ trợ thêm Thuận và các bạn sinh viên khó khăn khác".
PGS, TS Lê Hoàng Bá Huyền, Hiệu Phó Trường Đại học Hồng Đức cho biết: "Thông qua Báo Dân trí, nhà trường đã nắm được hoàn cảnh của em Thuận và có kết nối với gia đình em. Vậy là nhờ Báo Dân trí, bạn đọc báo, cánh cửa đại học đã mở rộng trước mắt em.
Thuận được mẹ nuôi đưa đi nhập trường.
Thuận đã là sinh viên của nhà trường, thay mặt gia đình em Thuận, tôi xin trân trọng cảm ơn quý báo đã giúp đỡ cô sinh viên nghèo này có một khoản hỗ trợ để em có thể yên tâm học tập. Quá trình học tập, nhà trường cũng sẽ có những chính sách tạo điều kiện cho em.
Thuận sẽ là tấm gương sinh viên tiêu biểu để nhà trường lan tỏa tới các bạn khác. Nhà trường rất mong tiếp tục đón nhận sự đồng hành của quý báo để có nhiều những hoàn cảnh sinh viên khó khăn khác được giúp đỡ".
Xúc động trước những tình cảm lớn lao mà bạn đọc Dân trí cùng các nhà hảo tâm giúp đỡ, Thuận chia sẻ: "giờ đây, em có thêm một gia đình nữa, bố mẹ nuôi đều là nhà giáo. Em sẽ ở cùng bố mẹ nuôi mà không phải ở ký túc xá hay thuê trọ. Em cảm thấy mình thật sự may mắn vì được rất nhiều nhà hảo tâm quan tâm, động viên, giúp đỡ. Em hứa sẽ cố gắng học thật tốt để đền đáp tấm chân tình của tất cả mọi người đã dành cho em".
Thí sinh 40 tuổi đạt 27 điểm thi, hoàn thành ước mơ vào giảng đường đại học Chị Nguyễn Thị Thủy đỗ vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, hoàn thành ước mơ về giảng đường đại học từ 20 năm trước của mình. Nữ công nhân trăn trở, có nên nghỉ làm để đi học hay không... Mọi thứ đều phải cân nhắc Hoàn thành Kỳ thi THPT năm 2021, chị Nguyễn Thị Thủy (40 tuổi, là công...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bỏ đào tiền điện tử, dân công nghệ 'săn' card đồ họa đào tạo AI
Thế giới số
11:28:26 12/05/2025
OPPO Reno14 lộ hiệu năng ấn tượng
Đồ 2-tek
11:26:50 12/05/2025
Hủ tiếu gà trộn khô vừa ngon lại thanh mát, ăn nhẹ bụng cho ngày nắng nóng
Ẩm thực
11:17:25 12/05/2025
5 sai lầm khi sắm đồ nội thất khiến bạn rước bực vào người
Sáng tạo
11:08:49 12/05/2025
3 không khi ăn thịt ba chỉ
Sức khỏe
11:08:36 12/05/2025
Làm rõ hành vi lừa đảo và loạn luân ở "Tịnh thất Bồng Lai"
Pháp luật
11:00:16 12/05/2025
Chân váy maxi sành điệu, diện đi làm đi chơi đều đẹp
Thời trang
10:59:15 12/05/2025
Nhà Trắng thông báo đạt thỏa thuận với Trung Quốc
Thế giới
10:54:17 12/05/2025
Khán giả thất vọng, đồng loạt "thoát fan", bán album của Wren Evans sau khi thần tượng bị tố ngoại tình
Nhạc việt
10:44:03 12/05/2025
Thí sinh Tân binh toàn năng khóc nức nở khi chia tay đồng đội sau vòng loại đầu tiên
Tv show
10:41:19 12/05/2025