Quá trình xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể của virus corona
New York Times tổng hợp những gì các nhà khoa học tìm hiểu về cách thức virus mới lây nhiễm và tấn công các tế bào, nó ảnh hưởng thế nào đến các cơ quan ngoài phổi.
Khi các trường hợp nhiễm virus corona sinh sôi trên khắp thế giới và các chính phủ thực hiện các biện pháp phi thường để hạn chế sự lây lan, vẫn còn rất nhiều nhầm lẫn về chính xác những gì virus gây ra với cơ thể người.
Các triệu chứng – sốt, ho, khó thở – có thể báo hiệu rất nhiều bệnh, từ cúm đến liên cầu khuẩn đến cảm lạnh thông thường. Dưới đây là những gì các chuyên gia y tế và các nhà nghiên cứu đã biết cho đến nay về sự tiến triển của sự lây nhiễm do loại virus corona mới này – và những gì họ chưa biết.
Các bác sĩ kiểm tra ảnh chụp phổi của bệnh nhân tại một bệnh viện ở tỉnh Hồ Bắc vào tháng trước. Ảnh: AFP/Getty.
Virus corona này gây nhiễm thế nào?
Virus lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí do ho hoặc hắt hơi xâm nhập qua mũi, miệng hoặc mắt của những người ở gần. Các virus trong những giọt này di chuyển nhanh chóng vào đường mũi của bạn và đến màng nhầy ở phía sau cổ họng, gắn vào một thụ thể đặc biệt trong các tế bào.
Virus corona có các protein gai đâm ra từ bề mặt của chúng, và các gai này bám vào màng tế bào, cho phép vật liệu di truyền virus xâm nhập tế bào người.
Vật liệu di truyền đó tiến hành “cướp đi sự trao đổi chất của tế bào”, giúp chúng “nhân lên và tạo ra virus”, bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, cho biết.
Quá trình đó ảnh hưởng tới hô hấp thế nào?
Khi các bản sao của virus nhân lên, chúng bùng phát và lây nhiễm các tế bào lân cận. Các triệu chứng thường bắt đầu ở phía sau cổ họng với đau họng và ho khan.
Sau đó, virus này “bò dần dần xuống các ống phế quản”. Khi virus đến phổi, màng nhầy của chúng bị viêm. Điều đó có thể làm hỏng phế nang hoặc túi phổi và chúng phải làm việc nhiều hơn để thực hiện chức năng cung cấp oxy cho máu lưu thông khắp cơ thể chúng ta và loại bỏ carbon dioxide khỏi máu để có thể thở ra.
“Nếu bạn bị sưng ở đó, việc thở oxy qua màng nhầy sẽ khó khăn hơn nhiều”, bác sĩ Amy Compton-Phillips, Giám đốc lâm sàng của Hệ thống Y tế Providence, cho biết.
Ảnh chụp tuyến phổi của bệnh nhân đến từ Vũ Hán, cho thấy phế nang chứa đầy chất lỏng màu hồng, sự thay đổi sớm nhất trong phổi của bệnh nhân. Ảnh: Shu-Yuan Xiao.
Sự sưng tấy và dòng lưu thông oxy bị suy yếu có thể khiến những khu vực đó trong phổi chứa đầy chất lỏng, mủ và tế bào chết. Viêm phổi, một dạng nhiễm trùng, có thể xảy ra.
Một số người khó thở đến mức cần phải đặt máy thở. Trong những trường hợp xấu nhất, được gọi là Hội chứng Suy hô hấp Cấp tính, phổi chứa quá nhiều chất lỏng mà không có sự hỗ trợ hô hấp nào có thể giúp đỡ, và bệnh nhân chết.
Virus xâm chiếm phổi như thế nào?
Bác sĩ Shu-Yuan Xiao, giáo sư bệnh lý tại Đại học Y khoa Chicago, đã kiểm tra các hồ sơ bệnh lý trên bệnh nhân nhiễm virus corona ở Trung Quốc. Ông cho biết virus dường như bắt đầu ở các khu vực ngoại vi ở cả hai bên phổi và có thể mất thời gian để đến đường hô hấp trên, khí quản và các đường dẫn khí trung tâm khác.
Bác sĩ Xiao, người cũng là giám đốc của Trung tâm Chẩn đoán Bệnh học và Phân tử tại Đại học Vũ Hán, cho biết mô hình đó giúp giải thích tại sao ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu, nhiều trường hợp sớm nhất không được xác định ngay lập tức.
Phác đồ xét nghiệm ban đầu ở nhiều bệnh viện Trung Quốc không phải lúc nào cũng phát hiện nhiễm trùng ở phổi ngoại vi, vì vậy một số người có triệu chứng được gửi về nhà mà không được điều trị.
“Họ tìm đến các bệnh viện khác để điều trị hoặc ở nhà và lây nhiễm cho gia đình họ. Đó là một trong những lý do nó lan rộng như vậy”, ông nói.
Nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai phát hiện hơn một nửa trong số 121 bệnh nhân ở Trung Quốc có ảnh chụp CT bình thường trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh.
Nghiên cứu này và nghiên cứu của bác sĩ Xiao cho thấy khi bệnh tiến triển, ảnh CT cho thấy “các vệt thủy tinh mờ”, một loại màng che ở các bộ phận của phổi có thể thấy rõ trong nhiều loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus.
Những khu vực mờ đục đó có thể phân tán và dày lên khi bệnh nặng hơn, tạo ra thứ mà các bác sĩ chụp X-quang gọi là màng bao dày đặc trên máy quét.
Phổi có phải bộ phận duy nhất bị ảnh hưởng?
Phổi không nhất thiết là phần duy nhất của cơ thể bị ảnh hưởng. Bác sĩ Compton-Phillips cho biết nhiễm trùng có thể lây lan qua màng nhầy, từ mũi xuống trực tràng.
Vì vậy, trong khi virus dường như bằng không ở phổi, nó cũng có thể lây nhiễm các tế bào trong hệ thống tiêu hóa.
Đây có thể là lý do một số bệnh nhân có các triệu chứng như tiêu chảy hoặc khó tiêu. Bác sĩ Schaffner cho biết virus cũng có thể xâm nhập vào máu.
Ảnh chụp CT của các bệnh nhân Trung Quốc bị nhiễm virus corona. Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái, một phụ nữ 56 tuổi, một nam 44 tuổi, một nam 42 tuổi và một nữ 65 tuổi.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ nói rằng ARN từ virus corona mới đã được phát hiện trong các mẫu máu và phân, nhưng không rõ liệu virus truyền nhiễm có thể tồn tại trong máu hay phân không.
Bác sĩ George Diaz, trưởng nhóm về các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Vùng Providence ở Everett, Washington, một trong những người điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona đầu tiên ở Mỹ, cho biết tủy xương và các cơ quan như gan cũng có thể bị viêm. Cũng có thể có một số viêm trong các mạch máu nhỏ, như đã xảy ra với SARS, dịch bệnh bùng phát vào năm 2002 và 2003.
“Virus này thực sự sẽ tấn công vào các cơ quan như tim, thận, gan và có thể gây ra một số tổn thương trực tiếp cho các cơ quan đó”, bác sĩ Schaffner cho biết. Khi hệ thống miễn dịch cơ thể nâng cấp để chống lại nhiễm trùng, tình trạng viêm có thể khiến các cơ quan đó gặp trục trặc.
Do đó, một số bệnh nhân có thể chịu tổn thương không chỉ do virus gây ra mà còn bởi hệ thống miễn dịch của chính họ khi nó nổi lên để chống lại nhiễm trùng.
Các chuyên gia chưa ghi nhận liệu virus có thể ảnh hưởng đến não hay không. Nhưng các nhà khoa học nghiên cứu SARS đã báo cáo một số bằng chứng cho thấy virus SARS có thể xâm nhập vào não ở một số bệnh nhân.
Do sự giống nhau giữa SARS và Covid-19, nhiễm trùng do virus corona mới gây ra, một bài báo được công bố vào tháng trước trên Tạp chí Y khoa về Virus đã lập luận rằng khả năng virus corona mới có thể lây nhiễm một số tế bào thần kinh không nên bị loại trừ.
Tại sao một số người bị bệnh nặng nhưng hầu hết lại không?
Khoảng 80% những người bị nhiễm virus corona mới có các triệu chứng tương đối nhẹ. Nhưng khoảng 20% người mắc bệnh nặng hơn và trong khoảng 2% bệnh nhân ở Trung Quốc, nơi có nhiều trường hợp nhất, căn bệnh này đã gây tử vong.
Các chuyên gia nói rằng các hiệu ứng dường như phụ thuộc vào mức độ mạnh yếu của mỗi người. Người già hoặc những người có bệnh nền, như bệnh tiểu đường hoặc một bệnh mãn tính khác, có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng.
Vẫn chưa biết gì về bệnh nhân nhiễm virus corona?
Mặc dù căn bệnh này giống với SARS ở nhiều khía cạnh và có các yếu tố chung với bệnh cúm và viêm phổi, nhưng quá trình mà một bệnh nhân nhiễm virus corona sẽ trải qua vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Một số bệnh nhân có thể duy trì ổn định trong hơn một tuần và sau đó đột nhiên bị viêm phổi, bác sĩ Diaz nói. Một số bệnh nhân dường như phục hồi nhưng sau đó phát triển các triệu chứng một lần nữa.
Bác sĩ Xiao nói rằng một số bệnh nhân ở Trung Quốc đã hồi phục nhưng lại bị bệnh, rõ ràng là do họ bị tổn thương và mô phổi dễ bị tấn công sau đó bị vi khuẩn trong cơ thể tấn công.
Một số bệnh nhân cuối cùng đã chết vì nhiễm vi khuẩn, không phải do virus. Nhưng đây không phải nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp tử vong.
Virus corona là gì?
Nó là loại virus mới được đặt tên vì các gai giống như vương miện nhô ra khỏi bề mặt của nó.
Virus corona có thể lây nhiễm cho cả động vật và người và có thể gây ra một loạt bệnh về đường hô hấp từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng nguy hiểm hơn như Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS).
WHO ngày 11/3 đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
Cơ chế tấn công của virus với tế bào người?
Virus corona đi vào cơ thể thông qua đường mũi, miệng hoặc mắt, sau đó xâm nhập vào tế bào, giải phóng ARN và được bộ máy nội tế bào nhân bản cho đến khi tế bào dừng hoạt động.
Nên lo lắng thế nào?
Các đợt bùng phát mới ở châu Á, châu Âu và Trung Đông tiếp tục làm dấy lên nỗi lo về đại dịch toàn cầu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã cảnh báo rằng người Mỹ nên chuẩn bị cho khả năng virus sẽ lây lan sang nước này.
Làm thế nào để giữ cho bản thân và những người khác an toàn?
Rửa tay thường xuyên là điều quan trọng nhất bạn có thể làm, cùng với việc ở nhà nếu bạn ốm.
Nếu tôi đi du lịch thì sao?
C.D.C. cảnh báo những du khách lớn tuổi và có nguy cơ nên tránh Nhật Bản, Italy và Iran.
Cơ quan này cũng đã khuyến cáo chống lại tất cả chuyến du lịch không cần thiết đến Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nên chuẩn bị thế nào nếu dịch lây lan?
Giữ dự trữ thuốc thiết yếu trong 30 ngày. Hãy tiêm phòng cúm.
Chuẩn bị sẵn đồ gia dụng thiết yếu và hệ thống hỗ trợ tại chỗ cho các thành viên gia đình cao tuổi.
Virus đã lây lan tới đâu?
Virus có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã làm 120.000 người nhiễm bệnh tại ít nhất 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Virus truyền nhiễm thế nào?
Theo nghiên cứu sơ bộ, nó có vẻ truyền nhiễm vừa phải, tương tự SARS, và có lẽ được truyền qua hắt hơi, ho và bề mặt bị ô nhiễm.
Các nhà khoa học ước tính mỗi người nhiễm bệnh có thể lây sang khoảng 1,5-3,5 người nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Ai đang làm việc để ngăn chặn virus?
Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới đã làm việc với các quan chức ở Trung Quốc, nơi sự phát triển của dịch bệnh đang chậm lại.
Nhưng trong tuần này, khi các trường hợp được xác nhận tăng vọt ở hai châu lục, các chuyên gia cảnh báo rằng thế giới chưa sẵn sàng cho dịch bệnh lớn.
Cách xét nghiệm virus nhanh của Hàn Quốc có thể đã giúp chặn dịch
Hàn Quốc tìm ra nhiều cách xét nghiệm thuận tiện cho người dân và truyền thông thế giới đã ca ngợi việc nước này xét nghiệm hơn 10.000 ca/ngày.
Theo news.zing.vn
Vì sao Italy "vỡ trận" trước dịch bệnh Covid-19?
Theo WHO, tỉ lệ tử vong trung bình do Covid-19 tại Italy là 5%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong trung bình 3,4% trên toàn cầu.
Số ca tử vong do Covid-19 tại Italy đã tăng vọt trong những ngày gần đây. Tính đến hết ngày 10/3, nước này ghi nhận thêm 168 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên tới 631. Trong khi đó, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đến thời điểm hiện tại là 10.149 người.
Quảng trường St Mark's ở Venice, Italy vắng vẻ. Ảnh: Reuters.
Italy hiện là quốc gia có số ca tử vong cao nhất thế giới, bên ngoài Trung Quốc đại lục. Tỉ lệ tử vong trung bình do Covid-19 tại Italy là 5%, còn tỷ lệ tử vong trung bình trên toàn cầu là 3,4%, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong cao tại quốc gia này.
Già hóa dân số và tình trạng quá tải
Trước hết là tình trạng già hóa dân số. Tờ New York Times cho biết, Italy có dân số già nhất châu Âu, với khoảng 23% người dân có độ tuổi từ 65 trở lên. Độ tuổi trung bình ở nước này là 47,3 trong khi ở Mỹ là 38,3. Theo The Local, nhiều ca tử vong ở Italy là những người trong độ tuổi 80 hoặc 90. Với tình trạng già hóa như vậy, người dân tại Italy dễ bị tổn thương hơn so với các nước khác trước dịch bệnh Covid-19.
"Xét đến lý do dân số già của Italy, bạn sẽ dự đoán được tỷ lệ tử vong của họ cao hơn mức trung bình", so với một quốc gia có dân số trẻ hơn, bà Aubree Gordon, phó giáo sư dịch tễ học tại Đại học Michigan cho biết.
Hơn nữa, khi con người già đi, hệ thống miễn dịch của họ sẽ bị suy yếu, các căn bệnh như ung thư hoặc tiểu đường có thể gia tăng, Krys Johnson, nhà dịch tễ học tại Đại học Y tế Công cộng Temple cho biết. Những điều kiện như vậy khiến họ dễ bị nặng hơn khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Lý do tiếp theo là có một số lượng lớn bệnh nhân trong một khu vực cần sự chăm sóc y tế. Có quá nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh nặng trong một khu vực đơn lẻ có thể gây quá tải cho hệ thống y tế, chuyên gia Gordon cho biết. Bà lưu ý rằng trường hợp này giống như những gì đã xảy ra tại thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh khởi phát và đã ghi nhận phần lớn các ca bệnh Covid-19 tại Trung Quốc. Một báo cáo gần đây của WHO cho thấy tỷ lệ tử vong tại Vũ Hán là 5,8% cao hơn nhiều so với mức 0,7% ở các khu vực còn lại của Trung Quốc.
Bỏ lọt bệnh nhân trong sàng lọc
Cuối cùng, Italy có lẽ đã không phát hiện ra nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 ở thể nhẹ. Thông thường khi xét nghiệm mở rộng trong một cộng đồng, các ca bệnh nhẹ sẽ được phát hiện, từ đó hạ thấp tỉ lệ tử vong chung. Chẳng hạn, Hàn Quốc đã tiến hành hơn 140.000 xét nghiệm và ghi nhận tỷ lệ tử vong ở mức 0,6%, theo Business Insider.
Chúng ta có lẽ không biết có bao nhiêu trường hợp đã thực sự bị nhiễm bệnh", Krys Johnson nói. Những người có triệu chứng nhẹ hơn hoặc những người trẻ hơn có thể đã không được xét nghiệm.
Italy đã thực hiện hơn 42.000 xét nghiệm tính đến ngày 7/3, theo Al Jazeera. Song vẫn có khả năng xuất hiện "một ổ dịch khá lớn" tại một khu vực nào đó ở quốc gia này và để xác định được thì cần phải thực hiện thêm nhiều xét nghiệm nữa, bà Gordon nhấn mạnh.
Thiếu hụt nhân viên y tế và trang thiết bị
Tiếp đến là tình trạng thiếu y bác sỹ và thiếu trang thiết bị y tế. Italy đã xây dựng SSN - dịch vụ y tế quốc gia vào năm 1978 theo mô hình Beveridge (hệ thống y tế dựa trên thuế thu nhập). Đây là một hệ thống y tế thống nhất và tập trung, trong đó tất cả bệnh nhân đều có quyền truy cập. "Trong trường hợp có dịch, đây là mô hình tốt nhất vì nó giúp ngăn chặn và điều trị tất cả các trường hợp nhiễm bệnh", chuyên gia Francesco Longo, phụ trách lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Tổng đài Quan sát thuộc Đại học Bocconi (OASI), nói với Al Jazeera.
Tuy nhiên đã có nhiều lo ngại về khả năng chống chịu của SSN.
"Chính phủ cam kết rằng tất cả các khu vực khác nhau đều được cung cấp những trang thiết bị bảo hộ mới, chẳng hạn như khẩu trang, nhưng chúng tôi vẫn nhận được những báo cáo về sự thiếu hụt, ông Filippo Anelli - Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Quốc gia Italy cho biết. Trong khi đó, Hiệp hội các Giám đốc Y tế Italy, gọi tắt là ANAAO, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc thiếu giường chăm sóc đặc biệt tại Lombardy - tâm điểm dịch bệnh, nằm ở phía bắc Italy.
"Trong bối cảnh Lombardy đang phải đấu tranh quyết liệt với dịch bệnh, tôi lo ngại về những gì sẽ xảy ra nếu virus lan đến khu vực miền nam đất nước, nơi mà chúng ta thiếu cả nhân lực lẫn trang thiết bị", ông Anelli nói.
Theo báo cáo mới nhất của OASI, đầu tư vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Italy chỉ chiếm 6,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thua xa các nước như Pháp và Anh.
Trước tình trạng thiếu hụt về nhân lực và vật lực, Bộ trưởng Y tế Italy đã bố trí tăng 50% số đơn vị chăm sóc đặc biệt, tăng gấp đôi số giường bệnh trong các khu điều trị bệnh truyền nhiễm và đặt nền móng cho việc tuyển dụng ngay lập tức 20.000 bác sỹ và y tá mới. Các bác sỹ trong quân đội và những khu vực ít bị ảnh hưởng sẽ được điều động đến các khu vực nằm trong "báo động đỏ".
Tờ Business Insider cho biết, trạng thiếu giường và vật tư y tế khiến các bác sĩ phải đưa ra những lựa chọn ngày càng khó khăn. Một số bác sĩ chia sẻ, họ đã phải "chọn lựa bệnh nhân để điều trị" vì số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng không ngừng. Những bác sĩ làm việc theo ca thậm chí còn phải gánh cả phần việc của các đồng nghiệp không may mắc bệnh, khiến họ phải chịu áp lực lớn.
"Chúng tôi không muốn phân biệt đối xử. Chúng tôi nhận thấy cơ thể cơ thể của một bệnh nhân ốm yếu không thể chịu đựng được các phương pháp điều trị nhất định so với cơ thể của một người khỏe mạnh", bác sĩ gây mê Luigi Riccioni giải thích.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Corriere della Sera của Italy hôm 9/3, bác sĩ gây mê Christian Salaroli đã so sánh tình hình trong các bệnh viện hiện nay như ở thời chiến. "Chúng tôi quyết định điều trị dựa trên tuổi tác và điều kiện sức khỏe. Giống như tất cả các tình huống chiến tranh", bác sỹ Christian Salaroli nói. Theo ông, quy tắc "đến trước, chữa trước" đã bị loại bỏ trong trường hợp này./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Livescience, Business Insider
Các nhà khoa học Trung Quốc nói về đột biến của coronavirus COVID-19 Khoảng 150 thay đổi trong dạng coronavirus mới đã xảy ra kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, virus này được chia thành hai loại, L và S, phân biệt theo sự hung hăng của chúng. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích 103 bộ gien SARS-CoV-2 (COVID-19), được phát hiện đến thời điểm này, đã tìm thấy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn dưới đáy biển: Con đường 'vượt đại dương', kết nối quan hệ đầy căng thẳng

CEO Mark Zuckerberg 'tuyên chiến' với cả ngành quảng cáo

Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?

Gã khổng lồ 'công nghệ gián điệp' NSO Group bị phạt 170 triệu USD trong vụ tấn công mạng

Tương quan tiềm lực quân sự, vũ khí hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan

Thông điệp Ấn Độ gửi Pakistan sau cuộc tấn công xuyên biên giới

Ấn Độ thông báo cho Mỹ, Nga và nhiều bên về tình hình chiến sự với Pakistan

Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó

Những chuyến tàu đầu tiên chở hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế 145% cập cảng Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố quan trọng về vai trò trung gian hoà giải chấm dứt xung đột Ukraine

Ukraine lại cạn tên lửa trước làn sóng tấn công đường không của Liên bang Nga

Tình huống hy hữu trong tập trận bắn đạn thật Mỹ - Philippines
Có thể bạn quan tâm

Hứa giới thiệu việc làm qua Facebook để chiếm đoạt tiền của nạn nhân
Pháp luật
16:01:46 07/05/2025
Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện
Tin nổi bật
15:50:35 07/05/2025
Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay
Lạ vui
15:34:21 07/05/2025
Ca sĩ "mượn hit" RHYDER từ chối xuất ngoại thi Em Xinh, lý do khó ai ngờ?
Sao việt
15:26:10 07/05/2025
Realme hé lộ smartphone pin siêu khủng 10.000 mAh
Đồ 2-tek
15:25:52 07/05/2025
200 sao hollywood bị liên lụy vì Diddy, ông trùm có thể nhận án tù chung thân?
Sao âu mỹ
15:20:22 07/05/2025
'Đêm Thánh: Đội săn quỷ': Ma Dong Seok, Seohyun 'gánh' kịch bản
Phim châu á
15:14:18 07/05/2025
Kim Tae Ri có xứng đáng làm Thị hậu Baeksang 2025?
Hậu trường phim
15:04:21 07/05/2025
7 poster nhân vật - 7 câu chuyện - 7 song trùng kỳ quái rình rập, chực chờ bước lên từ 'Dưới đáy hồ'
Phim việt
14:59:23 07/05/2025
Lâm Tâm Như, Hoắc Kiến Hoa dắt con đi dạo, lộ tình trạng hôn nhân qua 1 chi tiết
Sao châu á
14:52:08 07/05/2025