Quan chức Nga và LHQ đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ thành lập và khởi động Ủy ban Hiến pháp Syria
Bộ Ngoại giao Nga ngày 26/9 cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin đã thảo luận với Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Syria Staffan de Mistura về thỏa thuận chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria cũng như việc thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria.
Cuộc gặp của hai quan chức này được tổ chức ngày 25/9 tại New York (Mỹ) bên lề phiên họp thứ 73 của Đại hội đồng LHQ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố của bộ trên nêu rõ: “Trong cuộc họp, các vấn đề hiện tại liên quan tới thỏa thuận chính trị cho cuộc xung đột ở Syria đã được thảo luận. Các bên đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ thành lập và khởi động Ủy ban Hiến pháp Syria trong bối cảnh thực hiện các quyết định của Đại hội Đối thoại dân tộc Syria ở Sochi và Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an LHQ”.
Cuộc nội chiến Syria đã kéo dài hơn 7 năm, trong đó các lực lượng chính phủ chiến đấu với nhiều nhóm khủng bố và phe đối lập. Nga cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là những nhà bảo trợ cho thỏa thuận ngừng bắn Syria.
Video đang HOT
Tiến trình giải quyết cuộc xung đột Syria đã được thảo luận trên một số diễn đàn quốc tế, chẳng hạn như các diễn đàn ở Geneva (Thụy Sĩ) và Astana (Kazakhstan), và Đại hội Đối thoại Dân tộc Syria tại Sochi của Nga. Kết quả chính của đại hội Sochi là quyết định thành lập một ủy ban hiến pháp sẽ hoạt động tại Geneva và tập trung vào sửa đổi hiến pháp hiện hành của Syria.
Thúc Anh
Theo TTXVN
Viết lại Hiến pháp Syria, tương lai nào cho ông Assad?
Các nhóm đối lập Syria được nước ngoài hậu thuẫn đề nghị viết lại Hiến pháp Syria trung lập, tuyên bố chung không nhắc đến tương lai Tổng thống Assad.
Ngày 30/1, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria, ông Steffan de Mistura cho biết, các đại biểu tham dự hội nghị 2 ngày ở Sochi đồng ý thành lập ủy ban soạn thảo hiến pháp với 150 thành viên bao gồm cả quan chức chính phủ và các nhóm đối lập.
Tuy nhiên ông De Mistura cho rằng thỏa thuận Sochi không có giá trị, thỏa thuận cuối cùng về ủy ban soạn thảo hiến pháp sẽ đạt được trong tiến trình ngoại giao do Liên Hợp Quốc dẫn đầu ở Geneva dựa trên Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an - cơ chế khung cho việc chuyển đổi chính trị ở Syria.
Hội nghị Sochi về Syria diễn ra trong hai ngày 29-30/1. Ảnh: TASS
Ông Hisham Marwah, luật sư của Liên minh Syria - nhóm đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn - nói rằng "một môi trường an toàn và trung lập" ở Syria là cần thiết cho việc soạn thảo và bỏ phiếu về hiến pháp mới".
Ông này bổ sung rằng, thỏa thuận Sochi vi phạm các nghị quyết trước đây của Liên Hợp Quốc cũng như kế hoạch hòa bình do Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và một số nước Arab như Iraq, Kuwait và Qatar thống nhất năm 2012, theo đó kêu gọi thành lập một cơ chế quản lý chuyển tiếp để cải cách hiến pháp.
Nhưng số phận của Tổng thống Bashar al-Assad, một điểm mấu chốt trong nhiều cuộc đàm phán, lại không được nhắc đến trong tuyên bố cuối cùng ở Sochi.
Ủy ban Đàm phán Syria (SNC) - nhóm đối lập chính - cáo buộc ông Assad và Nga - đồng minh chủ chốt của Syria - tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự và không chứng tỏ quan tâm đến việc đàm phán chân thành.
Phát ngôn viên Maya Alrahibi của SNC cho biết, muốn chính phủ và phe đối lập thiết lập một cơ quan quản lý chuyển giao trước.
"Trong giai đoạn chuyển tiếp này ở Syria, một ủy ban hiến pháp có thể thành lập bao gồm các thành viên được lựa chọn để đại diện cho tất cả người dân Syria" - bà Alrahibi nói. "Ủy ban hiến pháp sau đó mới soạn thảo hiến pháp mới, và thông qua sau khi đưa ra trưng cầu dân ý một cách công bằng và minh bạch".
Điểm nổi bật nhất là sau một ngày làm việc khẩn trương và khá hiệu quả, đại hội đã thông qua 3 văn kiện quan trọng, gồm tuyên bố chung, lời kêu gọi của các đại biểu và danh sách Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Đây cũng được đánh giá là thành công đáng kể của đại hội.
Tuyên bố chung gồm 12 điểm nêu rõ "Syria phải là một quốc gia dân chủ và không phe phái... không phân biệt tôn giáo, sắc tộc và giới tính", đồng thời nhấn mạnh sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Syria, đảm bảo quyền lợi của tất cả các nhóm sắc tộc và tôn giáo, tiến hành quá trình chính trị mà theo đó, người dân Syria tự quyết định vận mệnh của mình, không có sự can thiệp từ bên ngoài và xác định tương lai của đất nước thông qua bầu cử. Đây là nội dung thể hiện quan điểm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria phải mang lại lợi ích thực chất cho người dân Syria.
Đại hội đối thoại dân tộc Syria đã kết thúc, song đây chỉ là sự khởi đầu của một chặng đường dài hướng đến hòa bình thực sự ở Syria, như khẩu hiệu của Đại hội Sochi nêu ra.
Nhưng thực tế cho thấy xung đột vẫn chưa thực sự chấm dứt trên mảnh đất Syria, vẫn còn đó vô vàn những điểm gây tranh cãi giữa các bên tham gia đàm phán. Thời gian tới, trên cơ sở kết quả đạt được tại hội nghị Sochi, Astana và Geneva, các bên liên quan sẽ tiếp tục phải đàm phán, thỏa hiệp và nhượng bộ.
Theo Đông Phong
Báo Đất việt
Syria giải phóng Idlib: HTS làm cao, không cần Thổ Nhĩ Kỳ Hay'at Tahrir al-Sham và một số nhóm đối lập đã từ chối thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ để thành lập khu phi quân sự trong Idlib. Thỏa thuận ngừng bắn Idlib: Trong mưu đồ của Thổ? Vừa qua, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Sochi hôm 17/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thỏa thuận...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Starbucks cân nhắc điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc

Hàng hóa Trung Quốc dự kiến ồ ạt đổ vào Mỹ trong 90 ngày tới

NATO: Điều tra nghi án tham nhũng trong hợp đồng mua sắm quân sự

Khoản đầu tư 50 tỷ USD của Roche gặp trở ngại do sắc lệnh về giá thuốc

Xung đột Hamas Israel: Tín hiệu tích cực về viện trợ cho Dải Gaza

Cháy rừng lan rộng ở Canada làm 2 người thiệt mạng, hàng nghìn người phải sơ tán

Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga dưới 'bất kỳ hình thức nào'

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC ở Hàn Quốc

Cờ đỏ sao vàng thắm đỏ những ngọn núi Iztapalapa

Anh cải tổ hệ thống hưu trí theo mô hình của Australia để thúc đẩy kinh tế

Mỹ và Qatar ký kết các thỏa thuận kinh tế lịch sử trị giá 1.200 tỷ USD

Toàn cảnh cuộc hoà đàm lần đầu tiên kể từ năm 2022 giữa Nga và Ukraine tại Istanbul
Có thể bạn quan tâm

Trang phục đơn sắc, vẻ đẹp tinh giản nhưng ấn tượng khó quên
Thời trang
19:46:01 15/05/2025
Cô gái 2 lần sinh con cho "thầy ông nội" mất tích bí ẩn, giống hệt Diễm My?
Tin nổi bật
19:45:18 15/05/2025
Hồ Quỳnh Hương khóc trong đám cưới, tiết lộ đã có con trai 2 tuổi
Sao việt
19:43:25 15/05/2025
Mỹ nhân Nga bật khóc vì trọng tài tại Italian Open
Sao thể thao
19:15:50 15/05/2025
Móc nối mua bán thuốc cấm để bán kiếm lời
Pháp luật
18:40:12 15/05/2025
Hiệu trưởng 93 tuổi gây sốt vì ngoại hình trẻ trung ở Hàn Quốc
Netizen
18:35:55 15/05/2025
Em gái Trấn Thành ngượng vì cảnh thân mật với mỹ nam cao 1,88m
Hậu trường phim
18:02:03 15/05/2025
MV debut nhóm Anh Tài sao thế này: Như "lẩu thập cẩm" càng nghe càng sến, phối cảnh nghèo nàn tưởng sân khấu kịch
Nhạc việt
17:46:35 15/05/2025
G-Dragon lần đầu nhắc đến T.O.P sau gần 1 thập kỷ, cơ hội tái hợp đến gần?
Nhạc quốc tế
17:42:42 15/05/2025
Triệu Đức Dận 'ngưu ma vương' của Triệu Lệ Dĩnh, lộ quá khứ bán chất cấm?
Sao châu á
17:42:08 15/05/2025