Quân đội Nga dùng hệ thống tên lửa Bastion bắn thẳng vào biên giới NATO
Quân đội Nga ngày 24-10 đã tiến hành cuộc tập trận toàn diện, sử dụng hệ thống tên lửa bờ biển Bastion để tấn công ở Biển Baltic, ngay tại biên giới của các nước thuộc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), qua đó thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu nếu bị khiêu khích.
Nga sử dụng hệ thống tên lửa bờ biển Bastion trong cuộc tập trận ngày 24-10-2020
“ Hạm đội Baltic (BF) đã tiến hành các cuộc tập trận chiến thuật tấn công các mục tiêu hải quân bằng hệ thống tên lửa bờ biển Bastion (DBK) ở khu vực Kaliningrad. Các sư đoàn của DBK Bastion, các tổ hợp cơ động ven biển để trinh sát tình hình trên biển và trên không đã tham gia tập trận”, BF cho biết trong một thông báo được phát đi hôm 24-10.
“Trong cuộc tập trận, các đơn vị đã thực hiện một cuộc hành quân dài 50 km đến một khu vực đã định trên bờ biển Baltic ở phía Tây của vùng Kaliningrad. Trong quá trình di chuyển, trực thăng hàng không hải quân Mi-24 đã thực hiện trinh sát trên không để tìm kiếm các nhóm phá hoại của kẻ thù giả định, và máy bay chiến đấu Su-27 đã che chở cho các hệ thống tên lửa khỏi các cuộc không kích”, thông báo của BF cho biết thêm.
Mặc dù các nước NATO có thể giám sát việc Nga triển khai hoạt động của BRK Bastion và theo dõi hoạt động điện tử của vũ khí hủy diệt này, song cần phải lưu ý đến thực tế là, chỉ một Bastion cũng có thể dễ dàng đánh bại toàn bộ đội tàu chiến trong khu vực, rõ ràng điều này không khuyến khích NATO có bất kỳ hành động khiêu khích nào.
“Các hệ thống tên lửa của Nga kiểm soát hầu hết vùng biển Baltic, và trong trường hợp nguy hiểm nhỏ nhất, chúng sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ mục tiêu bề mặt nào trong bán kính 10 km trong vòng 15 đến 600 phút”, các chuyên gia quân sự lưu ý.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion của Nga được trang bị tên lửa hành trình dẫn đường chống hạm siêu thanh Yakhont (hay còn gọi là Onyx), được thiết kế để tiêu diệt tất cả tàu chiến, tàu vận tải, tàu xuồng các loại, tấn công mọi mục tiêu đơn lẻ hoặc tấn công cụm tàu thuyền chiến đấu, đồng thời có thể tấn công các cụm binh lực đổ bộ đường biển, đường không, các cụm binh lực trang bị hạng nặng cho những hoạt động đột phá. Tổ hợp có thể hoạt động trong điều kiện hỏa lực đối phương rất mạnh, khả năng gây nhiễu điện từ và chế áp điện tử của đối phương cao nhất.
Video đang HOT
Chiến sự Azerbaijan - Armenia: NATO lục đục, Nga "nóng mắt" vì "kẻ thứ 3" tham chiến
Các nước đồng minh trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang thể hiện sự mâu thuẫn trong hướng giải quyết vấn đề chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia.
Trong khi đó, Nga cáo buộc một số lực lượng bên ngoài đã đưa quân đến tham chiến theo cách "vô lý" và "bất hợp pháp".
Pháp và Nga thể hiện sự không hài lòng khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến với Armenia (ảnh: SCMP)
Bước vào ngày thứ 4 của cuộc chiến, cả Azerbaijan và Armenia đều tuyên bố tiêu diệt được nhiều lực lượng đối phương, bất chấp thương vong đối với thường dân gia tăng.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia hôm 1.10 tuyên bố, quân đội nước này đã giành lại được nhiều vị trí Azerbaijan chiếm đóng.
Ngược lại, Bộ Quốc phòng Azerbaijan đăng tải đoạn video cho thấy lực lượng nước này trút tên lửa xuống các căn cứ đối phương.
Khói từ các vị trí thuộc khu vực Nagorno-Karabakh bốc lên nghi ngút sau các cuộc pháo kích của quân đội Azerbaijan.
Đa số các nước thành viên thuộc khối NATO ngày càng tỏ ra lo ngại về tình hình chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên có tiềm lực quân sự mạnh của NATO - tuyên bố ủng hộ hết mình cho Azerbaijan, khiến tình hình thêm phức tạp.
Tổng thống Azerbaijan - ông Ilham Aliyev - mới đây gửi lời cảm ơn về sự hỗ trợ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nói thêm rằng đất nước của ông hiện chưa cần hỗ trợ trong cuộc chiến giành lại lãnh thổ.
"Giao tranh sẽ chấm dứt khi các lực lượng Armenia ngay lập tức rút khỏi vùng đất của chúng tôi", ông Aliyev nói.
Pháp - quốc gia có nhiều người gốc Armenia sinh sống - tỏ ra không hài lòng những những tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc chiến.
Tình hình chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia ngày càng khốc liệt khi Nga cáo buộc có cả sự tham gia của bên thứ ba (ảnh: RT)
"Thông điệp của Thổ Nhĩ Kỳ là hiếu chiến và chỉ khiến Azerbaijan giận dữ thêm. Chúng tôi không chấp nhận những tuyên bố như vậy", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin hôm 29.9, để ngỏ phương án nhờ Nga can thiệp quân sự. Điện Kremlin cho biết quân đội Nga đang theo sát diễn biến chiến sự.
Hôm 1.10, Nga bất ngờ cáo buộc "kẻ thứ ba" từ Syria và Libya tới tham chiến tại Nagorno-Karabakh và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về hành động này.
"Chúng tôi vô cùng lo ngại vì sự tham chiến của một số nước không liên quan. Điều này chỉ làm gia tăng căng thẳng và khiến cuộc xung đột thêm phức tạp", Bộ Ngoại giao Nga thông báo.
"Nhiều chiến binh và các nhóm vũ trang từ Syria và Libya đã tham gia bất hợp pháp vào cuộc chiến giữa Azerbaijan và Armenia. Đây là điều vô lý và không thể chấp nhận được", Bộ Ngoại gia Nga bày tỏ lo ngại.
Trước đó, Nga cũng nhiều lần thể hiện sự không hài lòng trước các tuyên bố trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Azerbaijan.
Nga có quan hệ quân sự với cả Azerbaijan và Armenia. Trong cuộc chiến lần này, Nga thể hiện thái độ trung lập và phản đối bất cứ quốc gia hay nhóm vũ trang nào tham gia, làm phức tạp thêm tình hình.
Moscow cho biết, vẫn để ngỏ khả năng can thiệp quân sự nếu tình hình trở nên mất kiểm soát, cảnh báo các bên không liên quan không tham gia vào chiến sự ở Nagorno-Karabakh.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan mới đây tuyên bố, họ phá hủy 130 xe tăng, 200 đơn vị pháo binh, 25 đơn vị phòng không, 5 kho đạn, 50 pháo chống tăng và 55 xe quân sự của Armenia.
Armenia phủ nhận điều này và tuyên bố vừa tiêu diệt 130 binh sĩ Azerbaijan, khiến hơn 200 người khác bị thương.
Su-30 Nga rơi, nghi bị đồng đội bắn nhầm Chiếc tiêm kích Su-30 rơi trong lúc huấn luyện tại tỉnh Tver, có thể do bị tiêm kích Su-35 bắn nhầm vì kỹ thuật viên quên tháo đạn pháo. Máy bay Su-30 thuộc biên chế Quân khu miền Tây gặp nạn ngày 22/9 khi bay huấn luyện, phi cơ rơi xuống khu vực rừng cây rậm rạp và không gây thiệt hại cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

Người mới mở thời mới

'Cha đẻ' học thuyết quyền lực mềm qua đời

125 chiến đấu cơ của Ấn Độ và Pakistan giao tranh trong một giờ?

Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump

Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
22:32:25 09/05/2025
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?
Nhạc quốc tế
22:10:32 09/05/2025