“Quan hệ Việt – Mỹ không phải sự đột phá mà là chín muồi dần”
“Nhiều người bảo sẽ có cái gì đó đột phá nhưng tôi thì dùng hình ảnh quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chín muồi dần. Tôi không tin chắc đột phá là có lợi nhất cho Việt Nam, mà điều cần thiết là sự vững chãi, rõ hướng, rõ nét” – bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận định.
LTS: Bà Tôn Nữ Thị Ninh là một nhà ngoại giao tài ba, từng giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu. Trong suốt quá trình hoạt động ngoại giao, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã có dịp thường xuyên tiếp xúc làm việc với các tổ chức và cá nhân tại Hoa Kỳ và đặc biệt quãng thời gian giữ vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, bà là người chuyên trách các vấn đề quan hệ ngoại giao nghị viện với Hoa Kỳ. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ, bà đã có những lời chia sẻ với Dân trí về tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ cũng như tương lai của mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Hoa Kỳ đóng vai trò như thế nào trong tiến trình Việt Nam tham gia đàm phán ký kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)?
Kinh tế Hoa Kỳ có những khó khăn đặc thù, đó là chịu sức ép rất mạnh từ các ngành nghề. Tôi qua Hoa Kỳ vào thời mà mình đàm phán để được quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Tôi nhớ là tôi có gặp vài thượng nghị sĩ ở Nam Carolina, nơi có công nghiệp dệt may truyền thống. Các nghị sĩ cho biết, họ rất sợ khi cạnh tranh hàng dệt may với Việt Nam cũng như Trung Quốc… Vì thế, họ muốn áp đặt một cơ chế giám sát hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Trong đời sống nghị trường Hoa Kỳ, các nghị sĩ “so kè” các quyền lợi kinh tế, kiểm tra thường xuyên và lên tiếng bảo vệ với tinh thần bảo hộ chứ không phải tinh thần tự do thương mại nên ta phải kiên trì đàm phán để họ cho ta quy chế PNTR. Cho nên, dù có gia nhập WTO đi nữa nhưng chưa có quy chế PNTR thì chưa có giá trị đối với hàng hóa Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, có mặt thuận lợi là phía Hoa Kỳ cũng có nhu cầu về xuất khẩu. Chính vì nhu cầu đó nên họ rất muốn thuận lợi hóa quan hệ thương mại với Việt Nam. Tôi lấy ví dụ thịt bò ở bang Montana, vang California… của Hoa Kỳ rất muốn vào thị trường Việt Nam.
Bà nhận định như thế nào khi có ý kiến cho rằng, mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ rất xán lạn khi TPP sẽ được ký kết và trường đại học Fulbright Việt Nam đi vào hoạt động?
Nhiều người có vẻ gửi gắm kỳ vọng vào hiệp định TPP. Tôi cũng nghe ngóng nhiều trong xã hội và bạn bè quốc tế thì nó không đơn giản. Dấu ấn của Hoa Kỳ trong hiệp ước này rất mạnh. Hoa Kỳ ở đây là các tập đoàn lớn, đứng ở hậu trường thúc ép chính quyền Hoa Kỳ.
Các tập đoàn dược phẩm lớn của thế giới, trong đó có vài tập đoàn của Hoa Kỳ luôn coi trọng vấn đề sở hữu trí tuệ, cái này chưa chắc có lợi cho các nước nhỏ. Tôi cho rằng Việt Nam cần phải cân nhắc thật kỹ lập trường của mình về sở hữu trí tuệ, phải tham khảo những nước như Ấn Độ, Brazil… Họ là những nước sống gần gũi thế giới phương Tây khá nhiều nhưng về sở hữu trí tuệ, họ vẫn cẩn trọng, dè dặt.
Luật chơi này thiên về các nước lớn, các nước phát triển của phương Tây. Tôi không rõ phía ta trong đàm phán đã nghiên cứu các hệ lụy đó đến đâu, kinh tế Việt Nam có chịu nổi không? Nếu nói rằng TPP là chìa khóa vàng mang lại hiệu ứng kinh tế thương mại cho Việt Nam thì tôi nghĩ cần phải có thời gian nhìn nhận tường tận hơn.
Còn dự án Đại học Fulbright Hoa Kỳ thì tôi nghĩ đó là một tin tốt lành. Tuy nhiên, cũng như xe máy của Ý đưa vào Việt Nam thì phải “nhiệt đới hóa”, đại học theo kiểu Hoa Kỳ cũng phải “Việt Nam hóa” ở một số nội dung. Đừng hiểu “Việt Nam hóa” là hạ thấp tiêu chuẩn, mà là đưa thực tế Việt Nam vào chứ không thể bê nguyên xi chương trình, cách dạy ở Hoa Kỳ về.
Video đang HOT
Để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đảm bảo tự do hàng hải và thương mại ở Biển Đông, Việt Nam và Hoa Kỳ rất coi trọng hợp tác về an ninh quốc phòng với trọng tâm là xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển của hai nước. Theo bà, Hoa Kỳ cần cụ thể hóa các hành động nào để cộng đồng quốc tế thấy sự xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương, và là đối tác tin cậy của các nước trong khu vực?
Những năm 1990, các nước lớn như Hoa Kỳ ít coi trọng chủ nghĩa đa phương. Chủ nghĩa đa phương có nghĩa là coi trọng quan hệ với tất cả các nước lớn nhỏ và tôn trọng luật chơi chung. Nhưng trong bối cảnh mới của thế giới và khu vực hiện nay, các nước lớn nói chung, trong đó có Hoa Kỳ đã coi trọng và tôn trọng chủ nghĩa đa phương hơn trước. Về vấn đề Biển Đông thì ta thấy rất rõ, Hoa Kỳ ít khi nhắc đến luật pháp quốc tế nhưng hiện nay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tại diễn đàn Shangri – La nói về vấn đề này rất nhiều.
Như vậy là gì? Giai đoạn này, họ sẽ dựa vào luật pháp quốc tế và nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương để tìm cơ chế, thỏa thuận cho phép chung sống ổn thỏa trên vùng biển và vùng bầu trời tương ứng với vùng biển quốc tế.
Một ý khác rất quan trọng và cơ bản là khi cộng đồng quốc tế chưa công nhận tuyên bố chủ quyền của một bên nào đó với một diện tích nào đó thì khu vực đó phải đảm bảo quyền tự do đi lại về hàng hải và trên bầu trời tương ứng. Tôi nghĩ chính Việt Nam mình cũng phải hiểu nguyên tắc này. Nếu cả thế giới đều công nhận chủ quyền của Việt Nam thì sẽ khác. Nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ luôn luôn nói rõ là về vấn đề chủ quyền thì Hoa Kỳ không đứng về phía nào cả.
Khi ta tự xác định nhưng cộng đồng quốc tế, luật pháp quốc tế chưa công nhận thì trách nhiệm của mỗi bên là không làm gì để thay đổi hiện trạng và làm căng thẳng, phức tạp tình hình. Tôi nghĩ, chúng ta phải hiểu điều đó là áp dụng cho tất cả các bên. Việt Nam cũng phải tỉnh táo, giữ tâm thế để khẳng định chủ quyền của mình.
Hiện trong mối quan hệ Việt – Mỹ vẫn còn một số “nút thắt” cần thảo luận, tháo gỡ như vấn đề nhân quyền, hậu quả chất độc màu da cam… Mới đây, Chính phủ Hoa Kỳ nới lỏng và cuối cùng hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Từ động thái này, bà nhận xét như thế nào về triển vọng tháo gỡ các “rào cản” trên?
Nhiều người bảo sẽ có cái gì đó đột phá nhưng tôi thì dùng hình ảnh quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chín muồi dần. Một mẫu số chung, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quan hệ đối ngoại của Việt Nam là nguyên tắc cân bằng trong quan hệ với các nước lớn. Chính vì vậy, tôi nghĩ cũng khó có cái gọi là đột phá. Tôi không tin chắc đột phá là có lợi nhất cho Việt Nam, mà điều cần thiết là sự vững chãi, rõ hướng, rõ nét.
Tôi từng theo dõi về vấn đề nhân quyền, hậu quả chất độc màu da cam… Tôi thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhiều lúc cũng khó khăn nhưng vẫn tháo gỡ được. Ngày nay, vấn đề chất độc màu da cam so với thời của tôi đương chức cũng đã có nhiều tiến bộ.
Mới đây, phát biểu tại Hội thảo quốc tế chủ đề “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius nói: “20 năm đầu tiên mới chỉ là phần mở đầu của một mối quan hệ lâu dài hơn, phong phú hơn trong tương lai”. Vậy theo bà, để mối quan hệ dài lâu, phát triển hơn nữa trong tương lai, cả 2 bên cần có những hành động thiết thực nào hơn so với 20 năm đã qua?
Tôi thấy rõ ràng Đại sứ Hoa Kỳ là người đang hướng về tương lai, rất tích cực vun đắp cho mối quan hệ song phương này. Tôi nghĩ với kinh nghiệm thành công của những năm qua, Hoa Kỳ và Việt Nam nên tiếp tục hướng về tương lai với cách nhìn xây dựng quan hệ từng bước, vững chãi…
Đừng bị động đón nhận các cơ hội, phải có cái nhìn trung và dài hạn cho những bước đi. Nếu mình có cái nhìn trung và dài hạn thì khi cơ hội đến, mình chắc chắn đánh giá đó là cơ hội chứ không phải cái gì đến, đề nghị nào cũng là cơ hội. Có những đề nghị trên thực tế không phải là cơ hội, cho nên cần có khả năng phân biệt.
Nếu dựa trên tinh thần tôn trọng, tin cậy lẫn nhau thì tôi tin rằng Việt Nam và Hoa kỳ sẽ có một mối quan hệ đối tác toàn diện, lâu dài.
Là người làm công tác ngoại giao nhiều năm, tham gia nhiều cuộc đàm phán, ký kết hợp tác quốc tế, chắc có lẽ trong dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trong tâm bà cũng có nhiều cảm xúc?
Trong quan hệ với Hoa Kỳ phải thẳng thắn nói về những gì họ làm không hay, không tốt, họ có quá khứ chiến tranh với Việt Nam.
Nhiều người thấy quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam đang tốt lên nên không muốn nhắc đến chuyện chiến tranh trước kia. Thậm chí ở Hoa Kỳ, có những bên đang “viết lại” lịch sử với lập luận rằng việc Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam là đúng. Nói với Hoa Kỳ hay với ai tôi cũng khẳng định chân lý “bất di bất dịch” là việc Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam là một sai lầm lớn.
Tuy nhiên, quá khứ là quá khứ. Còn giờ phải xây dựng hiện tại, tương lai tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Công Quang – Quang Tùng
Video, hình ảnh: Phạm Nguyễn
Theo Dantri
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện
Kết luận tại Phiên họp toàn thể Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, phải chủ động bắt kịp xu thế chung, đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế nhấn mạnh bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ thông tin, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, hội nhập toàn diện là đòi hỏi cấp thiết, tất yếu.
Thủ tướng yêu cầu trong năm 2015, các Ban Chỉ đạo liên ngành khẩn trương hoàn thiện tổ chức nhân sự, các cơ quan giúp việc để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng và đảm bảo thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các Ban Chỉ đạo liên ngành, các cơ quan giúp việc BCĐ quốc gia và các BCĐ liên ngành, cơ quan trung ương và địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao về hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương rà soát nhu cầu thực tế, xây dựng chiến lược hội nhập của Bộ, ngành, địa phương mình, đảm bảo hội nhập chủ động, tích cực và hiệu quả; thực hiện các nhiệm vụ (Đề án) được giao tại Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 và Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ đúng thời hạn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng về tiếp tục triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế nhằm phát huy vai trò của hội nhập quốc tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia; trong đó nêu rõ các trọng tâm đối ngoại đa phương của Việt Nam đế năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2015.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA đang ở giai đoạn cuối để ký kết trong nửa đầu hoặc cuối năm 2015, bao gồm các Hiệp định: Việt Nam - EU, Việt Nam- Hàn Quốc, Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu, Việt Nam - EFTA.
Các Bộ, ngành liên quan tham gia đầy đủ và sâu sắc hơn trong các cơ chế hợp tác kinh tế ASEAN thông qua các hội nghị các cấp nhằm nỗ lực cao nhất cho mục tiêu hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng, cử đại diện Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế, trình Thủ tướng trong Quý IV năm 2015.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền về các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật trong năm 2015 (Cộng đồng kinh tế ASEAN, các FTAs sắp được ký kết), trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2015.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chủ động thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập quốc tế, tăng cường đối thoại doanh nghiệp, đảm bảo các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thực sự đi vào cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và người dân.
Năm 2014, Chính phủ đã tích cực triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị thông qua việc ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 về các chương trình hành động cụ thể và thành lập BCĐ quốc gia về hội nhập quốc tế gồm 3 BCĐ liên ngành về 3 lĩnh vực: Chính trị, an ninh, quốc phòng; Kinh tế và Khoa giáo, văn xã, đảm bảo hoạt động hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Công tác hội nhập quốc tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Hội nhập quốc tế đã góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường các nguồn hỗ trợ phát triển ODA, đầu tư nước ngoài FDI, giải quyết các vấn đề phức tạp như dân chủ, nhân quyền, biên giới, lãnh thổ. Trên tinh thần "tích cực và chủ động hội nhập", Việt Nam đã phát huy vai trò thành viên có trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế lớn như: ASEAN, APEC, ASEM, WTO, đưa ra các sáng kiến, đề xuất quan trọng, nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao của cộng đồng quốc tế, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Điều đó khẳng định định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc mở rộng hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực trong đó hội nhập quốc tế về kinh tế là trọng tâm.
P.Thảo
Theo Dantri
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn, báo chí Hoa Kỳ Ngày 3/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp và trả lời phỏng vấn của một số hãng thông tấn, báo chí Hoa Kỳ trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Việt Nam và Hoa Kỳ vừa kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh và sắp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Xin Ngài đánh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"

2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

Hà Nội: Ô tô làm rơi bó sắt dài 12m, tắc nghẽn vòng xuyến cầu Chương Dương

Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng
Có thể bạn quan tâm

Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
EU kêu gọi khép lại 'chương Brexit', thúc đẩy hợp tác an ninh với Anh
Thế giới
15:27:13 19/05/2025
Hai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng
Pháp luật
15:07:39 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
15:00:20 19/05/2025
Nam chính 'Resident Playbook' bị chỉ trích vì ngoại hình
Hậu trường phim
14:59:46 19/05/2025
Tống Đông Khuê được Trấn Thành chấm làm em rể, bị tình cũ tố đòi tiền tỷ, là ai?
Netizen
14:58:15 19/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Bà Liên hứa thay đổi tâm tính
Phim việt
14:51:44 19/05/2025
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
Thế giới số
14:37:15 19/05/2025
Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu
Nhạc việt
14:04:15 19/05/2025