Quan tài lạ giữa ‘rừng ma’
Xuyên qua những vạt rừng um tùm vắng dấu chân người, chỉ có mùi rừng ngai ngái là tới khu nhà mồ của người Xơ Đăng. Hàng chục quan tài được đặt trên giá gỗ với bốn cây cọc, có chiếc bục ra thấy mờ mờ những lớp xương.
Dòng sông Sê Pôn chia đôi đường biên giới Việt – Lào. Bên kia nước bạn, loáng thoáng rừng hoang thuộc tỉnh Atopư (Lào) và Ratanakiri (Campuchia). Bên này nước Việt, vùng Măng Ri ba zan hẻo lánh của huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là những cánh rừng âm u và đó là những khu “ rừng ma ”, nơi yên nghỉ những người con của rừng.
“Rừng ma” Măng Ri luôn âm u và bí hiểm. Ảnh: An ninh thế giới .
Một buổi chiều ở vùng núi thẳm trời lắc rắc mưa, già làng A Mộc cùng ông Lâm Quang Huy, Phó chủ tịch xã Măng Ri nhằm hướng về khu “rừng ma”. Hơn một giờ đồng hồ băng qua những con đường mòn hiểm trở, họ đã tới nơi. Già làng quả quyết, rừng ma là chốn thâm u giữa điệp trùng cây lá và đương nhiên là không mấy ai dám bén mảng đến đó chặt phá dù chỉ một cành cây. Người dân ở đây chẳng ai dám nhìn thẳng vào rừng, bởi họ sợ con ma rừng nhìn thấy rồi theo về quấy phá gia đình và bản làng.
“Đây là rừng ma của thôn Long Hy 1 và Long Hy 2. Người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông quan niệm, sống chết là thuận theo quy luật tự nhiên. Con người cũng như cái cây hay con thú trong rừng, có sinh – lão – bệnh – tử. Sống được rừng che chở, được rừng cho cái ăn, cái mặc, cái nhà để ở, cái nước để uống, nên khi chết thì về với rừng, sống một thế giới khác với rừng mà thôi”, già làng A Mộc trầm ngâm.
Khi chết, người Xơ Đăng chôn người thân dưới những tán cây rừng to như một lời cầu nguyện, mong thần rừng che chở cho linh hồn người chết. Theo quy định mang tính truyền kiếp, giữa chốn rừng thiêng bao la trùng điệp, phụ nữ không được tham gia vào việc chôn cất người chết, cho dù người chết ấy có là cha, chồng hay con do chính họ sinh ra.
Và quan trọng hơn là những người phụ nữ ở đây tuyệt nhiên không được bén mảng vào “rừng ma” trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhà không có con trai, chỉ toàn phụ nữ, thì bà con trong thôn bản nhận nhiệm vụ chôn cất. Sau khi xong việc, ngoài những người đi chôn sẽ tắm suối, uống rượu ngoài rừng, số còn lại trong làng tụ tập ở nhà người chết, mổ heo, gà hoặc bò, ăn uống suốt mấy ngày liền để tống tiễn linh hồn của người đã chết…
“Họ phải vui vẻ để người đã khuất biết người sống vẫn sinh hoạt bình thường, thậm chí vui như hội dù không có họ, để con ma không vì tiếc thương mà quay trở lại làng. Và người chết, phải hoàn toàn bị xóa ra khỏi ký ức, không bao giờ được nhắc lại, không một ai nghĩ đến chuyện vào viếng thăm”, già làng A Mộc nói thêm. Và đối với họ, “con ma” trong “rừng ma” đáng sợ gấp ngàn lần con voi, con cọp…
Những chiếc quan tài trong “rừng ma”. Ảnh: An ninh thế giới.
Video đang HOT
Xuyên qua những vạt rừng um tùm cỏ dại vắng dấu chân người, chỉ có mùi rừng ngai ngái và xác rắn lột da đó đây, già làng A Mộc khoát tay ra hiệu dừng lại. Phía trước là những nhà mồ lúp xúp, rệu rã, hoang mục vì thời gian. Có cả những nấm mồ rất mới, những nấm mồ chẳng có bia mộ như người Kinh, cùng vô số đồ đạc mà sinh thời người dưới mộ vẫn thường sử dụng như ché rượu, con dao, cái gùi, cái xà-gạc (dụng cụ vừa dùng đi rẫy vừa đi rừng)…
Hàng chục quan tài được đặt trên những giá gỗ với bốn cây cọc, cách mặt đất chừng non mét. Ngoài quan tài bằng gỗ còn có cả quan tài làm bằng nhôm, vỏ bom bi, thùng xăng gò hàn rất đẹp. Phía trên được lợp mái tôn hoặc cây lồ ô lật sấp ngửa, xung quanh vứt đầy rẫy những vật dụng mà người chết được “chia phần”. Một số “con ma” còn được chia cả heo, gà sống buộc vào chân cột quan tài. Có nhà còn chia cả radio, bàn ghế, xe đạp, vàng, bạc… Ở chiếc quan tài bục ra thấy mờ mờ trong đó những lớp xương.
Giữa “rừng ma” thâm u rờn rợn, già làng A Mộc nói nhiều về thế giới ma, một thế giới khác biệt hoàn toàn với trần thế. Cõi ma theo giải thích của ông là nơi mà mọi thứ đều ngược với cõi trần. Ví như người dương gian đi hai chân chạm đất, người cõi ma hai chân bước giữa trời. Ở trần gian gốc rễ cái cây ăn sâu vào đất còn ở chốn “ma rừng” mọi chuyện ngược lại…
Gần nửa đêm, về đến nhà, già làng A Mộc mang ghè rượu và mấy con cá niêng đặt trên chiếc mâm ở giữa sàn nhà. Lửa bập bùng, vị già làng chậm rãi kể chuyện đời, chuyện làng và chuyện của “rừng ma”… “Trẻ con trong làng này lớn lên bị ám ảnh nỗi khiếp sợ ma rừng đã thành “thâm căn cố đế” trong tâm tưởng của người Xơ Đăng từ những câu chuyện rùng rợn, lẫn lộn thực hư. Càng sợ, bọn trẻ càng háo hức muốn nghe những chuyện về bí ẩn ở rừng ma và truyền đời cảnh báo: chớ động thế giới của ma rừng”, già làng nói.
Theo ông, người Xơ Đăng có sự đối xử bình đẳng giữa nam và nữ, không phân biệt giữa con riêng và con chung, con đẻ và con nuôi, con của mình và con của anh em họ. Quan hệ buôn làng khá đoàn kết, có tục kết nghĩa với người cùng tuổi hoặc cùng tên. Con cháu cùng họ không được phép kết hôn với nhau. Trai gái lớn lên, sau khi đã cà răng theo phong tục, được tìm hiểu, yêu nhau. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng ở luân chuyển với từng gia đình mỗi bên ít năm, rất ít trường hợp ở hẳn một bên.
Những chiếc quan tài được làm bằng nhôm, vỏ bom bi, thùng xăng… xung quanh đầy rẫy vật dụng mà người chết được “chia phần”. Ảnh: An ninh thế giới.
Sau khi chôn cất người chết xong, người thân trong gia đình không bao giờ quay lại ngôi mộ đó. Hàng năm, mỗi khi đến lễ mang nước hoặc tết lúa mới, khi con lợn trong chuồng, con dê trên rẫy đã lớn, người Xơ Đăng sẽ tổ chức cúng ma để tưởng nhớ đến người thân đã mất.
Người Xơ Đăng rất tự hào về khu “rừng ma” của mình. Suốt cuộc đời họ chỉ biết gắn bó với rừng, nên họ xem các khu “rừng ma” là một phần tài sản của mình, không ai nỡ chặt phá. Nếu gia đình, dòng họ hay ai đó bên ngoài có việc gì cần đến gỗ thì phải xin phép người đứng đầu họ. Sau đó vị này sẽ đứng ra làm lễ cúng. Nếu giàu thì giết mấy con bò, con trâu, còn nghèo thì phải có gà trống để cúng thần mới được vào lấy củi, lấy gỗ về.
Đàn ông không chỉ có tinh thần thượng võ, mà còn tài nghệ trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa, tạo nên những sản phẩm tiêu biểu, đó là ngôi nhà rông và cây nêu trong lễ đâm trâu. “Mỗi làng người Xơ Đăng đều có nhà rông, nóc và mái được tạo dáng như cánh buồm lớn hoặc lưỡi rìu khổng lồ ngửa lên trời. Có hình chim chèo bẻo hay hình sừng thú chót vót ở hai đầu đốc”, già làng A Mộc vừa nhâm nhi bát rượu, vừa kể.
Với người Xơ Đăng ở Kon Tum thì mảnh đất an táng cho người chết trong dòng họ dưới tán rừng được gọi là “rừng ma”. Họ bảo vệ “rừng ma” để bảo vệ đời sống tâm linh, bảo vệ phần hồn của mình! “Luật ở bản đã quy định rồi, để người sống được yên không ai được dọn dẹp, xây dựng gì ở phần mộ đó cả”, già làng A Mộc nói.
Theo VNE
Chuyện rùng rợn, bí hiểm 'rừng ma' Măng Ri
Hàng chục quan tài được đặt trên giá gỗ với bốn cây cọc, có chiếc bục ra thấy mờ mờ những lớp xương.
Dòng sông Sê Pôn chia đôi đường biên giới Việt - Lào. Bên kia nước bạn, loáng thoáng rừng hoang thuộc tỉnh Atopư (Lào) và Ratanakiri (Campuchia). Bên này nước Việt, vùng Măng Ri ba zan hẻo lánh của huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là những cánh rừng âm u và đó là những khu "rừng ma", nơi yên nghỉ những người con của rừng.
"Rừng ma" Măng Ri luôn âm u và bí hiểm.
Một buổi chiều ở vùng núi thẳm trời lắc rắc mưa, già làng A Mộc cùng ông Lâm Quang Huy, Phó chủ tịch xã Măng Ri nhằm hướng về khu "rừng ma". Hơn một giờ đồng hồ băng qua những con đường mòn hiểm trở, họ đã tới nơi. Già làng quả quyết, rừng ma là chốn thâm u giữa điệp trùng cây lá và đương nhiên là không mấy ai dám bén mảng đến đó chặt phá dù chỉ một cành cây. Người dân ở đây chẳng ai dám nhìn thẳng vào rừng, bởi họ sợ con ma rừng nhìn thấy rồi theo về quấy phá gia đình và bản làng.
"Đây là rừng ma của thôn Long Hy 1 và Long Hy 2. Người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông quan niệm, sống chết là thuận theo quy luật tự nhiên. Con người cũng như cái cây hay con thú trong rừng, có sinh - lão - bệnh - tử. Sống được rừng che chở, được rừng cho cái ăn, cái mặc, cái nhà để ở, cái nước để uống, nên khi chết thì về với rừng, sống một thế giới khác với rừng mà thôi", già làng A Mộc trầm ngâm.
Khi chết, người Xơ Đăng chôn người thân dưới những tán cây rừng to như một lời cầu nguyện, mong thần rừng che chở cho linh hồn người chết. Theo quy định mang tính truyền kiếp, giữa chốn rừng thiêng bao la trùng điệp, phụ nữ không được tham gia vào việc chôn cất người chết, cho dù người chết ấy có là cha, chồng hay con do chính họ sinh ra.
Và quan trọng hơn là những người phụ nữ ở đây tuyệt nhiên không được bén mảng vào "rừng ma" trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhà không có con trai, chỉ toàn phụ nữ, thì bà con trong thôn bản nhận nhiệm vụ chôn cất. Sau khi xong việc, ngoài những người đi chôn sẽ tắm suối, uống rượu ngoài rừng, số còn lại trong làng tụ tập ở nhà người chết, mổ heo, gà hoặc bò, ăn uống suốt mấy ngày liền để tống tiễn linh hồn của người đã chết...
"Họ phải vui vẻ để người đã khuất biết người sống vẫn sinh hoạt bình thường, thậm chí vui như hội dù không có họ, để con ma không vì tiếc thương mà quay trở lại làng. Và người chết, phải hoàn toàn bị xóa ra khỏi ký ức, không bao giờ được nhắc lại, không một ai nghĩ đến chuyện vào viếng thăm", già làng A Mộc nói thêm. Và đối với họ, "con ma" trong "rừng ma" đáng sợ gấp ngàn lần con voi, con cọp...
Những chiếc quan tài trong "rừng ma".
Xuyên qua những vạt rừng um tùm cỏ dại vắng dấu chân người, chỉ có mùi rừng ngai ngái và xác rắn lột da đó đây, già làng A Mộc khoát tay ra hiệu dừng lại. Phía trước là những nhà mồ lúp xúp, rệu rã, hoang mục vì thời gian. Có cả những nấm mồ rất mới, những nấm mồ chẳng có bia mộ như người Kinh, cùng vô số đồ đạc mà sinh thời người dưới mộ vẫn thường sử dụng như ché rượu, con dao, cái gùi, cái xà-gạc (dụng cụ vừa dùng đi rẫy vừa đi rừng)...
Hàng chục quan tài được đặt trên những giá gỗ với bốn cây cọc, cách mặt đất chừng non mét. Ngoài quan tài bằng gỗ còn có cả quan tài làm bằng nhôm, vỏ bom bi, thùng xăng gò hàn rất đẹp. Phía trên được lợp mái tôn hoặc cây lồ ô lật sấp ngửa, xung quanh vứt đầy rẫy những vật dụng mà người chết được "chia phần". Một số "con ma" còn được chia cả heo, gà sống buộc vào chân cột quan tài. Có nhà còn chia cả radio, bàn ghế, xe đạp, vàng, bạc... Ở chiếc quan tài bục ra thấy mờ mờ trong đó những lớp xương.
Giữa "rừng ma" thâm u rờn rợn, già làng A Mộc nói nhiều về thế giới ma, một thế giới khác biệt hoàn toàn với trần thế. Cõi ma theo giải thích của ông là nơi mà mọi thứ đều ngược với cõi trần. Ví như người dương gian đi hai chân chạm đất, người cõi ma hai chân bước giữa trời. Ở trần gian gốc rễ cái cây ăn sâu vào đất còn ở chốn "ma rừng" mọi chuyện ngược lại...
Gần nửa đêm, về đến nhà, già làng A Mộc mang ghè rượu và mấy con cá niêng đặt trên chiếc mâm ở giữa sàn nhà. Lửa bập bùng, vị già làng chậm rãi kể chuyện đời, chuyện làng và chuyện của "rừng ma"... "Trẻ con trong làng này lớn lên bị ám ảnh nỗi khiếp sợ ma rừng đã thành "thâm căn cố đế" trong tâm tưởng của người Xơ Đăng từ những câu chuyện rùng rợn, lẫn lộn thực hư. Càng sợ, bọn trẻ càng háo hức muốn nghe những chuyện về bí ẩn ở rừng ma và truyền đời cảnh báo: chớ động thế giới của ma rừng", già làng nói.
Theo ông, người Xơ Đăng có sự đối xử bình đẳng giữa nam và nữ, không phân biệt giữa con riêng và con chung, con đẻ và con nuôi, con của mình và con của anh em họ. Quan hệ buôn làng khá đoàn kết, có tục kết nghĩa với người cùng tuổi hoặc cùng tên. Con cháu cùng họ không được phép kết hôn với nhau. Trai gái lớn lên, sau khi đã cà răng theo phong tục, được tìm hiểu, yêu nhau. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng ở luân chuyển với từng gia đình mỗi bên ít năm, rất ít trường hợp ở hẳn một bên.
Những chiếc quan tài được làm bằng nhôm, vỏ bom bi, thùng xăng... xung quanh đầy rẫy vật dụng mà người chết được "chia phần".
Sau khi chôn cất người chết xong, người thân trong gia đình không bao giờ quay lại ngôi mộ đó. Hàng năm, mỗi khi đến lễ mang nước hoặc tết lúa mới, khi con lợn trong chuồng, con dê trên rẫy đã lớn, người Xơ Đăng sẽ tổ chức cúng ma để tưởng nhớ đến người thân đã mất.
Người Xơ Đăng rất tự hào về khu "rừng ma" của mình. Suốt cuộc đời họ chỉ biết gắn bó với rừng, nên họ xem các khu "rừng ma" là một phần tài sản của mình, không ai nỡ chặt phá. Nếu gia đình, dòng họ hay ai đó bên ngoài có việc gì cần đến gỗ thì phải xin phép người đứng đầu họ. Sau đó vị này sẽ đứng ra làm lễ cúng. Nếu giàu thì giết mấy con bò, con trâu, còn nghèo thì phải có gà trống để cúng thần mới được vào lấy củi, lấy gỗ về.
Đàn ông không chỉ có tinh thần thượng võ, mà còn tài nghệ trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa, tạo nên những sản phẩm tiêu biểu, đó là ngôi nhà rông và cây nêu trong lễ đâm trâu. "Mỗi làng người Xơ Đăng đều có nhà rông, nóc và mái được tạo dáng như cánh buồm lớn hoặc lưỡi rìu khổng lồ ngửa lên trời. Có hình chim chèo bẻo hay hình sừng thú chót vót ở hai đầu đốc", già làng A Mộc vừa nhâm nhi bát rượu, vừa kể.
Với người Xơ Đăng ở Kon Tum thì mảnh đất an táng cho người chết trong dòng họ dưới tán rừng được gọi là "rừng ma". Họ bảo vệ "rừng ma" để bảo vệ đời sống tâm linh, bảo vệ phần hồn của mình! "Luật ở bản đã quy định rồi, để người sống được yên không ai được dọn dẹp, xây dựng gì ở phần mộ đó cả", già làng A Mộc nói.
Theo vietbao
Vụ thảm sát 5 phu trầm: Phục kích tại rừng "ma" Nhằm hỗ trợ chuyên án 313G, hoàn tất hồ sơ vềvụ án giết 5 phu trầmở biên giới Việt- Lào diễn ra vào rạng sáng 24- 3 Ngày 8- 4, các điều tra viên của Bộ Công an đã có mặt tại CQCA tỉnh Quảng Trị, trực tiếp tiếp cận hồ sơ của chuyên án 313G... Thông tin từ các điều tra viên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Có thể bạn quan tâm

Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'
Sức khỏe
06:30:12 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
Sao việt
06:26:48 23/05/2025
G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!
Sao châu á
06:23:40 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
Netizen
06:19:45 23/05/2025
10 phim Hàn có kết thúc "bực bội" nhất mọi thời đại: Số 4 đã thành huyền thoại ức chế nhưng số 1 mới khiến các fandom nổi điên
Phim châu á
05:58:47 23/05/2025
Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè
Ẩm thực
05:57:09 23/05/2025
Hai nam thần Hàn 'biến mất' khỏi màn ảnh khi đang ở đỉnh cao danh vọng: Một cái tên ai cũng phải ngỡ ngàng
Hậu trường phim
05:56:31 23/05/2025
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
Thế giới
05:39:59 23/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025