Quảng Nam: Mở sẵn cửa để chờ… động đất
Ngày hôm qua (18/10), tại TP.Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam và Viện Khoa học – Công nghệ của Bộ KH-CN tổ chức truyền hình trực tiếp để phổ biến kiến thức về động đất và cách phòng tránh, ứng phó khi có động đất xảy ra xung quanh khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 cho nhân dân.
PGS.TS Cao Đình Triều, chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu nhấn mạnh, động đất là sự rung động của trái đất và là sự giải phóng nhanh của năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó trên trong trái đất, gây nên sóng địa chấn và tác động lên bề mặt làm phá hoại các công trình, sự biến dạng bề mặt cũng như gây chết chóc cho con người.
Theo ông, động đất diễn ra xung quanh khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 là động đất do kích thích hồ chứa sau khi tích nước. Trong đó, động đất kích thích hồ chứa luôn là vấn đề quan tâm và được cập nhật thông tin liên tục, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác vận hành của các nhà máy thủy điện.
Buổi truyền hình trực tiếp phổ biến kiến thức về động đất ngày 18/10
Tại đây, ông Lê Văn Tuấn, Chánh văn phòng UBND huyện Bắc Trà My lo lắng khi có sự cố vỡ đập Thuỷ điện Sông Tranh xảy ra sẽ ứng phó như thế nào? Còn ông Nguyễn Minh Tuấn, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Nam nói, các nhà khoa học xác định động đất ở Thủy điện Sông Tranh 2 tối đa chỉ là 5,5 độ richter, liệu đây có phải con số tối đa hay chưa hay đó chỉ là dự báo?
Giải thích các câu hỏi này, PGS.TS Cao Đình Triều cho rằng, động đất kích thích xảy ra bao giờ cũng nhỏ hơn động đất kiến tạo, đồng thời nó cũng xảy ra ở tầng nông hơn nên người dân đã nghe tiếng nổ lớn phát ra từ lòng đất. Chính từ những biểu hiện phức tạp của tình hình động đất tại đập Thủy điện Sông Tranh 2 nên khuyến khích với người dân trong vùng ảnh hưởng phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với động đất. Theo đó, những kiến thức cơ bản như, không treo đồ vật lên cao, luôn mở sẵn cửa… ngoài ra việc thống nhất giữa các thành viên trong gia đình cũng rất quan trọng để sơ tán kịp thời, hỗ trợ nhau trong khi xảy ra động đất.
Ngoài ra, ông Triều cũng kiến nghị với Ban Quản lý dự án thủy điện 3 nên tích nước dần dần, đừng để mực nước hồ biến động quá nhanh sẽ gây ra phản ứng với mực nước, vì điều này đã được minh chứng là gây nên biến động của ứng suất gia tăng làm thay đổi nhanh trạng thái suất lỗ rỗng và có thể gây nên động đất. Bên cạnh đó, Ban quản lý thủy điện cần chú ý đến việc phòng chống sạt lở ở 2 mặt đập, đề phòng lũ quét làm tràn nước gây ảnh hưởng tại hồ Thủy điện Sông Tranh 2.
Thời gian tới, trong quá trình tích nước cần phải theo dõi sát sao diễn biến của hoạt động động đất. Nếu thấy xảy ra các trận động đất nhỏ liên tiếp đi kèm việc dâng lên của mực nước hồ thì phải nghĩ ngay tới một động đất mạnh hơn có thể sắp xảy ra để có biện pháp ứng cứu.
Từ khi Thuỷ điện Sông Tranh 2 tích nước, vùng hạ lưu cạn đáy
Video đang HOT
Còn TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, hôm nay (19/10), trạm quan trắc động đất đầu tiên tại đập Thủy điện Sông Tranh 2 sẽ được hoàn thành. Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá chính xác tình hình động đất ở Bắc Trà My cũng như phục vụ công tác dự báo động đất về sau. Trong thời gian tới, Viện Vật lý địa cầu sẽ mời các chuyên gia về động đất kích thích giỏi nhất thế giới cùng với các chuyên gia đầu ngành trong nước tới Bắc Trà My khảo sát, nghiên cứu tình hình động đất ở đây, giúp cho người dân địa phương hết hoang mang về các vấn đề liên quan đến động đất.
Ngoài ra, Viện Vật lý địa cầu sẽ lắp đặt thêm các trạm quan trắc khác ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 và vùng hạ du để có thể đo chính xác những trận động đất xảy ra trên khu vực, đồng thời phục vụ cho việc dự báo về động đất có khả năng xảy ra trên khu vực trong tương lai.
Theo 24h
Tranh cãi về Sông Tranh 2: Biết tin ai?
Vẫn tiếp tục có những tranh cãi đúng - sai giữa các nhà đầu tư về sự an toàn của thủy điện Sông Tranh 2. Để làm rõ thêm vấn đề này, PV ghi nhận ý kiến nhiều chiều của các nhà khoa học và các bên liên quan.
Nghiên cứu mới đây về thủy điện Sông Tranh 2 của một nhóm các nhà khoa học thực hiện theo đặt hàng của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã đưa ra những thông tin cho rằng động đất cực đại tại khu vực xây đập thủy điện có thể đạt 6,1 độ Richter, mạnh hơn mức đã dự báo đập nằm trong một đứt gãy địa chất và được xây dựng trên khu vực có nền đá granit dễ bị phong hóa.
Tuy nhiên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Tài Sơn (tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1) khẳng định thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn.
Thưa ông, một số ý kiến cho rằng Sông Tranh 2 xây trên nền đá granit là sai lầm vì đá này cứng nhưng gặp nước dễ phong hóa, vỡ vụn?
Tôi công nhận cách nói đá granit dễ bị phong hóa là đúng, nhưng đó chỉ đúng với ngôn ngữ kiến tạo. Chứ đá granit phân hóa cần cả ngàn năm trong khi công trình chỉ cỡ trăm năm, nên không có ý nghĩa gì với địa chất công trình. Nếu nói đá granit có thể nhanh chóng biến thành bột thì đó là cách nói không có căn cứ khoa học.
Hơn nữa, đá granit chỗ chúng ta đặt thủy điện Sông Tranh 2 là đá granit tươi, tức đã bóc lớp đất đá yếu hết rồi. Mà đá granit tươi có cường độ chịu lực lên tới 900-1200kg/cm2, trong khi bêtông khả năng chịu lực chỉ có 200kg/cm2. Chúng tôi chọn được đá granit này để đặt công trình lên là rất quý.
Qua giải thích vụ việc ở đập thủy điện Sông Tranh 2, người dân chưa biết tin ai - Ảnh: Tấn Vũ
Có nhà khoa học nghi vấn ở ngay hai vai đập thủy điện Sông Tranh 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải làm rọ đá để khắc phục việc do đá granit bị phong hóa, sạt xuống?
Không phải. Giờ hỏi tất cả ai có nghề đều biết đó không phải đá granit. Đó chỉ là đá thải loại, khi làm họ đắp lên. Khi mưa xuống nó sạt thì phải cho rọ đá đắp lên, chứ do đá granit phong hóa thì đập trôi lâu rồi. Vì thế tôi có thể khẳng định tất cả động đất đều không suy chuyển kết cấu, nền móng của thủy điện Sông Tranh 2.
Chúng tôi làm bằng con số, phân tích cũng bằng con số và đến nay tất cả nghiên cứu, các con số đều chứng minh đập an toàn. Đây là điều may mắn. Chúng tôi cũng phải cẩn trọng bởi nếu có lỗi thiết kế thì chính chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không phải ai khác. Nói an toàn hay không an toàn không thể cảm tính được.
Nhưng các chuyên gia cho rằng do nền đá granit bị phong hóa, suy chuyển nên khe nhiệt mới bị giãn ra khiến rò nước?
Trước kia có chuyên gia còn cho rằng hiện tượng rò nước do đập nứt, họ còn không biết có khe nhiệt. Nói nền chuyển động gây vết nứt phải có con số đo. Chúng tôi đã đo, tải trọng bên ngoài tác động vào không có chuyện nền bị nứt, trôi. Kết quả các số đo cho thấy những dịch chuyển vẫn trong giới hạn thiết kế. Nên đến giờ tôi vẫn luôn khẳng định đập Sông Tranh 2 an toàn.
Sông Tranh 2 không chịu được động đất 6,1 độ Richter
Đánh giá động đất cực đại đạt 5,5 độ Richter ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đã được hội đồng khoa học của Viện Vật lý địa cầu thông qua, được nghiệm thu đưa vào áp dụng trong thực tế. Mặc dù được ra đời năm 2003 nhưng đây vẫn là báo cáo chính thức của Viện Vật lý địa cầu được nghiệm thu đến thời điểm hiện tại.
Đến nay, động đất lớn nhất xảy ra trên toàn bộ lãnh thổ miền Nam Việt Nam là động đất 6,1 độ Richter xảy ra năm 1923 tại khu vực đảo Hòn Tro, sau khi núi lửa ở đây hoạt động. Ngoài ra chưa có một cứ liệu nào ghi nhận động đất ở miền Trung, miền Nam vượt quá động đất 6,1 độ Richter.
Số liệu động đất cực đại 6,1 độ Richter đưa ra tại Bắc Trà My không có cơ sở để khẳng định vì không nói rõ dùng phương pháp gì để nghiên cứu thì coi như đó là một dự đoán bằng phương pháp xác suất hay một phương pháp nào đó mà tôi không được biết. Động đất 6,1 độ Richter là lớn. Để khẳng định và phát biểu cần đầy đủ bằng chứng và số liệu quan trắc. Nếu không có số liệu quan trắc thì tất cả giá trị ấy ai cũng có thể nói được.
Nếu động đất 6,1 độ Richter thì Sông Tranh 2 không chịu được. Tuy nhiên, động đất cường độ đó xảy ra ở độ sâu lớn trong khi khu vực này đứt gãy không đến mức có độ sâu để phát sinh động đất lớn như vậy. Đây là quan điểm cá nhân của tôi.
PGS.TS Nguyễn Hồng Phương
(Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu)
Đá granit cứng nhưng dễ vỡ khi gặp nước
Quan điểm nói cần cả ngàn năm đá granit mới phong hóa là sai vì chúng ta có thể thấy khi làm các con đường, đá granit, chỉ một vài năm đã có thể phong hóa, có mương máng thủy lợi làm một năm sau đã hỏng rồi. Tôi khẳng định đá granit bình thường đúng là rất cứng, chịu lực rất tốt, nhưng khi tiếp xúc với nước thì có thể bị phong hóa, vỡ rất nhanh.
Điều chưa được thừa nhận là thung lũng khu vực Sông Tranh 2 đã bị bào mòn rất dữ dội. Nói nền xây đập Sông Tranh 2 đã được nạo hết đá yếu là không trung thực, bởi thực tế họ đã phải phun ximăng trước khi đắp đập. Nhưng phun ximăng không có tác dụng vì đới đứt gãy ăn sâu, chạy dài trong lòng đất. Động đất kích thích chứng tỏ nước đã ngấm xuống dưới rồi.
Còn nói trên vai đập không phải đá granit mà chỉ là đá thải loại, tôi cho rằng cần trung thực, minh bạch. Bản thân tôi đã làm ở đó 30 năm, có nhiều công trình ở đó.
PGS.TSKH Phan Văn Quýnh
(Đại học Quốc gia Hà Nội)
Không thể khẳng định Sông Tranh 2 an toàn
Điều chắc chắn là đập Sông Tranh 2 được xây trên khu vực có đứt gãy địa chất đang hoạt động. Thực tế đã có nước nóng từ lòng đất đi lên do tiếp xúc với nham thạch, nên có thể nóng đến 70-80 độ C. Thực tế nữa là đã có khoảng 300 điểm sạt lở ở khu vực Sông Tranh 2.
Về nguyên tắc, không ai xây đập trên khu vực có đứt gãy đang hoạt động, nên tôi mới nói chọn địa điểm xây Sông Tranh 2 là sai lầm. Chúng ta còn nhiều địa điểm có thể xây, sao lại chọn chỗ có dự báo động đất có thể lên đến cấp 5-6? Đến nay đập đã xây rồi thì có người phải bảo vệ nó là đúng. Nhưng về đạo đức nghề nghiệp, nếu tôi là người quyết định, tôi sẽ không dám cho xây.
Về việc khẳng định đập Sông Tranh 2 an toàn, tôi cho rằng đến nay không ai có thể khẳng định chắc chắn điều này. Bởi lẽ đập được xây với thiết kế chống chịu động đất cấp 5,5 độ Richter. Nhưng công trình nghiên cứu của Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý vừa công bố lại khẳng định khả năng động đất ở đây có thể lên đến 6,1 độ Richter. Thiết kế chịu cấp 5,5 độ Richter mà thực tế có thể xảy ra động đất 6,1 độ Richter mà vẫn nói sẽ an toàn thì sao được?
GS.TS Nguyễn Trường Tiến
(chủ tịch Hội Cơ học đất và địa kỹ thuật công trình Việt Nam)
Theo 24h
Động đất Sông Tranh: Thế giới cũng ngạc nhiên Động đất kích thích từng xảy ra ở một số đập thủy điện trên thế giới song động đất kích thích ở Thủy điện Sông Tranh 2 thì đến thế giới cũng phải ngạc nhiên, theo GS.TSKH Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi. Không chỉ giám sát Sông Tranh 2 Động đất có biểu hiện hoạt động dồn dập, theo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Vụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏ

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Mới có quan hệ tình cảm

Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh
Có thể bạn quan tâm

60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi
Trắc nghiệm
11:34:18 04/05/2025
Bắt giữ 7 đối tượng mang súng tự chế vào rừng săn bắn
Pháp luật
11:29:06 04/05/2025
Nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn lên ngôi Quán quân Chị Đẹp, có ông là nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán Hiệp Định Paris
Nhạc việt
11:28:54 04/05/2025
Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người
Netizen
11:24:39 04/05/2025
Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025
Honda Giorno+: Mẫu xe tay ga cổ điển giá khoảng 45 triệu đồng
Xe máy
11:06:07 04/05/2025
Đây mới là ý tưởng trang trí phòng khách có cầu thang đẹp nhất
Sáng tạo
10:58:54 04/05/2025
Trang phục phối màu đen đỏ 'quyền lực', thống trị mọi ánh nhìn
Thời trang
10:56:40 04/05/2025
3 món nấu đơn giản mà đậm đà hương vị: 10 phút ra món, ngon đến giọt cuối cùng!
Ẩm thực
10:41:08 04/05/2025
Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'
Lạ vui
10:26:42 04/05/2025