Quảng Ninh chi hơn 22 tỷ đồng mua sắm đồ dùng, thiết bị học tập cho học sinh vùng cao
Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch 237 về việc thực hiện chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2019-2020 và chi hơn 22 tỷ đồng để thực hiện chương trình.
Quảng Ninh chi hơn 22 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2019 – 2020
Theo Kế hoạch 237, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ trích ngân sách hơn 22 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 16,1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 5,9 tỷ đồng để thực hiện chương trình.
Cụ thể, có 21 trường được trang bị bổ sung thiết bị tối thiểu và bàn ghế học sinh, có 8 nhà ăn, nhà bếp, 10 khu nội trú được trang bị thiết bị, đồ dùng và 3 nhà ăn, nhà bếp được duy tu, sửa chữa, cải tạo.
Để phục vụ cho việc học tập, tỉnh Quảng Ninh đã mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, bàn ghế cho các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.
Không những vậy, khu nhà ăn, nhà bếp, khu ở nội trú cũng được tỉnh Quảng Ninh mua sắm, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, hỗ trợ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trường học theo quy định hiện hành.
Hiền Vũ
Theo baophapluat
Quảng Ninh: Chuyện buồn ở những xã đặc biệt khó khăn
Sinh năm 1989 nhưng Tằng Thị Sinh (thôn Khe O, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) đã có đến 8 đứa con. Việc sinh đẻ vô tội vạ là một trong nhiều lý do khiến các hộ dân ở bản đặc biệt khó khăn này bao năm nay vẫn không thoát được cảnh đói, nghèo.
Video đang HOT
Nỗi buồn Khe O
Đồng bào dân tộc Dao ở huyện Bình Liêu sinh sống chủ yếu ở các bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, cuộc sống của bà con chủ yếu là tự cung tự cấp. Với quan niệm, học không giúp cho "cái bụng no được" nên trước đây, người Dao ít được đi học, việc tiếp cận các kiến thức khoa học càng khó khăn hơn. Nếu gia đình có người ốm thì thay vì đưa người ốm đi viện điều trị, các hộ gia đình người Dao sẽ để ở nhà, nhờ thầy mo đến cúng. Trẻ em sinh ra không được chăm sóc và không được đến trường học chữ.
Các hủ tục lạc hậu như kết hôn cận huyết, tảo hôn, ép gả cưới... thường xuyên xảy ra. Đặc biệt là tình trạng uống rượu triền miên trong đồng bào Dao dẫn đến sức khỏe suy yếu, không có sức lao động.
36 hộ dân thôn Khe O chủ yếu sống trong những căn nhà đất, không có nhà vệ sinh, không có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Điển hình là thôn Khe O có 36 hộ dân với 217 nhân khẩu, trong đó có đến 23 hộ nghèo, 7 hộ cận nghèo.
Anh Choỏng Quay Sinh - Bí thư, Trưởng thôn Khe O cho biết, nguyên nhân của việc đói nghèo là do người dân quen trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước, không cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Ốm đau bệnh tật không đưa đi chữa trị mà chỉ mời thầy mo đến cúng, nhà có bao nhiêu lợn, gà đều thịt hết, do đó, cuộc sống của người dân đã nghèo lại càng nghèo thêm.
Trong căn nhà đất lụp xụp của chị Tằng Thị Sinh (người phụ nữ vừa tròn 30 tuổi nhưng đã có tới 8 đứa con) không có bóng người lớn, chỉ có lũ trẻ nheo nhóc đùa nghịch, hoặc đang mò nồi cháo ngô đặt trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Anh Choỏng Quay Sinh cho biết, bố mẹ của những đứa trẻ đi rừng mót lâm sản phụ, tuy là hộ nghèo nhưng từ chục năm nay, vợ chồng Tằng Thị Sinh năm nào cũng đẻ 1 đứa, đến nay đã có 8 đứa con. Đứa bé nhất mới được 7 tháng tuổi nhưng đã phải ở nhà với các anh chị để bố mẹ đi rừng kiếm miếng ăn.
"Huyện cũng đã nhiều lần tổ chức xuống tận nhà tuyên truyền sinh đẻ kế hoạch, nhưng vợ chồng Sinh như là không để ý đến. Nên mỗi năm cứ đẻ thêm một đứa lại thấy nghèo hơn", Trưởng thôn than thở.
Ngoài việc sinh đẻ không có kế hoạch, một nguyên nhân nữa khiến người dân thôn Khe O bao năm nay không thoát được cảnh đói nghèo, đó là thiếu đất sản xuất. Theo anh Choỏng Quay Sinh, trong số 36 hộ thì chỉ có 20 hộ được giao đất rừng, mỗi hộ chỉ được 1 đến 1,5ha, còn lại các hộ khác không có đất sản xuất hầu hết đều rơi vào cảnh nghèo, đói.
4 trong số 8 đứa con nheo nhóc của chị Tằng Thị Sinh.
Anh Phùn Mằn Quay, một hộ nghèo tại thôn Khe O, cho biết: "Gia đình chỉ mong ước có khoảnh rừng để trồng quế mà bao năm nay không được. Quế năm nay được giá, thấy người ta thu hoạch mang bán tới tấp, mình thì ngồi chơi cũng thấy buồn".
Choỏng Quay Si, một hộ nghèo khác trong thôn, thì than vãn: "Mấy năm trước nghe huyện vận động trồng cây dong riềng làm nguyên liệu bán cho nhà máy sản xuất miến, nhiều hộ dân thôn Khe O bỏ cả lúa để trồng dong riềng. Nhưng 2 năm nay củ dong trồng mang đến tận nơi cũng không ai mua, tiền bán dong của mấy vụ trước vẫn bị nợ. Mấy ruộng dong riềng trồng từ năm ngoái nhà tôi vẫn để đấy, củ già lắm rồi mà chán có thu hoạch đâu".
Về đích sớm chương trình 135: Không dễ
Ngoài Khe O, nhiều thôn, bản khác thuộc huyện Bình Liêu cái nghèo còn đeo bám dai dẳng. Nhiều thanh niên đang độ tuổi lao động thay vì lên rừng, lên nương canh tác thì lại ngồi uống rượu, trò chuyện là hình ảnh quen thuộc ở đây. Đáng nói hơn, hầu hết gia đình những thanh niên này đều thuộc diện hộ nghèo lâu năm.
Một số chương trình hỗ trợ như trao bò giống cho hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn chưa thực sự phát huy hiệu quả, còn mang tính hình thức. Ảnh: HG.
Khi được hỏi tại sao không lao động để thoát nghèo, anh Tằng Vĩnh Phúc (40 tuổi, dân tộc Dao, ở thôn Mạ Chạt, xã Vô Ngại), chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi cũng đã đầu tư chăn nuôi gà, lợn, với mong muốn tạo nguồn thu nhập, trang trải cuộc sống bớt vất vả. Tuy nhiên, các mô hình này đều không phát huy hiệu quả kinh tế vì lý do tiêu thụ không ổn định, con giống thường bị dịch ốm, chết. Nhà có 6 miệng ăn (4 đứa con đang tuổi ăn học), trong khi nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng và 2ha rừng, nhưng trồng keo phải mất 4-5 năm mới cho thu hoạch, thời gian rỗi cũng chẳng có gì để làm nên chỉ biết gọi mấy anh em trong thôn tới uống rượu".
Các bao dong riềng đã thu hoạch nhưng không tìm được đầu ra, chất đống ở xã Lục Hồn (huyện Bình Liêu).
Đối với một số dự án phát triển sản xuất như: Mô hình trồng ba kích tại Đồng Sơn (Hoành Bồ), Thanh Lâm (Ba Chẽ); trồng dong riềng (Bình Liêu); hỗ trợ chăn nuôi lợn, gà, trâu (Hoành Bồ, Ba Chẽ, Bình Liêu), không tái đàn mở rộng sản xuất được; cung vượt cầu, không tiêu thụ được, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp, việc thu hút cộng đồng, người dân tham gia vào các dự án tiếp theo bị hạn chế.
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2018, tỉnh mới hỗ trợ 6.486/15.152 lượt hộ nghèo, cận nghèo (bằng 42,8% so với đề án phê duyệt) tham gia dự án trồng cây nông, lâm nghiệp, chăn nuôi giống gia súc, gia cầm.
Ngoài ra, việc triển khai Chương trình 135 hiện khối lượng công việc dưới xã rất lớn, tuy nhiên, do năng lực cán bộ xã, thôn, bản bị hạn chế, chưa đủ năng lực quản lý đầu tư một công trình xây dựng cơ bản; công tác thanh quyết toán hay lựa chọn các mô hình sản xuất chưa sát thực tế, làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng triển khai các dự án.
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vũ Kiên Cường đánh giá, cái khó nhất, ảnh hưởng đến tiến độ đưa 12 xã cuối cùng của tỉnh ra khỏi diện đặc biệt khó khăn vẫn là tư duy và nhận thức của bà con. Nếu như cơ sở hạ tầng yếu kém tỉnh có thể bố trí ngân sách hỗ trợ đầu tư ngay thì tư duy và nhận thức của người dân không ai có thể làm thay được. Một khi tư tưởng người dân chưa thông, tính chủ động trong thoát nghèo vẫn ỷ lại, thì dù nhà nước có hỗ trợ nhiều vốn đến mấy cũng khó có thể triển khai thành công.
Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến hết năm 2019 sẽ đưa 12 xã cuối cùng ra khỏi diện đặc biệt khó khăn và hoàn thành Chương trình 135 trước kế hoạch 1 năm. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để Quảng Ninh hoàn thành Chương trình 135 và đưa toàn bộ các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn vào năm 2020.
Do vậy, từ nay đến cuối năm được xác định là giai đoạn nước rút để hoàn thành mục tiêu này. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều khó khăn, bất cập cho hành trình về đích trong năm nay của các địa phương, đòi hỏi phải có những giải pháp tháo gỡ cấp bách.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Theo Danviet
Dự định của ông Đoàn Ngọc Hải trong năm mới 2020 "Nguyện vọng của tôi là sẽ lo được một phần nào đó cho những người vô gia cư, khi mỗi buổi tối đến, mỗi người sẽ được ăn một gói mỳ để ấm lòng. Nếu không may họ qua đời, tôi sẽ là người trực tiếp đứng ra lo đám tang cho họ", ông Hải chia sẻ. Trao đổi với Đất Việt ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kiên Giang: 2 nghi phạm giết người và cưỡng đoạt tài sản ra đầu thú

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi

Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?

Vụ thanh niên 'gọi vốn' ở biển Nha Trang: đưa về trụ sở UBND viết cam đoan

Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc
Có thể bạn quan tâm

Xe sedan hạng C thiết kế bắt mắt, công suất 215 mã lực, giá hấp dẫn
Ôtô
20:50:52 13/05/2025
Phương Thanh nói thẳng góc khuất và lý do bỏ diễn Chị đẹp: "Ngay từ đầu đã có chuyện"
Tv show
20:47:44 13/05/2025
Lộ bằng chứng Hà Tâm Như được dàn xếp đăng quang Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam?
Sao việt
20:44:23 13/05/2025
Em chồng luôn mồm than nghèo kể khổ nhưng nhất quyết không chịu đi làm, xin việc ở đâu cũng về khóc lóc với mẹ vất vả quá không chịu nổi
Góc tâm tình
20:41:57 13/05/2025
Được 'ông trùm' đất hiếm tặng túi hoa quả, mở ra thấy 500 triệu
Pháp luật
20:41:05 13/05/2025
"Đệ nhất mỹ nhân Thượng Hải" tự sát ở tuổi 35, để lại di thư vạch trần góc tối hào môn
Sao châu á
20:40:39 13/05/2025
Chè cổ thụ Phong Thổ, Tam Đường: Báu vật xanh của đất Lai Châu
Du lịch
20:08:23 13/05/2025
Ra mắt tai nghe thương hiệu Việt có chống ồn chủ động
Đồ 2-tek
20:04:51 13/05/2025
4 anh em ruột xây 4 căn villa giống hệt nhau trong khuôn viên rộng 6.000m2 ở Thanh Hóa: Resort nào đọ nổi đây?
Netizen
20:00:48 13/05/2025
One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14
Thế giới số
19:20:26 13/05/2025