Quảng Ninh kêu gọi toàn tỉnh “Ứng dụng công nghệ Việt cho cuộc sống số”
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh thực hiện Chỉ thị 16 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về phát động cuộc vận động ứng dụng công nghệ Việt cho cuộc sống số.
Ngày 25/3/2020, Bộ TT&TT đã có Chỉ thị thứ hai về việc hiệu triệu tất cả các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tích cực tham gia phát triển các ứng dụng công nghệ số để giúp cuộc sống của chúng ta vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng theo cách không tiếp xúc, hình thành một trạng thái bình thường mới.
Tại Chỉ thị 16, Bộ TT&TT nhận định, dịch bệnh là tình huống khó khăn nhưng đã đưa đến cơ hội để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, phát triển dịch vụ công trực tuyến, y tế số, giáo dục số, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử và kinh tế số. Đây cũng là cơ hội hướng dẫn, từng bước phổ cập kỹ năng số cho đông đảo người dân, là lực lượng chính sử dụng các dịch vụ Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số trong tương lai.
Để vượt qua thách thức, phát triển và ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt đời sống, khởi tạo cuộc sống số, tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã chỉ thị toàn thể cộng đồng công nghệ Việt đồng lòng, chung tay, nhanh hơn nữa, sáng tạo hơn nữa.
UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chú trọng sử dụng các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ đã được cung cấp của hệ thống chính quyền điện tử, thành phố thông minh
Triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Bộ trưởng Bộ TT&TT, ngày 29/4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường sử dụng môi trường làm việc số phục vụ nhu cầu công việc. Trong đó, chú trọng sử dụng các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ đã được cung cấp của hệ thống chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
Đồng thời, thực hiện các cuộc họp, hội nghị trực tuyến qua hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh và các giải pháp họp trực tuyến đảm bảo an ninh, an toàn thông tin theo hướng dẫn của Sở TT&TT.
Hướng dẫn người dân, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tích cực tuyên truyền để người dân sử dụng phần mềm lấy số thứ tự giải quyết thủ tục hành chính qua mạng Internet và sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến.
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng được yêu cầu phải bố trí cán bộ đủ kinh nghiệm phụ trách trả lời hỏi đáp trực tuyến kịp thời cho người dân, doanh nghiệp trên các kênh: cổng dịch vụ công, cổng thông tin thành phần, trang Fanpage DDCI.
Video đang HOT
Sở Y tế Quảng Ninh được giao chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường khai thác, sử dụng các ứng dụng của bệnh viện thông minh đã được đầu tư trong công tác khám chữa bệnh phục vụ người dân; Tiếp tục hướng dẫn và nâng cao hiệu quả việc khai báo y tế điện tử, sử dụng ứng dụng Bluezone của BKAV trong phòng chống dịch bệnh.
Cùng với đó, khẩn trương đưa nền tảng chuẩn đoán bệnh từ xa do Bộ TT&TT, Bộ Y tế và tập đoàn Viettel phát triển vào phục vụ khám chữa bệnh từ xa cho người dân, từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số, chủ động nghiên cứu phát triển các nền tảng công nghệ đáp ứng nhu cầu đặc thù chuyên ngành trong lĩnh vực y tế.
UBND tỉnh Quảng Ninh giao Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng giáo dục và các cơ sở giáo dục trong tỉnh tiếp tục khai thác, sử dụng các ứng dụng lớp học thông minh; tăng cường sử dụng và phát triển các ứng dụng trên nền tảng giáo dục trực tuyến Việt Nam và ứng dụng phần mềm học trực tuyến qua Internet và trên truyền hình.
Đồng thời, chủ động xây dựng các kho học liệu số, thư viện điện tử và các giải pháp đổi mới trong giảng dạy như thực tế ảo, thực tế tăng cường để thúc đẩy sáng tạo, tăng tính sinh động trong giảng dạy trong giảng dạy, học tập.
Khẩn trương đánh giá giải pháp học trực tuyến đang triển khai thí điểm tại 5 trường để có phương án nhân rộng cho các trường trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn lựa chọn các giải pháp học trực tuyến đảm bảo an toàn, an ninh thông tin để tương tác và giảng dạy cho học sinh.
Sở Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tập trung phát triển, ứng dụng các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch thương mại điện tử. Trước tiên, tập trung phát huy hiệu quả các ứng dụng đã và đang được các doanh nghiệp sử dụng, có giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân nắm bắt, khai thác các ứng dụng mua hàng trực tuyến.
Đối với Sở TT&TT Quảng Ninh, UBND tỉnh giao cơ quan này chủ trì thực hiện hàng loạt nội dung công việc như: Đảm bảo quản trị, vận hành các hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh hoạt động ổn định, thông suốt, sẵn sàng 24/7 hỗ trợ các cơ quan, đơn vị trong việc khai thác, sử dụng; Chủ động hướng dẫn các cơ quan, đơn vị sử dụng các nền tảng, giải pháp công nghệ số trong y tế, giáo dục; Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển các doanh nghiệp CNTT tại tỉnh có khả năng làm ra sản phẩm, ứng dụng công nghệ số Make in Vietnam…
Người Việt yêu hàng công nghệ Việt, còn trở ngại gì nữa?
Vẫn có một trở ngại rất lớn ngăn người tiêu dùng Việt chưa thể yêu quý các sản phẩm hi-tech "Made in Vietnam" một cách xứng đáng.
Sau những đóng góp của doanh nghiệp Việt cho công cuộc chống Covid-19 của cả đất nước, ủng hộ sản phẩm Việt Nam - bao gồm các sản phẩm công nghệ Made in Vietnam - là hoàn toàn hợp lý. Vậy, người dùng Việt còn đang gặp trở ngại gì khi muốn ủng hộ các sản phẩm nội địa?
Do ngành công nghiệp hi-tech Việt Nam phát triển khá muộn so với thế giới, các doanh nghiệp Việt bước chân vào hành trình chinh phục người dùng Việt thường có quy mô khá nhỏ, lại phải đầu tư lớn để xây dựng nền tảng xuất phát. Điều này đã từng khiến giá sản phẩm Made in Vietnam có giá thành cao hơn các sản phẩm ngoại.
Tuy vậy, khi ngành công nghiệp hi-tech của chúng ta đã trưởng thành, giá cả ngay lập tức trở thành lợi thế của sản phẩm Việt so với sản phẩm ngoại. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến smartphone Vsmart, thương hiệu thậm chí còn phá giá cấu hình hơn cả smartphone Trung Quốc. Những sản phẩm thành công của Vsmart như Vsmart Live hay Vsmart Joy 3 đều có cấu hình rất tốt so với sản phẩm cùng tầm giá.
Hay, dịch vụ đám mây "Made in Vietnam" là Bizfly cũng có lợi thế lớn về giá thành so với các sản phẩm ngoại. Trong lĩnh vực viễn thông, mức giá siêu rẻ đã giúp cho các doanh nghiệp Việt giữ nguyên được vị thế dù bị các đối thủ nước ngoài liên tiếp tấn công suốt 3 thập kỷ qua. Sắp tới đây, các nhà mạng, các nhà phát triển và các thương hiệu smartphone Việt sẽ còn liên kết với nhau để phổ cập kết nối 4G qua smartphone giá 500.000 đồng. Như vậy, ngay lúc này đây, giá thành sản phẩm Việt đang còn hấp dẫn hơn cả sản phẩm ngoại.
Phát triển công nghệ muộn hơn thế giới là một thử thách, bởi khách hàng Việt Nam đã quá quen với trải nghiệm tiêu chuẩn do các công ty đi đầu trên thế giới thiết lập.
Các doanh nghiệp hi-tech Việt Nam đã không ngần ngại đạp đổ thử thách này. Kết quả thử nghiệm mạng 5G của Viettel vào năm ngoái cho thấy tốc độ 5G của nhà mạng số 1 Việt Nam dao động trong mức 600 đến 700 Mbps, tương đương với mạng 5G của nhà mạng Verizon tại Mỹ. Chiếc Vsmart Live 3 năm ngoái được đánh giá là smartphone đáng mua nhất tầm giá 3 triệu đồng. Đám mây Bizfly được xây đựng để chỉ mất 60 giây điều chỉnh cấu hình CPU/RAM hay 2 giây để tăng dung lượng ổ cứng, tỷ lệ uptime trên 99,99%. Trong mùa dịch Covid, mạng xã hội Lotus đang trở thành "lá chắn" hữu hiệu cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc, đồng thời bảo vệ họ trước nạn tin giả, tin xấu độc.
Cũng giống như hàng tiêu dùng/thời trang trước đây, "Made in Vietnam" giờ là biểu tượng cho chất lưọng.
Một trong những điểm yếu cố hữu khác của các thương hiệu mới thành lập là chất lượng dịch vụ hỗ trợ - thông thường, để xây dựng dịch vụ tốt, các thương hiệu phải có một thời gian tìm hiểu và thích ứng với khách hàng. Nhưng khi đối đầu với doanh nghiệp ngoại, lợi thế "sân nhà" sẽ nhanh chóng giúp các thương hiệu Việt san phẳng khoảng cách, thậm chí là vượt mặt đối thủ.
Minh chứng tiêu biểu là chương trình bảo hành 18 tháng cho điện thoại bán ra của Vsmart. Nắm rõ tâm lý "ăn chắc mặc bền" của người Việt, cũng như tự tin vào chất lượng sản phẩm, các dòng Vsmart giá phổ thông đã thực sự gây sốc thị trường khi được bán kèm chế độ bảo hành hấp dẫn chưa từng có này. Sau khi Live và Joy 3 đạt doanh số thành công, các đối thủ cũng đã nhanh chóng phải nâng chế độ bảo hành lên 18 tháng để bắt kịp thương hiệu điện thoại của Vingroup. Như vậy, dù là kẻ đi sau nhưng Vsmart đã định hình cho cả thị trường.
Hoặc, đám mây Bizfly của VCCorp có dịch vụ hỗ trợ 24/7 qua Hotline, Email và Livechat bằng tiếng Việt. Đây là một lợi thế rất mạnh trong bối cảnh nhiều công ty Việt Nam cần chuyển đổi online nhưng lại gặp rào cản bằng ngôn ngữ khi sử dụng các đám mây nước ngoài. Khi các thế mạnh khác của Bizfly không hề thua kém các đối thủ (trọn bộ giải pháp, trải nghiệm đơn giản, tinh gọn/tối ưu...), chính ngôn ngữ tiếng Việt đã đưa đám mây này trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp Việt thời đại chuyển đổi online.
Câu hỏi duy nhất còn lại, là người tiêu dùng Việt đã sẵn sàng tin tưởng sản phẩm Việt hay chưa? Có lẽ, đây chính là trở ngại duy nhất dành cho người Việt muốn yêu hàng công nghệ Việt. Bởi qua nhiều năm, nền công nghiệp hi-tech của chúng ta đã thực sự bắt kịp với nước ngoài trên các khía cạnh giá bán, chất lượng và dịch vụ hỗ trợ. Doanh số đáng bất ngờ của điện thoại Vsmart, những bước tiến thần tốc của Viettel trong lĩnh vực 5G hay sự xuất hiện của những công nghệ "xương sống" như đám mây chính là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy một bước chuyển quan trọng: sau nhiều năm đi sau, doanh nghiệp Việt giờ đã sẵn sàng để đáp ứng cho những nhu cầu hi-tech thử thách nhất của người dùng Việt.
Không ít quốc gia đã từng đứng trước thời khắc quyết định như Việt Nam lúc này, khi thành bại không chỉ do duy nhất các doanh nghiệp tự quyết định mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần ủng hộ của người dùng quốc nội. Thập niên 60, 70, hàng hóa từ Nhật Bản từng bị coi là chất lượng kém. Nhưng người Nhật vẫn ủng hộ, đến mức mà ngay cả giờ đây ở Nhật Bản gần như chỉ có xe hơi của các hãng Nhật lưu hành. Từ chỗ bị coi là thương hiệu hạng hai so với xe Âu Mỹ, những cái tên Nhật Bản như Toyota, Honda hay Nissan giờ nổi danh không kém gì GM hay Ford. Toyota trong nhiều năm còn đứng số 1 thế giới về thp
Với các đế chế Hàn Quốc, tinh thần dân tộc cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Một hãng điện tử đã không còn mặn mà với lĩnh vực smartphone là LG vẫn có doanh số nội địa đáng để khoe trong khi thị phần quốc tế đã "bốc hơi". Dù ban đầu cũng gặp trở ngại về chất lượng, đế chế smartphone số 1 thế giới hiện nay là Samsung không thể cất cánh nếu thiếu sự ủng hộ của người dùng trong nước. Mỗi năm, doanh số Galaxy S/Note tại Hàn Quốc đều được coi là "kim chỉ nam" cho thành công của các dòng smartphone này trên toàn cầu.
Và gần gũi nhất, đáng chú ý nhất không ai khác ngoài các hãng smartphone Trung Quốc. Khi cuộc cách mạng smartphone bắt đầu vào thập niên trước, các tên tuổi như Huawei, BBK Electronics (OPPO, Vivo, Realme, OnePlus...) hay Xiaomi đều đi sau các hãng Mỹ và châu Âu. Chỉ mất vài năm, họ đã góp phần đẩy lùi toàn bộ các thương hiệu kỳ cựu như Nokia, Motorola, Sony và HTC vào dĩ vãng. Năm 2019, trong số 10 thương hiệu đứng đầu thế giới có đến 7 thương hiệu đến từ Trung Quốc.
Rõ ràng là đã có thời điểm, năng lực sản xuất thượng thừa, sức mạnh thương hiệu hay nguồn vốn khổng lồ của Samsung đã không thể đánh bại được tinh thần ủng hộ của người Trung Quốc. Khi nỗi lo về độ bền "Made in China" vẫn còn, người dùng Trung Quốc đã sẵn sàng đặt các thương hiệu quốc nội lên trên các thương hiệu nước ngoài, mở màn cho một cuộc mở rộng chưa từng có trong lịch sử công nghệ.
Nhiều ứng dụng gọi xe công nghệ và taxi rục rịch chạy trở lại sau giãn cách xã hội Các ứng dụng gọi xe Grab, be, GoViet và taxi truyền thống đã bắt đầu mở lại dịch vụ chở khách ở một số địa phương sau hơn 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội. Trong thông báo mới nhất của mình, ứng dụng gọi xe Grab cho biết toàn bộ dịch vụ 4 bánh (GrabCar, GrabCar Plus, GrabCar Doanh nghiệp, Grab...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất

Google rót thêm 12 triệu USD để hỗ trợ thúc đẩy AI tại khu vực APAC

Huyền thoại Skype chính thức đóng cửa vĩnh viễn

Gã khổng lồ AI của UAE tiến vào thị trường Mỹ giữa cuộc đua công nghệ toàn cầu

Windows có lỗ hổng nghiêm trọng, Microsoft biết nhưng từ chối sửa

Lưu ý khi cập nhật Windows 11 24H2

Vì sao pin smartphone Android kém hơn sau khi cập nhật phần mềm

Pro Max sẽ không còn là mẫu iPhone tốt nhất?

Làm gì với cáp USB cũ thay vì ném sọt rác

Ưu và nhược điểm cần biết về thành phố thông minh

Tài khoản Microsoft mới sẽ dùng passkey làm phương thức đăng nhập mặc định

Samsung chuẩn bị tung One UI 8 Beta vào tháng 6
Có thể bạn quan tâm

Diệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổi
Sao việt
11:54:20 06/05/2025
Tử vi ngày mới 6/5: Top 3 con giáp được Thần Tài ưu ái, cơ hội phát tài trong tầm tay
Trắc nghiệm
11:50:49 06/05/2025
Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ
Du lịch
11:44:21 06/05/2025
iPhone 17 Air siêu mỏng sắp trình làng?
Đồ 2-tek
11:38:14 06/05/2025
Bắt tạm giam tài xế lái xe chở rác làm 4 người tử vong ở Long An
Pháp luật
11:34:30 06/05/2025
Met Gala 2025: Miley Cyrus tạo biểu cảm 'hờ hững', 'chủ xị' bừng sáng vì sang
Sao âu mỹ
11:31:56 06/05/2025
Vườn Quốc gia Tràm Chim chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô
Tin nổi bật
11:31:46 06/05/2025
Giải pháp ăn uống giúp đẹp da trong mùa hè
Làm đẹp
11:27:34 06/05/2025
Dương Địch sao nam xấu nhất Cbiz, Gen nhan sắc bị em ruột 'giật' sạch là ai?
Sao châu á
11:14:58 06/05/2025
Bí quyết chọn trang phục chơi pickleball vừa đa chức năng vừa sành điệu
Thời trang
11:04:08 06/05/2025