Quảng Ninh: Làng miến dong Bình Liêu tất bật vào mùa, đầu tư mạnh cho sản phẩm OCOP chủ lực
Cứ từ tháng 10 âm lịch cho đến ngày cận Tết, làng miến dong ở xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh lại rộn rã vào mùa.
Miến dong Bình Liêu đã được chọn là một trong 12 sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Quảng Ninh, được nhiều người ưa chuộng vì hương vị thơm ngon, sợi miến dai, ngọt đặc trưng…
Nếu có dịp đến huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), nhất là từ tháng 3 đến tháng 11, du khách sẽ thấy bạt ngàn cây dong riềng được trồng trên những thửa nương, rẫy, ruộng bậc thang.
Khi những nương lúa chín vàng thu hoạch xong, cũng là lúc bà con đồng bào các dân tộc huyện vùng cao nơi đây bắt tay vào thu hoạch củ dong riềng – nguyên liệu chính để sản xuất miến dong Bình Liêu.
Toàn huyện Bình Liêu có trên 63ha trồng dong riềng, sản lượng ước đạt trên 2.500 tấn.
Vào những ngày này, cứ từ 2-3 giờ sáng, công nhân ở các xưởng sản xuất miến dong như của anh Trần A Chiu (HTX Nông lâm và Dịch vụ Húc Động) đã phải thức dậy để cho mảng miến vào máy cắt thành sợi.
Chờ đến khi sương tan, ánh mặt trời tỏa xuống thung lũng là họ mang phên miến ra phơi.
Công nhân HTX Nông lâm và Dịch vụ Húc Động mang phên miến dong ra phơi.
Video đang HOT
Do hợp khí hậu thổ nhưỡng, củ dong riềng trồng tại Bình Liêu cho chất lượng khá tốt, ít xơ, nhiều bột, vị ngọt dịu, thơm nhẹ.
Để củ dong riềng đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, từ nhiều năm nay, người dân ở đây đều trồng dong riềng theo phương pháp hữu cơ truyền thống.
Củ dong riềng trồng tại Bình Liêu cho chất lượng khá tốt, ít xơ, nhiều bột, vị ngọt dịu, thơm nhẹ.
Trước đây, người dân Bình Liêu thường tráng miến bằng tay, sản xuất miến theo quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình là chính. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, đến nay toàn huyện Bình Liêu đã có 8 cơ sở lớn chế biến miến dong tại xã Đồng Tâm, xã Húc Động và thị trấn Bình Liêu.
Các cơ sở chế biến miến dong Bình Liêu đã mạnh dạn đưa một số máy móc, công nghệ vào sản xuất, chế biến, kết hợp với phương pháp làm miến thủ công truyền thống. Bởi vậy, sản phẩm miến dong ở đây không những vẫn giữ được chất lượng đặc trưng, mà còn tăng thêm giá trị thẩm mỹ, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người làm nghề miến dong đã thay đổi phương pháp sản xuất từ thủ công sang đưa máy móc, công nghệ vào sản xuất, chế biến, kết hợp với phương pháp làm miến thủ công truyền thống.
Không sắc vàng bóng bẩy, bắt mắt như miến của làng Cự Đà (Hà Nội), hay màu trắng ngần của sợi miến Bình Lư (Lai Châu), miến dong Bình Liêu gây ấn tượng với màu xanh lục nhạt. Đây cũng là màu sắc thuần khi chế biến nguyên chất củ dong riềng. Màu sắc này đã tạo nên sự khác biệt của miến dong Bình Liêu.
Miến dong Bình Liêu – một trong 12 sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Quảng Ninh.
Là một trong 12 sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Quảng Ninh, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh và huyện, miến dong Bình Liêu hiện có mặt tại nhiều cửa hàng nông sản sạch, trung tâm thương mại lớn với giá dao động từ 90.000 – 120.000 đồng/kg.
Sản phẩm miến dong Bình Liêu được đóng gói, có tem nhãn mác với đầy đủ thông tin về xuất xứ, thành phần dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng.
Miến dong Bình Liêu được đóng gói, có tem nhãn mác với đầy đủ thông tin xuất xứ.
Cứ từ tháng 10 âm lịch cho đến ngày cận Tết, làng miến dong Bình Liêu ở xã Húc Động lại rộn rã vào mùa.
Chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nói riêng trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, ngành quan tâm thực hiện tốt thông qua những hoạt động, việc làm cụ thể, thiết thực.
Các hạ tầng thiết yếu phục vụ sinh hoạt, vui chơi cho trẻ được tỉnh Quảng Ninh quan tâm. Trong ảnh: Học sinh điểm trường Phai Lầu, Trường Mầm non Đồng Văn (huyện Bình Liêu) vui chơi trong khuôn viên trường.
Được thực hiện từ năm 2013 bởi Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, mô hình "Gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt" đã phát huy được vai trò của cộng đồng trong công tác hỗ trợ trẻ em, san sẻ trách nhiệm xã hội giữa toàn thể cộng đồng.
Mô hình được triển khai tại TP Hạ Long, Cẩm Phả và TX Quảng Yên với đối tượng được nhận nuôi là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ nhiễm HIV/AIDS, trẻ là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ khuyết tật nặng, trẻ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa đang sống trong cộng đồng. Đối tượng nhận nuôi là gia đình, cá nhân đảm bảo điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tự nguyện nhận chăm sóc trẻ; có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; có điều kiện kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ...
Từ năm 2013 đến nay, đã có gần 150 lượt gia đình, cá nhân đăng ký nhận nuôi và đã có hơn 100 lượt trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK được nhận nuôi, với tổng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hơn 1 tỷ đồng. Hầu hết trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK được các gia đình, cá nhân nhận nuôi có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần, thành tích học tập được nâng cao. Mô hình đã tạo điều kiện cho trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, hòa nhập và phát triển toàn diện hơn.
Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh cùng nhà tài trợ trao học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích học tập tốt.
Tính đến hết tháng 6/2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 18.935 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó có khoảng 8.500 trẻ có hoàn cảnh ĐBKK. Theo ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh: Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là đối với các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ĐBKK.
Tỉnh đã bố trí ngân sách, bộ máy tổ chức để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng như phát triển các dịch vụ trợ giúp trẻ trong các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của trẻ. Hàng năm vận động các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trường học, lực lượng vũ trang nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em vào các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Quốc tế thiếu nhi; vận động ủng hộ, xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em, tạo nguồn lực để hỗ trợ, chăm lo cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em được triển khai đồng bộ.
Đặc biệt, tỉnh cũng ban hành các chính sách đặc thù riêng, nhằm hỗ trợ các mục tiêu ưu tiên vì trẻ em. Điển hình như Nghị quyết số 222/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 về chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em chưa thuộc diện hưởng chính sách hiện hành của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 91/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của Nghị quyết số 222/2015/NQ-HĐND...
Mới đây, tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa XV, HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng đã thống nhất thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025. Trong đó, bổ sung thêm các đối tượng hỗ trợ là trẻ mắc bệnh hiểm nghèo điều trị dài ngày; trẻ có bố mẹ ly hôn mà cha hoặc mẹ nuôi dưỡng bị chết; trẻ có cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù mà người còn lại thuộc hộ nghèo, cận nghèo... Mục tiêu là đảm bảo cho trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn tỉnh được hưởng các điều kiện chăm sóc ở mức cao hơn bình quân chung của cả nước.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm việc tại huyện Bình Liêu Ngày 19/11, Đoàn công tác Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại huyện Bình Liêu. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội

Một học sinh lớp 8 bị đánh phải nhập viện

Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối

Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Có thể bạn quan tâm

Công an Hoà Bình xử lý hai hội nhóm báo chốt CSGT
Pháp luật
09:33:10 08/05/2025
Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Triệu Vy
Sao châu á
09:29:49 08/05/2025
Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
Sức khỏe
09:29:30 08/05/2025
Màn trình diễn hit 3 tỷ view tại Đại lễ 30/4 nhanh chóng đạt 1 trending, Võ Hạ Trâm có động thái đặc biệt
Nhạc việt
09:26:16 08/05/2025
Bí Đỏ tả thực cuộc sống với Vũ Cát Tường, netizen xót: Thương Tường quá, nhưng kệ nha...
Netizen
09:23:43 08/05/2025
Sơn Tùng M-TP đang toan tính điều gì?
Sao việt
09:20:01 08/05/2025
Google 'đá xoáy' thiết kế thanh camera của dòng iPhone 17
Thế giới số
09:10:35 08/05/2025
Garmin ra mắt thế hệ đồng hồ thông minh vívoactive 6 mới
Đồ 2-tek
08:50:04 08/05/2025
Cho vợ chồng con gái 600 triệu, trông cháu 6 năm nhưng "đổi lại" được 10 triệu của con rể cùng câu nói khiến tôi ngậm ngùi rời đi
Góc tâm tình
08:48:44 08/05/2025
'Thiên đường biển ngủ quên' trong xanh thấy đáy, cách Hà Nội hơn 5 tiếng đi xe
Du lịch
08:43:01 08/05/2025