Ra mắt cơ sở dữ liệu mới về nhiên liệu hóa thạch thế giới
Ngày 19/9, một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh đầu tiên theo dõi sản lượng, trữ lượng và lượng phát thải của nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn cầu đã được ra mắt, cùng thời điểm với các hội nghị về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc ( LHQ) ở New York (Mỹ).
Than đá tại một nhà máy điện ở gần Somerset, bang Kentucky, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, công cụ mới có tên Đăng ký toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch sẽ bao gồm dữ liệu của hơn 50.000 giếng dầu khí và mỏ than đá ở 89 quốc gia, tương đương 75% trữ lượng, sản lượng và lượng phát thải khí toàn cầu. Lần đầu tiên một cơ sở dữ liệu lớn như vậy được phổ biến công khai với mọi người dùng Internet.
Trước đó, cũng đã có một mạng dữ liệu cá nhân tập trung vào mua bán và phân tích mức độ sử dụng và trữ lượng nhiên liệu hóa thạch. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cũng sở hữu một cơ sở dữ liệu công khai về dầu mỏ, khí đốt và than đá, song tập trung nhiều hơn vào khía cạnh nhu cầu đối với những nhiên liệu hóa thạch này, trong khi cơ sở dữ liệu mới bao gồm cả nguồn chưa được khai thác.
Cơ sở dữ liệu mới do Carbon Tracker – một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận chuyên tập trung nghiên cứu về tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng đến các thị trường tài chính, và Cơ quan giám sát năng lượng toàn cầu cùng phát triển.
Thông qua cơ sở dữ liệu mới, người dùng có thể theo dõi trữ lượng than đá, dầu mỏ và khí đốt cũng như quan sát được lượng phát thải CO2 nếu nhiên liệu bị đốt trên phạm vi thế giới, quốc gia hay khu vực. Người dùng cũng có thể cảm nhận được vai trò của sản xuất nhiêu liệu hóa thạch trong nhiều nền kinh tế khác nhau, đồng thời mô phỏng được quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước theo 4 kịch bản: tiếp nối xu hướng hiện tại, các chính phủ cam kết thực hiện, các chính phủ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, và thế giới đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Cùng với cơ sở dữ liệu, các nhà phát triển cũng đưa ra phân tích kèm theo, nhận định Mỹ và Nga có đủ trữ lượng nhiên liệu hóa thạch để lấp đầy lượng phát thải carbon còn lại của thế giới. Đây là lượng carbon mà thế giới có thể chấp nhận trước khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 1,5 độ C. Phân tích cũng khẳng định trữ lượng nhiên liệu hóa thạch của Mỹ và Nga có thể tạo ra 3.500 tỷ tấn khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, nhiều hơn toàn bộ lượng khí phát thải được tạo ra từ giai đoạn Cách mạng Công nghiệp đến nay.
Video đang HOT
Phát biểu họp báo tại lễ ra mắt cơ sở dữ liệu mới, Inger Andersen – Giám đốc điều hành Chương trình môi trường LHQ (UNEP) khẳng định đây là công cụ hoàn toàn minh bạch, nguồn mở và sẵn có đầu tiên và UNEP sẽ tham gia xây dựng cũng như tận dụng cơ sở dữ liệu mới.
Các nhà phát triển cơ sở dữ liệu này cũng kỳ vọng giới đầu tư, đặc biệt là các lãnh đạo tập đoàn, sẽ sử dụng những dữ liệu mới để thay đổi kế hoạch đầu tư vào các dự án khai thác dầu khí và than đá.
Hội nghị khí hậu COP26 bước vào ngày cuối căng thẳng, các nhà đàm phán vẫn bất đồng nhiều vấn đề
Ngày 12/11 là ngày cuối cùng mà các nhà đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) buộc phải giải quyết các xung đột, tìm ra cách thương lượng với nhau để tình trạng Trái Đất ấm lên không biến thành thảm họa.
Một đại biểu tại COP26 ở Glasgow, Scotland ngày 11/11. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, sau gần hai tuần đàm phán tại Glasgow, Scotland, gần 200 quốc gia có mặt tại COP26 vẫn bất đồng về một loạt vấn đề: các nước giàu cần bồi thường cho nước nghèo như thế nào về những thiệt hại do các thảm họa thiên nhiên liên quan khí hậu gây ra; các quốc gia cần phải cập nhật cam kết về cắt giảm khí thải ra sao...
Ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26, ngày 11/11 nói về tình trạng cuộc đàm phán: "Vẫn còn rất nhiều việc nữa phải làm".
COP26 đặt ra mục tiêu cốt lõi: thực thi mục tiêu đã đề ra trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 để giữ Trái Đất chỉ tăng thêm 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, từ đó tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, theo cam kết cắt giảm khí thải của các quốc gia trong thập kỷ này, các nhà nghiên cứu cho rằng thế giới sẽ nóng hơn nhiều so với giới hạn 1,5 độ C, gây ra mực nước biển tăng, lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng.
Mặc dù không có mấy hy vọng sẽ có quốc gia nào đưa ra cam kết mới vào ngày cuối cùng của COP26, nhưng các nhà đàm phán đang nỗ lực áp đặt các yêu cầu mới để có thể buộc các quốc gia cam kết nhiều hơn trong tương lai, hy vọng là đủ nhanh để giữ mục tiêu 1,5 độ C trong tầm với.
Dự thảo thỏa thuận COP26 đã được công bố đầu tuần này. Dự thảo thỏa thuận COP26 dài 7 trang, kêu gọi các quốc gia tăng cường các mục tiêu giảm phát thải vào cuối năm 2022 và lần đầu tiên, kêu gọi loại bỏ dần than đá và các khoản tài trợ nhiên liệu hóa thạch. Dự thảo nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C theo Hiệp định Paris, cần có hành động có ý nghĩa và hiệu quả trong "thập kỷ quan trọng này", và kêu gọi các quốc gia, vào cuối năm 2022, đưa ra các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0, đồng thời "xem xét lại và củng cố" các mục tiêu cắt giảm phát thải vào năm 2030 trong các kế hoạch quốc gia để phù hợp với mục tiêu của Hiệp định Paris.
Dự thảo sẽ buộc các quốc gia cập nhật mục tiêu khí hậu vào năm 2022. Đây là điều mà các quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu hy vọng có thể biến thành cuộc rà soát thường niên để đảm bảo toàn cầu đi đúng hướng.
Ông Mohamed Nasheed, Chủ tịch Quốc hội Maldives, nhận định: "Glasgow phải là khoảnh khắc khi việc nâng mục tiêu trở thành quy trình liên tục tại mọi hội nghị COP và quyết định tại COP năm nay phải yêu cầu có nền tảng để các bên tăng mục tiêu khí hậu cho tới năm 2025".
Ông Nicolas Galarza, Phó thủ tướng Colombia, nói: "Cần hành động ngay trong thập kỷ này. Năm 2030 dường như là vách đá và chúng ta đang chạy về phía đó".
Đại biểu dự Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland ngày 2/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết Mỹ ủng hộ tăng cường các mục tiêu khí hậu để thực hiện Thỏa thuận Paris, nhưng không thể ủng hộ yêu cầu trong dự thảo thỏa thuận COP26 về rà soát các cam kết hàng năm. Hiện nay, các quốc gia phải rà soát cam kết 5 năm một lần.
Các nhà đàm phán cũng đang bất đồng về phần trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch trong dự thảo thỏa thuận COP26. Nhiều nước Arab, vốn là các quốc gia sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn, đã phản đối phần liên quan trợ cấp nhiên liệu hóa thạch trong dự thảo. Trong khi đó, quan chức phụ trách chính sách khí hậu của Liên minh châu Âu Frans Timmermans cho biết loại bỏ phần đó sẽ là tín hiệu cực kỳ xấu.
Các vấn đề tài chính tiếp tục phủ bóng hội nghị khi các nước đang phát triển thúc đẩy quy định nghiêm ngặt hơn để đảm bảo nước giàu chi nhiều tiền hơn để giúp các nước nghèo ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
Các bộ trưởng cũng đang nỗ lực hoàn thành các quy định có thể gây tranh cãi để đưa Thỏa thuận Paris vào thực thi, yêu cầu các bên giải quyết tranh cãi kéo dài nhiều năm về thị trường carbon và minh bạch trên thị trường này.
Thỏa thuận cuối cùng của COP26 sẽ cần sự đồng thuận của gần 200 quốc gia từng ký Thỏa thuận Paris năm 2015.
Đêm 11/11, các nhà ngoại giao vẫn đang bàn luận về thuật ngữ kỹ thuật trong quy định của Thỏa thuận Paris. Còn ở phòng đàm phán, các bộ trưởng thả luận về các vấn đề chính trị vẫn chưa được giải quyết.
Theo các nhà khoa học, để khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C, thế giới phải giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức phát thải bằng 0 vào giữa thế kỷ này. Trong khi đó, một nghiên cứu được công bố tại COP26 vào ngày 9/11 cho biết với các mục tiêu ngắn hạn đến năm 2030 mà các nước đã cam kết, nhiệt độ Trái đất dự kiến sẽ tăng 2,4 độ C trong thế kỷ này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hành động nhằm chuyển đổi giáo dục toàn cầu Tại Hội nghị Thượng đỉnh về chuyển đổi giáo dục toàn cầu diễn ra ngày 19/9, ngày đầu tiên của Tuần lễ Cấp cao kỳ họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 77, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi thế giới cần hành động ngay trong 5 lĩnh vực ưu tiên để chuyển đổi hệ thống giáo dục toàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Lưu lượng máy bay vận tải quân sự đến trung tâm NATO ở Ba Lan bất ngờ tăng vọt

Lý do đẩy Ấn Độ và Pakistan đến bờ vực xung đột toàn diện

Nguy cơ các cơ quan tài chính toàn cầu mất vai trò nếu Mỹ rút lui
Có thể bạn quan tâm

Stella Sora chính thức mở đăng ký trước, siêu phẩm "waifu" của 2025 chính là đây
Mọt game
08:10:20 03/05/2025
ĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm
Nhạc việt
08:09:12 03/05/2025
Ngỡ ngàng với ngoại hình thật của Trấn Thành hiện tại
Sao việt
08:04:42 03/05/2025
Cuộc sống không ngờ của "ác nữ" Bản Tình Ca Mùa Đông làm dâu tài phiệt
Sao châu á
08:01:51 03/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 22: Nguyên muốn nhận nuôi Phỏm
Phim việt
07:59:08 03/05/2025
21 tuổi đột quỵ vì sai lầm kéo dài suốt 5 năm
Sức khỏe
07:52:34 03/05/2025
Phim 'Thám tử Kiên' của Victor Vũ vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng
Hậu trường phim
07:37:35 03/05/2025
Vụ thầy giáo nghi sàm sỡ nhiều nữ sinh: Thầy thừa nhận có đụng chạm
Pháp luật
07:16:42 03/05/2025
Lê Tuấn Khang gây bất ngờ, 1 tiền bối nhận xét thẳng, chưa dám nghĩ chuyện này!
Netizen
07:11:26 03/05/2025
5 nàng WAG kiếm tiền giỏi nhất thế giới: Bạn gái Ronaldo và vợ Messi góp mặt, nhưng đều xếp sau một người
Sao thể thao
07:07:08 03/05/2025