Rào cản nào với ứng dụng công nghệ trong giảng dạy?

Trong khi công nghệ đang phát triển như vũ bão, làm thay đổi cuộc sống hàng ngày, hàng giờ, một bộ phận giáo viên (GV), giảng viên, thay vì “lợi dụng” sức mạnh công nghệ lại lo sợ và chối bỏ chúng.

Rào cản nào với ứng dụng công nghệ trong giảng dạy? - Hình 1

Ảnh minh họa/ INT

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 10 công nghệ đã và đang có những tác động tích cực cải thiện chất lượng giáo dục đại học. Đó là các công nghệ chấm điểm bằng máy tính, sách giáo khoa điện tử, công nghệ mô phỏng, trò chơi hóa nội dung dạy học, lớp học đảo ngược, lớp học tích cực, khóa học trực tuyến mở; học tập hợp tác từ xa; diễn đàn học tập chủ động hay hệ thống quản lý học tập. Những hiệu quả ban đầu của việc ứng dụng các công nghệ này đang tạo ra một cơ hội tiếp cận kiến thức khổng lồ cho người học.

Mới đây nhất, dự kiến phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020 nhắc đến việc chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính ở một số vùng thuận lợi. Một trường THPT tại TP Hồ Chí Minh cũng sẽ cho học sinh cả 3 khối thi trên điện thoại, máy tính xách tay, máy vi tính của nhà trường có kết nối mạng Internet…

Mặc dù ứng dụng công nghệ mang nhiều lợi ích, nhưng triển khai trên thực tế với giáo dục Việt Nam còn không ít rào cản. PGS.TS Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) từ quan sát của cá nhân đã nhắc tới 3 rào cản đang ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy của người GV, đó là: Thiếu sự hỗ trợ chuyên nghiệp, không tiếp cận hiệu quả với các công cụ và kháng cự lại sự thay đổi.

Rào cản nào với ứng dụng công nghệ trong giảng dạy? - Hình 2

Giáo viên tập huấn CNTT. Ảnh minh họa/ INT

PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, mặc dù việc đổi mới có thể được xem như một nhu cầu tự thân nhưng thiếu một bộ phận hỗ trợ chuyên nghiệp cho GV cũng có thể là rào cản lớn đối với việc sử dụng hiệu quả công nghệ vào quá trình giảng dạy. Nhiều GV ở trường cảm thấy không được chuẩn bị đủ để có thể tích hợp công nghệ vào trong lớp học của họ. Họ cho rằng, mình thiếu các công cụ công nghệ, thiếu sự đào tạo và hỗ trợ.

Việc thiếu tiếp cận hiệu quả với các thiết bị công nghệ cũng là rào cản lớn đối với việc ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Ở nhiều trường học, GV không có quyền truy cập đầy đủ vào những ứng dụng mà họ được hướng dẫn, không thể sử dụng đầy đủ chức năng bảng thông minh mà chỉ sử dụng chúng như máy chiếu. Một số nơi còn chưa đủ máy tính, thậm chí chất lượng truy cập Internet không được đảm bảo.

Một rào cản phổ biến khác của GV trước những cái mới là kháng cự lại. Sử dụng công nghệ mới trong lớp học đòi hỏi nỗ lực rất cao trong giai đoạn giới thiệu đầu tiên – vì người học sẽ luôn cần hướng dẫn chi tiết của GV – khiến họ sợ hãi. Rồi để ứng dụng công nghệ phải sáng tạo ra các hoạt động, các nhiệm vụ học tập mới…

Video đang HOT

Có ý kiến bao biện quá nhiều công nghệ là không tốt, cốt lõi giáo dục vẫn là tương tác giữa thầy và trò. Một số người lo lắng công nghệ đang làm mất vai trò vị thế của người thầy. Vì thế, một số GV dẫu biết cách sử dụng công nghệ vẫn từ chối thay đổi bản thân và sử dụng chiến lược dạy học cũ…

Làm thế nào để có thể vượt qua những rào cản này? Trước hết, người GV cần được tiếp cận với kiến thức về môi trường giáo dục số và người học số trong thế kỷ 21 và các xu hướng công nghệ trong giáo dục. Họ cũng cần được hướng dẫn lập kế hoạch ứng dụng công nghệ giáo dục, công nghệ dạy học theo mục tiêu giáo dục.

Cần hướng dẫn sử dụng công nghệ một cách rất đơn giản vào trong các khâu của hoạt động giảng dạy. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào số lượng máy tính hay chất lượng đường truyền, người GV cần được hướng dẫn để tận dụng các thiết bị cá nhân cầm tay kết nối 3G, 4G để tham gia các hoạt động học tập tương tác trong lớp.

Với những người có xu hướng sợ công nghệ, cần được truyền cảm hứng bởi những người thích công nghệ qua diễn đàn tập huấn hoặc hướng dẫn đồng đẳng. Vì vấn đề không phải chỉ là cách thức hoạt động, sử dụng ứng dụng công nghệ mà họ cần được hướng dẫn cách tích hợp nó trong từng hoạt động chuyên môn hàng ngày, khiến cho việc giảng dạy nhẹ nhàng, thú vị hơn.

Tâm An

Theo GDTĐ

Phòng chống bạo lực học đường: Giáo viên cũng cần giúp đỡ

PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - cho rằng: Giáo viên cũng cần sự hỗ trợ từ bộ phận tư vấn tâm lý, tham gia các khóa tập huấn giúp giải tỏa căng thẳng, tham dự các buổi trao đổi trực tiếp với cán bộ tâm lý hoặc đồng nghiệp để giảm bớt sự cô độc trong công việc cũng như có giải pháp giải quyết những tình huống bế tắc.

Phòng chống bạo lực học đường: Giáo viên cũng cần giúp đỡ - Hình 1

Áp lực trong công việc không nhỏ đối với giáo viên. Ảnh: Quý Trung

Mức độ căng thẳng của nghề giáo thuộc nhóm cao

- Trường hợp giáo viên bạo lực học sinh, có khi nào PGS nghĩ rằng, bản thân thầy cô đó cũng cần được giúp đỡ?

- Điều này đúng. Thậm chí những nhà tâm lý như chúng tôi cũng cần được giúp đỡ qua sự giám sát của những người thầy và thảo luận nhóm với những đồng nghiệp như một cách để ứng phó với stress hay các tình huống bế tắc.

Các biểu hiện căng thẳng, kiệt sức dẫn đến sự kiệt quệ về cảm xúc, giảm sút ý thức, mất khả năng tự ý thức bản thân, không thể làm tốt công việc như khả năng có thể. Các dấu hiệu thể hiện ra có thể là mất hứng thú, chán nản mỗi sáng phải đi làm, muốn kết thúc tiết giảng sớm, mất tập trung trong mạch giảng dạy, giảm sự nhạy cảm với cảm xúc của học sinh, không đọc thêm tài liệu chuyên môn, không cập nhật bài giảng trong thời gian dài.

Hiện nay, công việc của giáo viên ngày càng nhiều thách thức với những kỳ vọng cao của phụ huynh và trách nhiệm lớn từ nhà trường. Họ cũng là một con người với những cung bậc tình cảm, có những căng thẳng, stress trong cuộc sống như bệnh tật, mất mát người thân, sự ly biệt, thất bại... Nhưng họ lại không được phép để những căng thẳng cá nhân đó ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ thân thiết trong chăm sóc, dạy dỗ học sinh.

Môi trường làm việc nhiều thách thức, trách nhiệm cao, lương thấp, các nguồn lực hỗ trợ không đủ làm tăng yếu tố độc hại nghề nghiệp khiến nghề giáo có mức độ căng thẳng nghề nghiệp thuộc nhóm cao, chỉ sau nhóm chủ doanh nghiệp, bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Phòng chống bạo lực học đường: Giáo viên cũng cần giúp đỡ - Hình 2

Giáo viên cũng cần sự hỗ trợ từ bộ phận tư vấn tâm lý, tham gia các khóa tập huấn giúp giải tỏa căng thẳng. Ảnh minh họa/ INT

Để cân bằng, người giáo viên cần luôn ý thức về các yếu tố nguy cơ gây tổn thương của nghề nghiệp, ghi nhớ rằng tự chăm sóc bản thân là điều tốt. Dành thời gian hợp lý cho bản thân: Về mặt thể chất có thể bao gồm ngủ đủ, thể dục đều đặn, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Về mặt tinh thần, bao gồm làm những việc mình yêu thích, nuôi dưỡng các mối quan hệ, nghỉ ngơi/thư giãn, ưu tiên các nhu cầu tinh thần và thể xác của bản thân bằng cách đặt ra và theo đuổi những mục tiêu công việc cụ thể và phù hợp. Chú ý đến những dấu hiệu stress hoặc kiệt sức.

Giáo viên cũng cần sự hỗ trợ từ bộ phận tư vấn tâm lý, tham gia các khóa tập huấn giúp giải tỏa căng thẳng, tham dự các buổi trao đổi trực tiếp với cán bộ tâm lý hoặc đồng nghiệp để giảm bớt sự cô độc trong công việc cũng như có giải pháp giải quyết những tình huống bế tắc.

Trăn trở về chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn

Phòng chống bạo lực học đường: Giáo viên cũng cần giúp đỡ - Hình 3

PGS.TS Trần Thành Nam

- Như PGS nói, các giáo viên cũng cần được hỗ trợ. Một trong những hình thức hỗ trợ là qua các khóa tập huấn. Vậy PGS nhận định như thế nào về các chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn về bạo lực học đường tại Việt Nam?

- Tại Việt Nam, khảo sát của chúng tôi cho thấy, có một số tài liệu và chương trình tập huấn đã được triển khai dưới sự tài trợ của một số tổ chức NGO hoặc các dự án, nhưng chủ yếu mang tính địa phương và ngắn hạn. Nhiều chương trình không được thẩm định và không được thiết kế dựa trên bằng chứng nghiên cứu.

Chúng tôi cũng khảo sát một số chương trình đào tạo đại học và sau đại học các ngành tâm lý, giáo dục, sư phạm, công tác xã hội và thấy rằng, nội dung liên quan đến bạo lực học đường ít nhiều được đề cập đến như một phần nhỏ trong một môn học chung chứ chưa trở thành môn học độc lập.

Trong các chương trình đào tạo cử nhân hiện hành, mới chỉ có chương trình Tham vấn học đường của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội có 2 học phần tập trung sâu vào vấn đề này, là học phần "Công tác xã hội về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực học đường" và "Kỹ năng ứng phó khủng hoảng học đường". Trong tương lai, sẽ cần thêm nhiều học phần đào tạo chuyên sâu như vậy để trang bị cho người học những kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Cần làm gì để bảo đảm chương trình đào tạo, tập huấn có hiệu quả thiết thực, phù hợp với bối cảnh của trường học cụ thể, thưa PGS?

- Để bảo đảm cho các chương trình phòng chống bạo lực học đường có hiệu quả, giáo viên với kiến thức hàng ngày về bắt nạt là không đủ. Kiến thức lý thuyết sâu và rộng theo hệ thống rất cần thiết để thực hiện các biện pháp chống bắt nạt hiệu quả vì lợi ích tốt nhất của học sinh.

Các chương trình đào tạo cần trở nên chuyên nghiệp và được thẩm định để tạo nền tảng. Các khóa đào tạo, tập huấn cho giáo viên, nhân viên nhà trường trong lĩnh vực bạo lực và bắt nạt cũng cần mang tính toàn diện (can thiệp đa thành tố, giải quyết các vấn đề gia đình, bạn bè, cộng đồng ảnh hưởng đến sự phát triển và sự tồn tại của các hành vi bạo lực).

Cùng với đó là đủ liều lượng (đủ dài để hình thành kỹ năng, năng lực người thực hành); có định hướng (dựa trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng về tính hiệu quả); tích cực (thúc đẩy mối quan hệ và hỗ trợ kết quả tích cực). Đồng thời, phù hợp với văn hóa (thích ứng với cộng đồng và các chuẩn mực văn hóa của những người tham gia trong đó có nhóm mục tiêu đưa vào lập kế hoạch và thực hiện chương trình); có đánh giá (có hệ thống đánh giá hiệu quả đầu vào, đầu ra để so sánh với mục tiêu).

- Xin cảm ơn PGS!

Hiếu Nguyễn (Thực hiện)

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệuCô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
23:54:10 15/05/2025
Ở tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổiỞ tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổi
22:02:58 15/05/2025
Dàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việcDàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việc
06:38:07 16/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặpDiễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
23:10:57 15/05/2025
Lý Nhã Kỳ làm phù dâu, tuyên bố bất ngờ trong lễ cưới Hồ Quỳnh HươngLý Nhã Kỳ làm phù dâu, tuyên bố bất ngờ trong lễ cưới Hồ Quỳnh Hương
22:06:27 15/05/2025
Khởi tố cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu sữa, thực phẩm dinh dưỡngKhởi tố cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu sữa, thực phẩm dinh dưỡng
21:39:22 15/05/2025
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảoXét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo
23:04:07 15/05/2025
Hồ Ngọc Hà mặc trang phục lạ mắt, Mạnh Trường quá trẻ so với tuổi 40Hồ Ngọc Hà mặc trang phục lạ mắt, Mạnh Trường quá trẻ so với tuổi 40
23:08:06 15/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vì sao vợ chồng Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Long bị khởi tố?

Vì sao vợ chồng Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Long bị khởi tố?

Pháp luật

07:42:22 16/05/2025
Sau khi Viện KSND tối cao phê chuẩn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phối hợp với Viện KSND tối cao thực hiện tống đạt các thủ tục tố tụng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Apple sẽ sử dụng AI để quản lý pin trên iPhone

Apple sẽ sử dụng AI để quản lý pin trên iPhone

Thế giới số

07:39:02 16/05/2025
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), Apple dự kiến sẽ giới thiệu một tính năng mới liên quan đến quản lý pin thông minh trên iOS 19.
NSƯT chuyên vai ác đóng 'Lật mặt 8': Tôi vừa làm mẹ, vừa làm cha nuôi dạy 3 con

NSƯT chuyên vai ác đóng 'Lật mặt 8': Tôi vừa làm mẹ, vừa làm cha nuôi dạy 3 con

Sao việt

07:36:48 16/05/2025
Nhân vật bà ngoại do NSƯT Kim Phương thủ vai ở Lật mặt 8 của Lý Hải được yêu mến vì là một điểm sáng đầy cảm xúc trong phim.
Quách Ngọc Tuyên "kể khổ" khi đóng "Lật mặt 8" của Lý Hải

Quách Ngọc Tuyên "kể khổ" khi đóng "Lật mặt 8" của Lý Hải

Hậu trường phim

07:34:59 16/05/2025
Trong phần phim Lật mặt 8: Vòng tay nắng , Quách Ngọc Tuyên tiếp tục đồng hành với đạo diễn Lý Hải trong một hành trình đầy thử thách.
Căn cứ Mặt Trăng: Trung Quốc và Nga thách thức vị thế không gian của Mỹ

Căn cứ Mặt Trăng: Trung Quốc và Nga thách thức vị thế không gian của Mỹ

Thế giới

07:33:37 16/05/2025
Trung Quốc và Nga ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng, mở rộng ảnh hưởng vũ trụ trong khi Mỹ đối mặt nguy cơ tụt hậu do cắt giảm ngân sách không gian.
Suy giáp có nguy hiểm không?

Suy giáp có nguy hiểm không?

Sức khỏe

07:30:31 16/05/2025
Ngoài ra, suy giáp còn có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết khác, dẫn đến đái tháo đường, hạ đường huyết, suy vỏ thượng thận, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh hoặc các bệnh tự miễn dịch.
Chia tay bạn trai ngoại quốc, Phượng Vũ đầu tư EP mới 'đáng giá 1 chiếc xe hơi'

Chia tay bạn trai ngoại quốc, Phượng Vũ đầu tư EP mới 'đáng giá 1 chiếc xe hơi'

Nhạc việt

07:24:44 16/05/2025
Phượng Vũ vượt qua khó khăn tài chính sau album đầu, đầu tư EP mới đáng giá một chiếc xe hơi , biến trải nghiệm tiêu cực thành nguồn cảm hứng sáng tạo.
Toyota "khai tử" Corolla máy xăng ở Nhật Bản, tại Việt Nam sẽ thế nào?

Toyota "khai tử" Corolla máy xăng ở Nhật Bản, tại Việt Nam sẽ thế nào?

Ôtô

07:20:54 16/05/2025
Nước đi của Toyota là kịch bản đã được dự đoán trong bối cảnh các quốc gia siết chặt quy định về khí thải, hướng đến mục tiêu trung hòa carbon trên toàn cầu.
Biết chồng ngoại tình với bạn thân, tôi không oán hận mà còn thương cô ấy

Biết chồng ngoại tình với bạn thân, tôi không oán hận mà còn thương cô ấy

Góc tâm tình

07:16:56 16/05/2025
Tôi thực sự cảm thấy chua xót khi chồng mình lại là gã lăng nhăng, biến tôi thành người bị phản bội, biến bạn thân của tôi thành người mẹ đơn thân vất vả.
Bae Doo-na lần đầu đóng phim hài lãng mạn về virus tình yêu

Bae Doo-na lần đầu đóng phim hài lãng mạn về virus tình yêu

Phim châu á

07:14:39 16/05/2025
Ảnh hậu màn ảnh Hàn bắt cặp cùng 3 nam diễn viên nổi tiếng Kim Yoon-seok, Son Suk-ku và Chang Ki-ha. Kim Yoon-seok trong phim Dính thính là yêu .
Triệu Lệ Dĩnh bị tình tin đồn 'bỏ bùa', đầu quân kẻ xấu, fan kêu gào 'giải cứu'

Triệu Lệ Dĩnh bị tình tin đồn 'bỏ bùa', đầu quân kẻ xấu, fan kêu gào 'giải cứu'

Sao châu á

07:11:29 16/05/2025
Thông tin Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ có mối quan hệ bí mật với 1 đạo diễn những ngày qua gây xôn xao mxh. Dân tình lùng sục danh tính và đời tư của vị đạo diễn này vô tình lại khui toàn bộ bí mật khiến fan ngỡ ngàng đòi giải cứu Triệu Lệ Dĩn...