Rò rỉ nhiên liệu ở tên lửa đẩy gây trì hoãn sứ mệnh Artemis 1
Sự cố rò rỉ nhiên liệu ở tên lửa đẩy SLS tiếp tục cản trở nỗ lực phóng lần hai vào ngày 3.9 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), thậm chí có thể buộc họ phải dời SLS khỏi bệ phóng để sửa chữa.
Tên lửa đẩy SLS trên bệ phóng hôm 2.9. Ảnh REUTERS
Sự cố rò rỉ nhiên liệu hydro lỏng đã xảy ra vào sáng 3.9 (giờ địa phương) trong lúc NASA bơm nhiên liệu vào tên lửa đẩy khổng lồ của Artemis 1, sứ mệnh không người lái đến mặt trăng.
Bất chấp 3 nỗ lực khác nhau, các kỹ sư vẫn không thể ngăn chặn vụ rò rỉ của tên lửa trên bệ phóng Pad 38B ở Trung tâm Không gian Kennedy thuộc Florida. Sứ mệnh tiếp tục bị hoãn để phân tích tình hình. Kết quả phân tích ước tính Artemis 1 sẽ bị hoãn khoảng 2 tuần là tối thiểu, theo Space.com hôm 4.9.
“Chúng tôi sẽ không phóng trong giai đoạn này”, theo ông Jim Free, Trợ lý giám đốc NASA trong cuộc họp báo hôm 3.9 sau khi vụ phóng bị hoãn.
Video đang HOT
Khung thời gian phóng sẽ khép lại vào ngày 6.9, và Artemis 1 sẽ phải chờ đến giai đoạn kế tiếp, từ ngày 16.9 đến 4.10. Tuy nhiên, cũng có khả năng sứ mệnh có thể bị trì hoãn đến giai đoạn phóng kế tiếp là từ 17-31.10. Nếu bị hoãn đến cuối tháng 10, các kỹ sư NASA có thể phải dời SLS khỏi bệ phóng và đưa vào khu vực lắp ráp tàu vũ trụ để sửa chữa.
Trước đó, nỗ lực đầu tiên đã bị hoãn vào ngày 29.8 vì một trong 4 động cơ RS-25 của tầng lõi SLS đã không nguội đi trước thời điểm phóng. Kết quả kiểm tra cho thấy đã xuất hiện vấn đề ở cảm biến nhiệt độ, buộc NASA phải hoãn vụ phóng đến ngày 3.9.
Và việc rò rỉ nhiên liệu đã xảy ra trong nỗ lực phóng lần hai. Ông Mike Sarafin, người đứng đầu sứ mệnh Artemis 1, cho hay đây không phải là sự cố có thể xử lý nhanh.
Hai lần hoãn phóng tên lửa đẩy chắc chắn sẽ ngốn thêm tiền ngân sách của NASA, vì Artemis 1 sẽ cần thêm nhiên liệu hydro và ô xy lỏng hơn dự kiến.
Tờ Politico dẫn thông tin từ Văn phòng Tổng thanh tra NASA dự báo chương trình Artemis sẽ tiêu tốn đến 90 tỉ USD vào năm 2025 và nhiều khả năng sẽ không dừng lại ở đó.
Để dễ so sánh, ngân sách cho dự án phóng và vận hành James Webb, kính thiên văn uy lực nhất hiện nay là 10 tỉ USD. Trước đó, giới hữu trách vào năm 2012 ước tính chi phí phát triển và sản xuất tên lửa SLS là 6 tỉ USD và mỗi lần phóng sẽ tốn 500 triệu USD. Tuy nhiên, SLS hiện có giá hơn 20 tỉ USD và ngốn đến 4,1 tỉ USD cho mỗi lần phóng.
Mỹ huỷ phóng tàu thăm dò Mặt Trăng vào phút chót vì lỗi kỹ thuật
Ngày 29/8 (tối 29/8 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã quyết định huỷ phóng tàu thăm dò Mặt Trăng trong khuôn khổ sứ mệnh lịch sử Arrtemis1 vào phút chót vì lỗi kỹ thuật của tên lửa đẩy.
Tàu vũ trụ Orion tại bệ phóng ở Trung tâm vũ trụ Kennedy (Florida) ngày 29/8/2022. Ảnh: CNN
Theo kế hoạch ban đầu, vào trưa 29/8 theo giờ miền nam của Mỹ, tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ bắt đầu sứ mệnh đầu tiên bay vào không gian, lần này không chở theo phi hành đoàn.
Đây là chuyến đi quan trọng trong khuôn khổ sứ mệnh Artemis 1 của NASA nhằm đưa con người trở lại Mặt trăng, vốn đã bị trì hoãn rất lâu. Dự án hàng tỷ USD này được xem như bước đệm cho các sứ mệnh lên Sao Hỏa trong tương lai.
Tuy nhiên, kênh truyền hình CNN, hãng thông tấn AP đưa tin NASA đã lùi thời gian phóng tàu vũ trụ Orion sau khi phát hiện lỗi rò rỉ nhiên liệu. Sau đó, NASA quyết định hủy vụ phóng ngày 29/8.
AP dẫn lời quan chức trong nhóm phụ trách vụ phóng cho biết các chuyên gia kỹ thuật đã phát hiện lỗi kỹ thuật đối với một trong bốn động cơ. Quá trình kiểm tra cho thấy các động cơ số 1-2-4 hoạt động bình thường, song động cơ số 3 gặp sự cố rò nhiên liệu và tăng nhiệt.
Theo giới chức NASA, cơ quan này đã phải liên tục tiếp gần 1 triệu galon (1 galon = 3,78 lít) oxy và hydro siêu lạnh vào tên lửa SLS sau khi phát hiện rò rỉ nhiên liệu của tên lửa này. Việc tiếp nhiên liệu này đã bị chậm lại gần 1 tiếng đồng hồ do xảy ra cơn bão ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida.
Vết rò rỉ dường như xảy ra tại đúng vị trí từng phát hiện rò rỉ trong lần tổng duyệt vào mùa Xuân đầu năm. Tiếp đó, các kỹ sư NASA lại tình cờ phát hiện tình trạng rò rỉ thứ hai tại một van của tên lửa.
Ngoài ra, các kỹ sư NASA còn phát hiện một vết nứt hoặc một số lỗi tại tầng trung tâm của tên lửa - là một bình chứa nhiên liệu lớn màu cam với 4 động cơ chính trên đó, do có những vết lấm tấm bao quanh vùng nghi có vết nứt. Các kỹ sư NASA đã bắt đầu nghiên cứu giải quyết các vấn đề này.
Trong sứ mệnh sắp tới, tàu vũ trụ Orion sẽ được phóng lên mà không có phi hành đoàn, rồi bay quanh quỹ đạo Mặt trăng trước khi trở lại Trái đất 42 ngày sau đó. Nếu thời tiết xấu hoặc xảy ra vấn đề kỹ thuật khiến phải lùi thời điểm phóng, NASA đã ấn định thời điểm phóng mới là 2/9 và 5/9.
Trong sứ mệnh Artemis 1, NASA phóng tàu vũ trụ Orion bằng tên lửa cực mạnh có tên Hệ thống phóng không gian (SLS). SLS, cao 98m, là một hệ thống phóng thẳng đứng mới và lớn nhất của NASA được lắp ráp kể từ sau khi tên lửa đẩy Saturn V được sử dụng trong các sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng Apollo của cơ quan này vào giai đoạn 1969-1972.
Uớc tính, NASA đã phải chi ít nhất 37 tỷ USD cho thiết kế, lắp ráp, thử nghiệm và các hệ thống vận hành dưới mặt đất liên quan tới tàu vũ trụ Orion và siêu tên lửa SLS trong hơn một thập kỷ qua.
Giám đốc NASA Bill Nelson đã ví chương trình khám phá Mặt Trăng Artemis là "một động cơ kinh tế", đồng thời lưu ý rằng chỉ riêng trong năm 2019, chương trình này đã giúp gặt hái 14 tỷ USD trong lĩnh vực thương mại và tạo việc làm cho 70.000 người tại Mỹ. Chương trình này không chỉ nhằm mục tiêu đưa con người trở lại Mặt Trăng để thiết lập căn cứ lâu dài, mà còn là tiền đề cho việc khám phá sao Hỏa.
NASA dự kiến hiện thực hóa dự án khai phá Mặt trăng vào cuối tháng 8 Sau nhiều lần trì hoãn, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kế hoạch phóng tên lửa lên Mặt trăng vào cuối tháng 8. Tên lửa đẩy và tàu vũ trụ Orion được đưa khỏi nhà máy lắp ráp lần đầu tiên tại Trung tâm Vũ trụ Kenedy ngày 17/3/2020. Ảnh: AP Theo đài ABC News, sau 53 năm kể...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới

Bí ẩn 'người cây': Thực vật biết 'đi bộ', rễ hóa 'chân', tự di chuyển gây sốt TG

Anh trở thành trung tâm tài chính cho dự án nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn

Tổng thống Trump bổ nhiệm lãnh đạo tạm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine

Cựu Tổng thống Nga Medvedev: Ông Trump 'sai lầm' khi áp thuế với Trung Quốc

Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin chi tiết thỏa thuận khoáng sản và những đảm bảo với Kiev

Tổng thống Trump đề cử ông Mike Waltz làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc

Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II

Tanzania: Tăng hơn 35% lương tối thiểu cho công chức
Có thể bạn quan tâm

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng
Thế giới số
15:51:57 02/05/2025
Thực tế chiếc smartphone có pin 23.800 mAh cực 'khủng'
Đồ 2-tek
15:44:05 02/05/2025
Brad Pitt chưa quên Angelina Jolie, lộ 1 chi tiết không muốn kết hôn người mới?
Sao âu mỹ
15:26:52 02/05/2025
Rapper Double2T kể chuyện khó quên khi hát cùng Phương Mỹ Chi ở đại lễ
Nhạc việt
15:23:11 02/05/2025
Duyên Quỳnh giành giật với Võ Hạ Trâm, còn có động thái lạ, CĐM đào lại quá khứ?
Sao việt
15:22:46 02/05/2025
Em xinh 'say hi' hé lộ 10 cái tên: Bích Phương tái xuất, Bảo Anh gây tranh cãi
Tv show
15:17:40 02/05/2025
QN Thanh Hiếu Đặc nhiệm 2K5 'dọn sạch' quá khứ sau clip tặng hoa 17M view là ai?
Netizen
15:17:10 02/05/2025
Gợi ý 5 món lẩu vừa ngon, dễ ăn lại không ngấy để cả nhà quây quần dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
15:13:59 02/05/2025
Chiến lược chuyển nhượng táo bạo của Fabregas
Sao thể thao
15:01:05 02/05/2025
Á hậu MUT cạch mặt Anntonia, bỏ bạn trai, livestream lấy lòng Nawat, fan quay xe
Sao châu á
14:24:58 02/05/2025