Romania bác cáo buộc tên lửa Kalibr của Nga bay qua không phận
Quan chức quân sự hàng đầu của Ukraine đã cáo buộc Nga phóng hai tên lửa vào một mục tiêu của Kiev và trên lãnh thổ của Romania và Moldova.
Tuy nhiên, Romania đã bác bỏ tuyên bố này.
Tàu hộ vệ Nga phóng tên lửa Kalibr. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT (Nga), ông Valery Zaluzhny, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tuyên bố rằng 2 tên lửa hành trình Kalibr phóng từ một tàu chiến Nga ở Biển Đen đã bay qua không phận Ukraine, đi vào không phận Moldova và sau đó là Romania, trước khi quay trở lại điểm giao nhau của biên giới 3 nước thuộc không phận Ukraine. Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 10/2, trong bối cảnh Nga được cho đã tiến hành một cuộc không kích lớn vào các mục tiêu ở Ukraine.
Trước cáo buộc trên, Bộ Quốc phòng Moldova xác nhận một tên lửa đã bay qua không phận nước này ở gần thị trấn Mocra ở vùng Transnistria. Thời điểm xảy ra vụ xâm phạm trùng với thời điểm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine đã báo cáo.
Bộ cho biết tên lửa sau đó đã bay trở lại Ukraine, qua thị trấn Cosauti ở Soroca. Cosauti nằm cách ngã ba biên giới Ukraine, Moldova và Romania khoảng 120 km.
Video đang HOT
“Vào lúc 10h18, một tên lửa đã bay qua không phận của Cộng hòa Moldova, bay qua thị trấn Mocra ở vùng Transnistria, sau đó là thị trấn Cosaui ở quận Soroca, trước khi hướng tới Ukraine. Bộ Quốc phòng cùng các cơ quan có trách nhiệm trong nước theo dõi chặt chẽ tình hình trong khu vực và lên án mạnh mẽ hành vi xâm phạm không phận Cộng hòa Moldova”, thông báo của Bộ Quốc phòng Moldova cho biết.
Tuyên bố không xác định tên lửa này của Nga, song Moldova dường như ám chỉ Moskva đứng sau vụ việc. Moldova sau đó đã triệu tập Đại sứ Nga tại Chisinau, ông Oleg Vasnetsov, để phản đối hành động xâm phạm phạm không phận của nước này.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Romania đã bác bỏ cáo buộc cho rằng tên lửa đã xâm phạm không phận của nước này. Bộ cho biết vụ phóng tên lửa từ tàu chiến Nga gần Crimea bay qua Ukraine, Moldova và quay trở lại Ukraine. Tuyên bố cho biết quỹ đạo gần nhất của mục tiêu với biên giới Romania được radar ghi lại là khoảng 35 km. Quân đội Romania đã nhanh chóng điều hướng hai chiếc MiG-21 làm nhiệm vụ tuần tra trên không của NATO.
Chính phủ Nga chưa bình luận về những cáo buộc trên.
Cùng ngày, giới chức Ukraine cáo buộc Nga đã tập kích hàng chục tên lửa vào thành phố Zaporizhzhia phía nam và tỉnh Kharkov phía đông bắc Ukraine. Các hệ thống phòng không của Ukraine đã được kích hoạt để bảo vệ thủ đô Kiev trước các cuộc tấn công của Nga. Còi báo động vang khắp lãnh thổ Ukraine.
Trước đó, vào giữa tháng 11 năm ngoái, các quan chức cấp cao ở Kiev đã cáo buộc Nga cố tình tấn công lãnh thổ Ba Lan khi nã tên lửa vào các mục tiêu ở Ukraine. Mảnh vỡ tên lửa đã khiến 2 người dân tại một ngôi làng biên giới thiệt mạng. Khi đó, Tổng thống Zelensky đã kêu gọi cần có “hành động tập thể” đối phó với Nga theo các điều khoản phòng thủ tập thể của NATO.
Tuy nhiên, Ba Lan sau đó nói rằng mảnh vỡ này rất có thể là của tên lửa đánh chặn phòng không Ukraine. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết các nhà điều tra nước này đã xác định đó là tên lửa phòng không của Ukraine rơi xuống làng Przewodow khi đánh chặn hỏa lực Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky sau đó nói rằng ông không “chắc chắn 100%” tên lửa này thuộc về nước nào.
Về phần mình, Moskva nhấn mạnh rằng những hình ảnh về vụ việc ở ngôi làng biên giới đã xác định rõ ràng vật thể bay là tên lửa phòng không S-300 của Ukraine.
Gazprom nối lại nguồn cung khí đốt cho Italy
Hôm 5/10, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga tuyên bố họ sẽ tiếp tục xuất khẩu khí đốt qua Áo, phần lớn là tới Italy, sau vài ngày tạm ngừng cung cấp khí đốt cho nước này do những thách thức về qui định vận chuyển.
Logo của Tập đoàn năng lượng Gazprom. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Gazprom cho biết công ty này và khách hàng Italy đã tìm ra giải pháp cho doanh thu khí đốt sau một số thay đổi về qui định quản lý thị trường khí đốt ở Áo.
"Nhà điều hành Áo đã sẵn sàng chấp thuận các phương án vận chuyển của Dịch vụ kinh doanh xuất khẩu Gazprom LLC, cho phép nối lại nguồn cung khí đốt từ Nga qua Áo", Gazprom cho biết.
Trước đó, ngày 1/10, Gazprom, gã khổng lồ khí đốt do Nga điều hành, thông báo sẽ không thể tiếp tục cung cấp khí đốt cho Italy do "không thể vận chuyển qua Áo" sau khi nhà điều hành của họ từ chối xác nhận các phương án vận chuyển và khối lượng vận chuyển do Gazprom đề xuất.
Trong khi đó, Chính phủ Áo cho biết Gazprom đã không ký kết các hợp đồng cần thiết.
Italy chủ yếu nhận khí đốt của Nga từ đường ống chạy qua Ukraine và Áo. Các quốc gia châu Âu khác nhận khí đốt của Nga thông qua Ukraine bao gồm Slovakia, Moldova, Romania và Cộng hòa Séc. Trước khi xảy ra chiến sự Nga - Ukraine, khí đốt nhập khẩu chiếm 95% lượng khí đốt tiêu thụ tại Italy, trong đó Nga nắm khoảng 45% thị phần. Một nguồn tin thân cận cho biết khí đốt của Nga hiện chỉ chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu của Italy, trong khi thị phần từ Algeria và Bắc Âu đã tăng lên.
Thủ tướng Italy Mario Draghi đã ký một loạt thỏa thuận mới với những nhà cung cấp khác và đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo với kỳ vọng giảm lệ thuộc vào khí đốt Nga. Nhà chức trách cho biết họ có thể đối phó với khả năng thiếu hụt năng lượng vào mùa đông bằng cách sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế. Italy đã áp dụng kế hoạch tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu thụ khí đốt. Theo đó, mùa sưởi ấm sẽ được cắt giảm 15 ngày và nhiệt độ sưởi ấm các tòa nhà sẽ giảm 1 độ C.
Hơn 870.000 người Ukraine sơ tán do xung đột đã hồi hương Biên phòng Ukraine ngày 12/4 cho biết hơn 870.000 sơ tán ra nước ngoài kể từ khi xung đột Nga và Ukraine nổ ra đã trở về nước, trong số này ngày càng có nhiều phụ nữ và trẻ em. Người tị nạn Ukraine trở về nước qua cửa khẩu biên giới ở gần Beregsurany, Hungary, ngày 6/3/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN Người phát...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'

APEC giải các bài toán về thương mại

Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á

Đại học Harvard xoay xở vượt 'bão'

Ông Trump: 'Hòa đàm Ukraine sẽ không tiến triển cho đến khi tôi gặp ông Putin'

Đến Trung Đông, ông Trump hứa Mỹ không còn 'rao giảng về cách sống'

Nga điều tiêm kích Su-35 cản trở Estonia bắt giữ tàu dầu?

Bão mặt trời dữ dội đánh sập tín hiệu viễn thông, có phần Đông Nam Á

Tổng thống Trump nói Giáo hoàng Leo là 'lựa chọn bất ngờ', mong gặp mặt

Lãnh đạo Malaysia, Nga thảo luận vụ rơi máy bay MH-17

Hàn Quốc khôi phục tour du lịch đến Bàn Môn Điếm

Đội xe tăng Abrams sẽ tiến vào thủ đô Washington ngày diễu binh
Có thể bạn quan tâm

Những con số giật mình trong vụ án Tập đoàn Thuận An
Pháp luật
14:40:26 16/05/2025
Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"
Người đẹp
14:40:05 16/05/2025
Lưu Đức Hoa tự cắt 1/3 tiền lương trong phim mới
Hậu trường phim
14:36:25 16/05/2025
Những bó hoa cưới "linh nghiệm" của Vbiz: Sau màn "xin vía" là những đám cưới cực kỳ hoành tráng
Sao việt
14:32:14 16/05/2025
Các ứng dụng deepfake AI - Mối lo ngại lớn của các thần tượng K-pop
Sao châu á
14:28:46 16/05/2025
HOT: Vừa ngủ dậy, cả thế giới bị BLACKPINK dí DEADLINE!
Nhạc quốc tế
14:25:24 16/05/2025
Ngập tràn lời chê MV Anh Tài: Bống Bống Bang Bang phiên bản U40, còn "ghê" hơn cả thảm họa Pickleball?
Nhạc việt
14:22:49 16/05/2025
Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025
Thời trang
14:07:38 16/05/2025
Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam
Sức khỏe
14:07:09 16/05/2025
Động đất 5 độ richter ở Điện Biên
Tin nổi bật
14:04:46 16/05/2025