Rộn ràng tiếng ê-a trong lớp học online của cô giáo F0 tại bệnh viện
Trong những ngày phải nằm viện điều trị vì nhiễm Covid-19, cô Trịnh Thị Lê Dung, sinh năm 1968 vẫn cố gắng lên lớp dạy online cho các em lớp 1E, Trường Tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) mỗi tối.
Cô Trịnh Thị Lê Dung trong thời gian nằm viện vẫn miệt mài bên những giờ dạy online cho học sinh.
Quyết tâm bám lớp dù là F0
Tâm sự với chúng tôi, cô Lê Dung khiêm tốn cho rằng, đó là công việc thường nhật của người giáo viên. Được lên lớp giảng bài dù trực tiếp hay trực tuyến cũng là niềm hạnh phúc, say mê với cô. Đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, cô Dung hiểu hơn ai hết tâm lý của tuổi học trò, nhất là trẻ lớp 1 khi các em vừa bước ra từ bậc học mầm non.
Từ ngày 15/2, cô xuất hiện những triệu chứng như ho, mệt mỏi nên hai ngày sau phải vào điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Đông Anh. Khi vào viện, các bác sĩ phát hiện nồng độ oxy trong máu của cô Dung xuống thấp, phổi có dấu hiệu bị tổn thương. Ngay tối đầu tiên, cô được chỉ định tiêm thuốc chống đông.
Sau gần 10 ngày nằm viện, ngày 26/2, sau khi có kết quả kiểm tra và tiến triển tốt, bác sĩ cho cô Dung được về nhà tiếp tục tự theo dõi và điều trị thêm. Khi nắm bắt được thông tin, Ban giám hiệu nhà trường cũng khuyên cô Dung nên tạm thời nghỉ để tập trung trị bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian ở viện, cô vẫn cố gắng và tranh thủ thời gian từ 19 giờ mỗi tối để dạy trực tuyến cho học sinh lớp mình. Và từ căn phòng nhỏ của khu điều trị nơi đây, mỗi tối vẫn vang lên từng tiếng đọc bài ê-a, tiếng cô trò cùng trao đổi cách làm toán, cách tập viết từng nét chữ.
“Lớp có 38 học sinh, mỗi em một hoàn cảnh khác nhau, tính cách và mức độ tiếp thu bài không em nào giống em nào. Trẻ lớp 1 nếu lạ cô thì nhiều em sẽ sợ và mất tập trung. Trước đó, có những giờ tôi đi trông thi online lớp 1 khác mà học sinh thấy cô lạ nên có em còn quấy khóc, không chịu làm bài, cô giáo lại phải động viên, trấn an tinh thần. Vì thế, ban đầu khi nhà trường gợi ý cho tôi tạm nghỉ để bố trí giáo viên khác dạy thay, tôi không yên tâm và vẫn quyết tâm tiếp tục lên lớp online” – cô Lê Dung cho hay.
Hàng ngày, cô Dung đều được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe và nhắc nhở uống thuốc đúng giờ.
Tấm gương về sự cống hiến
Chia sẻ về đồng nghiệp, cô Nguyễn Thị Bình Minh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thăng Long nhấn mạnh: Cô Trịnh Thị Lê Dung có nhiều năm kinh nghiệm và gắn bó lâu dài với nhà trường. Cô là giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia từ nhiều năm nay. Với chuyên môn vững vàng, tình yêu nghề và kỹ năng sư phạm tốt nên cô được hội đồng sư phạm của trường tin tưởng và thường xuyên giao làm chủ nhiệm học sinh khối 1. Thời gian qua, dù bị nhiễm bệnh với những triệu chứng khá nghiêm trọng nhưng cô vẫn quyết tâm lên lớp để duy trì giờ học online cho học sinh là điều vô cùng đáng quý và trân trọng. Cô luôn giữ tinh thần lạc quan và biết cách truyền hứng thú học tập đến học trò nên được nhiều người quý mến.
Anh Nguyễn Đức Hiếu có con đang học lớp cô Dung bày tỏ sự cảm phục trước tinh thần cống hiến của cô giáo chủ nhiệm lớp con mình. Anh cho biết: Ngay từ đầu năm học, trẻ phải học online và chưa biết mặt cô giáo cùng các bạn nên gia đình cũng khá lo lắng. Ban đầu, cháu viết rất xấu dù được bố mẹ kèm ở nhà. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn và cách truyền đạt của cô Lê Dung đến nay cháu đã tiến bộ, chữ viết đẹp hơn và rất thích tập viết, hoàn thành tất cả bài tập cô giao.
Video đang HOT
“Lúc mới nhận tin cô Dung bị F0, một số phụ huynh tỏ ra lo lắng vì sợ cô không thể dạy tiếp mà sẽ thay bằng giáo viên khác. Khi đó, học sinh sẽ lạ cô mà học hành bị ảnh hưởng. Tôi cũng trấn an các bậc cha mẹ khác rằng cô Dung vẫn lên lớp dạy online bình thường. Và trong gần hai tuần qua, cứ khoảng 19 giờ hàng ngày, cô giáo dù trên giường bệnh vẫn say sưa giảng bài bên máy tính, sách vở, bút viết để các con kịp chương trình, lòng chúng tôi cảm thấy xúc động vô cùng. Có những giờ dạy, chúng tôi còn nghe thấy tiếng y tá vào tận giường bệnh dặn dò cô uống thuốc đúng giờ nên càng mến phục tấm gương của cô hơn” – anh Hiếu nói.
Vào viện, tôi cũng chuẩn bị đủ đồ dùng cá nhân, máy tính, sách vở, bút viết để sẵn sàng lên lớp vào mỗi tối. Một khó khăn khi dạy trực tuyến trong viện là đường truyền không ổn định và hay bị ngắt quãng. Lúc đó, tôi phải dùng điện thoại phát wifi để kết nối sang máy tính, lớp học mới duy trì đều đặn. Biết được ý định của mình, các bác sĩ đã tạo điều kiện bằng việc bố trí cho tôi ở phòng riêng để thuận lợi cho việc giảng dạy online. - Cô Trịnh Thị Lê Dung
Lớp học bỗng 'lặng thinh' và nỗi xót xa của cô hiệu trưởng
Bài thơ Em là F0 của cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội) mới đây đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người.
Bài thơ được cô Nguyễn Thị Ngọc Dung viết về những đồng nghiệp đang là F0, F1 nhưng vẫn nỗ lực vào lớp để dạy trực tuyến.
Trường của cô Dung hiện không đủ giáo viên đứng lớp dạy trực tiếp có 20 giáo viên thì 11 người đang mắc Covid-19, 6 người là F1.
---Khi em là F0---
Đằng sau màn hình kia là những thầy cô giáo của tôi
Không đến trường vì cách ly Covid
Sợ học trò không theo học kịp
Nên miệt mài - không nghỉ, dạy học Zoom.
Bục giảng ngày nào không bóng dáng thân quen
Bảng trầm ngâm không dòng phấn viết
Những con chữ, bức tranh, hình, nét
Chỉ hiện lên qua chia sẻ màn hình.
Tiếng giảng bài bỗng chốc lặng thinh
Cơn sốt đến, những trận ho không báo trước
Cái mệt mỏi chẳng trò nào biết được
Nên giấu khuôn mặt mình dưới tấm ảnh thật xinh.
Em không là chiến sĩ áo trắng, áo xanh
Không hồi sinh cho những bệnh nhân Covid
Em chỉ có trái tim yêu tha thiết
Em là cô giáo F1, F0...
(22h, ngày 22 tháng 2 năm 2022)
Một giờ học tại Trường THCS Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội) khi giáo viên F0 vẫn dạy cho các học sinh của mình qua màn hình trực tuyến.
Bài thơ sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã nhận được nhiều lượt chia sẻ, đặc biệt là trong cộng đồng giáo viên, có cả những người đã và hiện đang chống chọi với Covid-19.
Hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội cho hay, bản thân cũng đã chia sẻ bài thơ bởi rất đúng với cảm xúc của những người lãnh đạo nhà trường khi chứng kiến giáo viên dù là F0 vẫn nỗ lực dạy học trực tuyến.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội - tác giả của bài thơ "Khi em là F0".
Chia sẻ với VietNamNet, cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai cho hay, bối cảnh khiến cô viết bài thơ này là khi trường có 5 giáo viên là F0, 4 người là F1.
"Khi các giáo viên báo tin mắc Covid-19, tôi có nhắn tin hỏi các cô có mệt không và có cần phải bố trí dạy thay, thì mọi người đều nhắn lại rằng chúng em vẫn có thể tiếp tục dạy được. Cũng từ giai đoạn đó, ở trường, có thể ở tiết này, học sinh học trực tiếp, nhưng ở tiết học ngay sau đó lại chuyển học trực tuyến.
Cùng vì thế, mỗi ngày, ban giám hiệu phải chia nhau ra đến từng lớp để xem các học sinh ở lớp đã kết nối được với giáo viên, đã nghe được thầy cô giảng bài qua trực tuyến hay chưa. Đứng ngoài khung cửa sổ nhìn thấy cảnh các giáo viên ở nhà vẫn cố gắng dạy trực tuyến và vận hành lớp học, tôi vô cùng xúc động. Bởi tôi biết có những giáo viên lên lớp như vậy nhưng 2 con đang sốt vì Covid-19 ở nhà. Cứ mỗi lần nghe các giáo viên báo "Hôm nay, em sốt 39-40 độ", mình cũng rưng rưng", cô Dung kể.
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường THCS Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Cô Dung cho biết cô viết ra bài thơ không mất quá nhiều thời gian, bởi đó là những cảm xúc rất chân thực xuất phát từ những điều mà chính cô được chứng kiến, cảm nhận.
"Thấy các giáo viên, các đồng nghiệp của mình như thế, tôi rất xúc động và gần như cảm xúc đến đâu, tôi viết đến đó. Bài thơ cứ thế theo mạch cảm xúc rất thực của mình", cô Dung có lẽ chỉ mất khoảng 30 phút để chỉnh sửa cho câu từ vần điệu hơn.
"Trong bài thơ, tôi có viết câu "Tiếng giảng bài bỗng chốc lặng thinh/Cơn sốt đến, những trận ho không báo trước" bởi có lần, khi đến kiểm tra một lớp học trực tuyến thì tôi thấy cảnh cô giáo đang giảng bài, tự nhiên không thấy tiếng gì nữa. Sau đó, tôi liên hệ mới biết rằng lúc đó cô đang ho và để giấu được điều đó, cô đã tắt tiếng micro một chút, gián đoạn mạch dạy học. Nhưng sự gián đoạn đó cũng chỉ diễn ra rất nhanh, sau đó, cô giáo lại tiếp tục với bài giảng của mình. Những điều đó, có thể học trò "ở tuổi chưa biết lo, biết nghĩ" không biết hoặc chưa cảm nhận được, nhưng phía sau đã là những nỗ lực âm thầm của các thầy cô".
Đến thời điểm này, dù chỉ có 20 giáo viên nhưng Trường THCS Minh Khai có 11 thầy cô mắc Covid-19, 6 người là F1.
"Cũng vì thế, nhà trường cũng đã xin phép Phòng GD-ĐT huyện Hoài Đức cho chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến. Tình thế hiện nay là không còn đủ giáo viên để đứng lớp trực tiếp. Thế nhưng, trong số 11 giáo viên là F0, cũng không một thầy cô nào xin nghỉ mà vẫn đều đặn dạy trực tuyến. Thậm chí, có hôm, thấy có một cô giáo F0 có thể không đảm bảo sức khỏe, tôi tính phân công người dạy thay, nhưng vừa phân công xong, thì thấy cô giáo đã mở phòng zoom dạy học sinh", cô Dung chia sẻ.
Là hiệu trưởng, cô Dung nói mình rất trân trọng sự cố gắng, nỗ lực và trách nhiệm của các giáo viên khi đang phải chống chọi với dịch bệnh vẫn cố gắng duy trì việc dạy học trực tuyến, đảm bảo kiến thức liền mạch cho học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Phụ huynh, hiệu trưởng xót xa khi giáo viên F0 dạy online Dù mắc bệnh và cần được nghỉ ngơi, nhưng phần lớn giáo viên diện F0 vẫn "vào lớp" dạy online hàng ngày. Áp lực với các nhà trường và giáo viên hiện rất lớn. Nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 gần trưa thứ 4 ngày 23/2, cô K.O. - giáo viên một trường tiểu học ở Quận 3, TP.HCM thông báo cho...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vợ Văn Hậu 'xả vai' tiểu thư, bật mode 'chiến' bênh chồng bị 'mỉa', kết câu sốc?
Netizen
17:16:34 02/05/2025
Chu Thanh Huyền lộ diện sau nghi vấn thẩm mỹ, bị dân mạng nhắc vụ "rồng tôm", thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
Sao thể thao
17:13:45 02/05/2025
Sao nam 9x bị tuyên án tù sau khi tự thú sử dụng ma túy và thuốc lắc
Sao châu á
17:11:54 02/05/2025
Lisa đưa mắt tán tỉnh trưởng nhóm Maroon 5, đánh nhau chán chê rồi lại khiêu vũ dưới đèn mờ cực tình
Nhạc quốc tế
17:06:55 02/05/2025
Chị Đẹp hát nhạc Trịnh hay tới mức netizen nói "xuyên không về 50 năm trước vẫn hoạt động tốt"
Nhạc việt
17:03:12 02/05/2025
Nissan trình làng xe điện N7 có phạm vi hoạt động lên tới 625 km
Ôtô
17:02:48 02/05/2025
Chồng đại gia hơn 26 tuổi của nàng hậu từng gần 90 kg: Tài sản "3 đời ăn không hết", gây ngỡ ngàng vì loạt ảnh này
Sao việt
16:58:08 02/05/2025
Diễn biến toàn bộ vụ tai nạn làm bé gái tử vong đến việc người cha nổ súng bắn tài xế
Pháp luật
16:50:06 02/05/2025
Vụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AI
Tin nổi bật
16:47:19 02/05/2025
Thám Tử Kiên tranh luận motip nhưng rộng cửa trăm tỷ, mệnh danh Conan bản Việt
Phim việt
16:30:44 02/05/2025