Ròng rã dạy trực tuyến, giáo viên than trời vì mệt mỏi và áp lực
Hơn 3 tháng phải dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều giáo viên cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi.
Kể từ khi bắt đầu năm học với hình thức học trực tuyến, thầy trò các cấp học đã thích nghi với hình thức học này. Nhiều bất cập xảy ra trong quá trình dạy và học trực tuyến; trong đó có cả những áp lực đối với giáo viên dạy học trực tuyến.
Ngoài áp lực về lịch dạy như ở trên lớp còn là áp lực về tìm hiểu công nghệ mới ứng dụng vào bài giảng, hay duy trì chất lượng vào từng bài giảng cho học sinh…
Muôn vàn khó khăn, “trăm dâu đổ đầu tằm”
Là một giáo viên dạy cấp 2 tại Hà Nội, cô Lan Anh cảm thấy bối rối, áp lực về thời gian dạy học trực tuyến quá tải trong mùa dịch. “Nhiều khi vì lịch dạy bị áp lực thành ra cũng tâm lý và hay nổi cáu với con”, cô Lan Anh tâm sự.
Lịch dạy mà cô Lan Anh được phân công trong tuần.
Cô Lan Anh chia sẻ: “Theo như lịch được nhà trường phân công, có những ngày mình dạy đến 8 tiết, còn ít nhất cũng 6 tiết. Soạn giáo án phù hợp cho việc dạy trực tuyến đã là cả một quá trình gian nan, nay với lịch dạy liên tục như vậy thì quả thật khá áp lực đối với giáo viên và nhà trường”.
Cô Đỗ Thị Bích Đào (Giáo viên Ngữ Văn, Trường THCS Dịch Vọng Hậu) trong một buổi dạy học trực tuyến buổi sáng (Ảnh: Văn Hiền).
Cô Thanh Huyền (Giáo viên âm nhạc tại một trường ở quận Đống Đa) cũng cảm thấy áp lực vì lịch dạy được xếp như trên lớp. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác là cố gắng để cô trò cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Toàn cảnh một buổi học của lớp cô Thanh Huyền (Ảnh: Thanh Huyền).
“Ngoài thời gian phải dạy ở trên lớp, mình còn phải soạn giáo án theo sách giáo khoa mới nên vô cùng vất vả. Chưa kể đến việc phải thiết kế bài giảng dưới định dạng Powerpoint sinh động, cho học sinh hứng thú với bài. Mỗi một Powerpoint cũng phải mất đến hàng tiếng đồng hồ chứ có ít đâu”, cô Huyền thở dài nói.
Bước sang tuổi 50, với 26 năm công tác trong nghề, nhưng cô Dương Thị Kim Cúc (giáo viên chủ nhiệm lớp 3) vẫn ngày ngày gọi điện để con gái ở xa hướng dẫn soạn giáo án bằng Powerpoint.
Video đang HOT
Cô Cúc tâm sự: “Con gái đi lấy chồng xa, tôi thì cũng có tuổi rồi nên việc tiếp cận với công nghệ cũng gặp phải vô vàn những khó khăn. Nhiều khi 2 giờ sáng mà vẫn phải gọi điện để nhờ con chỉ những chỗ chưa biết, ghi vào sổ đến cả 10 lần cũng chẳng thể nhớ được”.
Lịch dạy cũng được chia ra để đảm bảo chất lượng cho học sinh như: Khung giờ 7 giờ 15 đến 9 giờ 15 dành cho học sinh trung bình khá, khung giờ cho học sinh khá giỏi sẽ là từ 9 giờ 30 và kết thúc lúc 11 giờ 30.
Không bị áp lực về giờ dạy giống cô Lan Anh, cô Nguyễn Huyền lại rơi vào những tình huống “dở khóc, dở cười”, và đây cũng chính là lý do khiến cô bị căng thẳng và áp lực.
Cô Huyền cho hay: “Kiểm soát học sinh trong lớp học trực tuyến quả thật là một bài toán khó đối với rất nhiều giáo viên như mình. Lớp có đến 45 em học sinh, như vậy là có 45 phụ huynh ngồi dự giờ. Nhiều lúc dạy cũng bị áp lực còn hơn cả có hiệu trưởng tới dự giờ lớp học.
Cùng một lúc, cô không thể quan sát hết được tất cả 45 bạn trên màn hình. Nhiều bạn học sinh dùng điện thoại hay iPad màn hình rất bé, có lúc đang dạy lại có em bật mic: “Thưa cô em không thấy rõ màn hình”, làm mình cũng bối rối theo”.
Thầy cô hãy thực sự tự tin
TS Trần Văn Tính (Trưởng bộ môn Giáo dục và Phát triển con người, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã chỉ ra các yếu tố khiến giờ học trực tuyến không hiệu quả, nhiều giáo viên phải chịu áp lực.
Đó chính là giờ học quá dài, trong khi khả năng tập trung của con người có giới hạn. Đặc biệt, sức tập trung một chiều qua màn hình thiết bị điện tử sẽ gây căng thẳng về tâm lý. Hay việc bài giảng quá dài nhiều chữ và rất rối mắt, thầy cô chỉ giảng một chiều và liên tục chứ không tương tác. Cuối cùng là sự giao tiếp cảm xúc tích cực không được truyền tới cho học sinh.
“Muốn tiết dạy trực tuyến hiệu quả và không bị áp lực, trước hết thầy cô phải tự tin vào chính mình. Chỉ khi giáo viên tự tin và làm chủ lớp học thì đó mới là một giờ học hiệu quả và bổ ích”, TS Tính nhấn mạnh.
TS Tính cũng gợi ý những điều giúp thầy cô có được một giờ dạy trực tuyến hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh như sau: Trước hết, chính là phương pháp tổ chức giờ dạy trực tuyến hiệu quả. Thầy cô phải có tâm thế dạy học tích cực, nó định hướng được cả một ngày dạy kéo dài 3-4 tiếng.
Tiếp đó chính là sự ứng xử, giao tiếp đối với học trò để tạo sự tương tác hai chiều trong lớp học. Nội dung bài học, mục tiêu dạy của buổi học cũng được rút ngắn và chỉ ra một cách rõ ràng. Nên nói những nội dung trọng tâm và quan trọng, tránh nói dài.
Sử dụng các video, hình ảnh cũng tác động trực tiếp đến thị giác của học sinh. Trong tiết học cũng tạo tình huống, câu hỏi hay trò chơi để cho buổi học được sôi động. Những câu hỏi mở, kích thích sự tư duy sáng tạo cho học sinh cũng vô cùng quan trọng, câu hỏi phỏng vấn nhanh để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức buổi học.
Dạy học trực tuyến: Cởi bỏ áp lực 'một tiết dạy, trăm mắt nhìn' cho giáo viên
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh), nhiều giáo viên bị áp lực tâm lý khi 'một tiết dạy trăm mắt nhìn'. Khán, thính giả của giáo viên trong giờ học trực tuyến giờ đây không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh, dư luận và cả mạng xã hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) cho rằng nên cởi bỏ áp lực cho các bên khi học trực tuyến. (Nguồn: Quốc hội)
Sáng nay 9/11, trong Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu tiếp tục nêu ý kiến về việc dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài.
Dạy học trực tuyến còn nhiều bất cập
Theo đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh), thời gian qua, toàn ngành giáo dục và giáo viên đã có nhiều cố gắng, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai dạy và học trực tuyến giữa muôn vàn khó khăn.
Việc học trực tuyến không thể thay thế được học trực tiếp nhưng là giải pháp tất yếu, tối ưu nhất để đảm bảo cung cấp kiến thức, sự an toàn cho người học trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, theo bà Hà, chất lượng việc dạy và học chưa được đảm bảo, do rất nhiều yếu tố khách quan. Ví dụ, chất lượng của đường truyền internet không ổn định, một bộ phận thầy, cô giáo, đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Việc quản lý học sinh trong quá trình học tập chưa thật hiệu quả. Mặc dù Chính phủ đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực tế.
Ngoài ra, việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài.
Học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè, trong khi nhiều phụ huynh chưa tương tác hợp lý với con trong quá trình học trực tuyến.
Giáo viên chịu áp lực tâm lý khi "một tiết dạy, trăm mắt nhìn". Khán, thính giả của giáo viên trong giờ học trực tuyến giờ đây không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh, dư luận và cả mạng xã hội.
Cần đánh giá hiệu quả học trực tuyến
Đưa ra giải pháp, đại biểu Nguyễn Thị Hà đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) nghiên cứu điều chỉnh chương trình học trực tuyến để tăng thời lượng cho giáo viên, học sinh tương tác, chia sẻ, nâng cao kỹ năng mềm để cởi bỏ áp lực tâm lý cho cả người dạy và người học. Từ đó, việc dạy và học cũng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả, mang tính thực tiễn nhiều hơn.
Đồng thời, bà Hà đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ hữu quan nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý việc dạy, học và tổ chức dạy học online phù hợp, hiệu quả, tiên tiến và thân thiện với người dùng.
Cũng quan tâm vấn đề dạy học trực tuyến, đại biểu Trần Thị Thu Phước (đoàn Kon Tum) cho hay, rất nhiều gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn, không thể trang trải số tiền hơn 3 triệu để mua điện thoại thông minh hoặc khoảng 10 triệu đồng cho một chiếc máy tính.
Đại biểu Thu Phước đề nghị Chính phủ và Bộ GD&ĐT nên xem xét bổ sung, làm rõ nội dung này trong báo cáo và có những định hướng, giải pháp cụ thể hơn trong thời gian tới.
Theo nữ đại biểu tỉnh Kon Tum, với tình hình dịch bệnh phức tạp cùng xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ thì hình thức học trực tuyến cần được xác định không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là một xu hướng tất yếu, lâu dài.
Vì vậy, bà Phước cho rằng, Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên thời gian qua, xác định những vướng mắc, bất cập, từ đó đưa ra những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức giáo dục đào tạo trực tuyến trong thời gian tới.
Bài toán tuyển sinh đại học: Có bỏ sót người tài?
Đề cập vấn đề tuyển sinh đại học trong thời gian qua, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) cho biết, điểm chuẩn đầu vào của nhiều trường đại học tăng mạnh và việc nhiều thí sinh có điểm gần như tuyệt đối vẫn trượt đại học là vấn đề cần được xem xét.
Năm học 2020-2021, học sinh phải ôn tập trực tuyến thay vì đến trường học trực tiếp nhiều tháng trước kỳ thi, việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài thi của học sinh.
Bộ GD&ĐT đã thiết kế đề thi phù hợp với mục tiêu thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nên điểm thi tốt nghiệp của học sinh khá tốt.
"Tuy nhiên, bài toán về xét tuyển đại học lại rất cam go. Câu chuyện điểm cao, điểm gần như tuyệt đối vẫn không đỗ nguyện vọng 1 hoặc trượt đại học không phải là câu chuyện mới nhưng nếu tiếp tục diễn ra, liệu các trường đại học có bỏ sót tài năng thực sự. Liệu học sinh còn thực sự tin tưởng vào năng lực bản thân", đại biểu Nguyễn Thị Hà trăn trở.
Đồng thời, bà Hà đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu lại phương thức xét tuyển đại học, tìm giải pháp mở "cánh cửa" cho những học sinh điểm cao có thể vào được đúng trường đại học mơ ước cũng như giải bài toán hướng nghiệp để đặt mục tiêu khuyến học và lựa chọn nhân tài lên cao nhất.
Nhấn mạnh hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, đại biểu Khương Thị Mai (đoàn Nam Định) cho rằng, số lượng các trường đại học ngày càng nhiều, đầu vào tuyển sinh của một số trường thấp, định hướng nghề nghiệp trong phổ thông chưa cao dẫn đến một số phụ huynh, học sinh thiếu định hướng.
Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, đại biểu Khương Thị Mai cho rằng, cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học, siết chặt tổ chức giáo dục đại học.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, cần đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, đặc biệt, kiểm định chất lượng giáo dục là giải pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh) phát biểu.
Trong khi đó, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh) cho rằng, để phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bà Quỳnh Thơ nêu quan điểm, thời gian qua, một trong những nguồn nhân lực chất lượng cao đã bị bỏ sót, không được khai thác hiệu quả, hay nói cách khác là bị chảy máu chất xám, đó là các du học sinh nhận được học bổng từ các trường đại học nước ngoài.
"Nhiều em sau khi tốt nghiệp không trở về nước mà ở lại nước ngoài làm việc; được các tập đoàn, công ty nước ngoài trả lương cao, môi trường làm việc tốt, thậm chí trong đại dịch có nhiều người bản địa ở một số nước thất nghiệp nhưng những lưu học sinh của chúng ta ở lại làm việc lại không bị ảnh hưởng. Điều đó cho thấy chất lượng nguồn nhân lực này là rất cao", đại biểu Thơ đặt vấn đề.
Do đó, bà Thơ cho rằng, để Việt Nam trở thành một nước hùng cường theo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, triển khai thành công mục tiêu kinh tế số và chuyển đổi số, cần có chiến lược, chính sách mạnh mẽ trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài trở về nước công tác và cống hiến.
Một tiết lên truyền hình, mất ba ngày soạn bài giảng Sở GD-ĐT TP.HCM đã phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM tổ chức dạy học qua truyền hình cho học sinh một số khối lớp. Và để có tiết dạy 25 - 35 phút lên sóng thành công, thầy cô phải dày công đầu tư. Cô Đỗ Ngọc Anh Thư, dạy lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (quận 1, TP.HCM), dạy...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đối thủ của Honda CR-V, Mazda CX-5 giảm giá hơn 100 triệu đồng tại Việt Nam
Ôtô
09:33:51 19/05/2025
Xuất hiện tựa game nhập vai mới khiến người chơi choáng váng, có 100 kết thúc, nội dung viết đủ 60 cuốn tiểu thuyết
Mọt game
09:32:57 19/05/2025
Giá iPhone 13, iPhone 13 Pro Max mới nhất rẻ chưa từng có, giảm kịch sàn dù xịn chẳng kém iPhone 16
Đồ 2-tek
09:24:57 19/05/2025
One UI 7 có siêu năng lực mà Google có thể sao chép
Thế giới số
09:21:32 19/05/2025
Chủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuế
Tin nổi bật
09:21:22 19/05/2025
"Ông hoàng Kpop" G-Dragon chuẩn bị cưới?
Sao châu á
09:21:09 19/05/2025
Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine
Thế giới
09:19:28 19/05/2025
Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục
Sức khỏe
09:18:22 19/05/2025
Sao nam Vbiz kết hôn sinh con nhưng vẫn bị đặt câu hỏi về giới tính, vợ lên truyền hình khui chuyện không ngờ
Sao việt
09:18:12 19/05/2025
Ngôi sao điện ảnh - Chủ đề gây tranh cãi ở Hollywood
Hậu trường phim
09:10:44 19/05/2025