Room tín dụng nới thêm sẽ chảy về đâu?
Hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm sẽ ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, giải quyết bài toán hỗ trợ khách hàng cá nhân khởi nghiệp, kinh doanh hiệu quả…
Khách hàng giao dịch tại Phòng giao dịch VietinBank Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Đây là thông tin bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) khẳng định với phóng viên TTXVN liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng.
Theo Tổng Giám đốc Sacombank, ngân hàng này vừa được cấp thêm room tín dụng là 4%, nâng tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên 11%. Như vậy, từ nay đến cuối năm, Sacombank sẽ còn khoảng 15.000 tỷ đồng để cung ứng ra nền kinh tế.
Bà Diễm nhấn mạnh room tín dụng được cấp thêm sẽ hướng vào các lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Video đang HOT
Còn với bất động sản, việc cho vay sẽ tiếp tục hạn chế hoặc nếu có chỉ là thực hiện những hợp đồng đã cam kết cấp tín dụng từ trước.
Thêm nữa, bà Diễm nhận định một số ngân hàng hiện rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản, khan vốn nên phải cân đối tốt được dòng vốn mới có thể cho vay ra chứ không thể cho vay ào ào. Tại Sacombank, tuy thanh khoản dồi dào nhưng tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng sẽ được kiểm soát chặt và chia ra cho 4 tháng cuối năm để đảm bảo tăng trưởng theo đúng mục tiêu.
Trước đó, ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo báo chí cho biết đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với tổ chức tín dụng có đề nghị và gửi thông báo cho các đơn vị này. Việc điều chỉnh room tín dụng dựa trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức tín dụng nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục điều hành với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Dù thông báo của Ngân hàng Nhà nước không đưa ra danh sách cụ thể các ngân hàng thương mại được nới room lần này, cũng như hạn mức nới cụ thể với mỗi ngân hàng, tuy nhiên, một số cái tên triển vọng được nới room lần này, ngoài Sacombank, còn có: Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank),
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)… Hạn mức tăng trưởng tín dụng bổ sung cho các ngân hàng dao động từ 0,7-4%.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 26/8, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021, trong khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay ở mức 14%. Đây là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua. Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, trong khi tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.
Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025" (Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng).
Khách hàng giao dịch tại Phòng giao dịch VietinBank Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, mục đích của Kế hoạch hành động nhằm triển khai chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đến các đơn vị thuộc ngành ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 được quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025" (Quyết định số 689/QĐ-TTg) và các nội dung tại Đề án.
Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng tập trung vào hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bên cạnh đó là các giải pháp hỗ trợ về điều hành chính sách tiền tệ; tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngành ngân hàng; nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường công tác truyền thông.
Về giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đã đề ra các nội dung cụ thể về nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh, tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng; hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển mô hình ngân hàng số, triển khai có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển mạng lưới các tổ chức tín dụng; nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng...
Đặc biệt, Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đã quy định cụ thể về xử lý nợ xấu, bao gồm các nội dung xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các chức tín dụng.
Xử lý nợ xấu - Bài 2: Ngân hàng 'cầm đằng chuôi' nhưng vẫn gặp khó Thời gian qua, hàng loạt khối tài sản đảm bảo trị giá từ vài chục đến cả nghìn tỷ đồng được các ngân hàng rốt ráo rao bán để thu hồi nợ xấu. Dù ở thế "cầm đằng chuôi" nhưng việc thu hồi các khoản nợ này không hề dễ dàng. Nhiều tài sản thậm chí phải rao bán đến hàng chục lần,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vườn Quốc gia Tràm Chim chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột

Công an tạm giữ xe đạp điện để điều tra sau khi làm việc với mẹ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Hủy quyết định không khởi tố, vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long sẽ được lật lại ra sao?

Toàn cảnh vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm
Có thể bạn quan tâm

Google rót thêm 12 triệu USD để hỗ trợ thúc đẩy AI tại khu vực APAC
Thế giới số
12:04:54 06/05/2025
Diệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổi
Sao việt
11:54:20 06/05/2025
Tử vi ngày mới 6/5: Top 3 con giáp được Thần Tài ưu ái, cơ hội phát tài trong tầm tay
Trắc nghiệm
11:50:49 06/05/2025
Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ
Du lịch
11:44:21 06/05/2025
iPhone 17 Air siêu mỏng sắp trình làng?
Đồ 2-tek
11:38:14 06/05/2025
Bắt tạm giam tài xế lái xe chở rác làm 4 người tử vong ở Long An
Pháp luật
11:34:30 06/05/2025
Met Gala 2025: Miley Cyrus tạo biểu cảm 'hờ hững', 'chủ xị' bừng sáng vì sang
Sao âu mỹ
11:31:56 06/05/2025
Giải pháp ăn uống giúp đẹp da trong mùa hè
Làm đẹp
11:27:34 06/05/2025
Dương Địch sao nam xấu nhất Cbiz, Gen nhan sắc bị em ruột 'giật' sạch là ai?
Sao châu á
11:14:58 06/05/2025
Bí quyết chọn trang phục chơi pickleball vừa đa chức năng vừa sành điệu
Thời trang
11:04:08 06/05/2025