Rừng bần chua, “bức tường” ngăn mặn, chắn sóng vững chắc vùng cửa sông
Trước những tác động tiêu cực của thiên tai cùng hiện tượng xâm nhập mặn tại vùng Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, cánh rừng bần chua hàng chục ha được hình thành, góp phần bảo vệ vững chắc các công trình thủy lợi, hạn chế xâm nhập mặn trước tác động của sóng và triều cường.
Vùng Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong là vùng đảo nhỏ, được bao bọc bởi 2 nhánh sông Hiếu và sông Thạch Hãn. Hơn một thập kỷ trước, vùng đất này tồn tại những bãi sình lầy ngập mặn, sự khắc nghiệt của thiên tai, triều cường và xâm nhập mặn
Cứ sau những lần mưa lớn, nước từ 2 nhánh sông này đổ về kết hợp với triều cường, sóng biển dâng cao khiến xóm làng ngập trong nước. Tình trạng nhiễm mặn xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của người dân. Sau mỗi lần lũ lụt, chính quyền phải huy động nhân công để đắp đê làm đường, ngăn mặn.
Rừng bần chua phát triển xanh tốt, tạo thành vành đai chắn sóng, bảo vệ hệ thống thủy lợi
Trước thực trạng trên, vào năm 2009, được sự hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cấp và bảo vệ đê điều của Trung ương với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng, rừng ngập mặn bằng cây bần chua được trồng dọc theo tuyến đê sông của xã đã tạo thành “bức tường” chắn sóng, ngăn mặn.
Từ khi rừng ngập mặn được hình thành, tuyến đê biển dài hơn 5 km được bao bọc bởi hơn 40 ha rừng bần. Rừng bần trở thành vành đai bảo vệ vững chắc trước mọi nguy cơ vỡ đê, hạn chế xâm nhập mặn trước tác động của sóng và triều cường. Bên cạnh đó, góp phần bảo vệ công trình thủy lợi, ruộng đồng, cải thiện môi trường sinh thái, tăng tính đa dạng sinh học.
Cây bần chua còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn, ngăn sóng biển và triều cường
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thành, người dân thôn Bắc Phước, xã Triệu Phước, cho biết: Trước đây, về mùa mưa bão rất sợ đê điều hư hỏng, thậm chí vỡ đê. Nhưng từ khi có rừng cây này đã phát huy lợi ích, đê điều được bảo đảm, đỡ xói mòn, chống vỡ đê. Ngoài ra, rừng cây còn phát huy tác dụng trong việc ngăn sóng, ngăn mặn.
Với nhiều dự án trồng rừng được triển khai, cho đến nay diện tích rừng ngập mặn đã thực sự phát huy hiệu quả tại một số địa phương ven biển trong việc chắn sóng, ngăn mặn, bảo vệ hệ thống đê điều và môi trường sinh thái được cải thiện.
Hệ thống rễ cây bám sâu dưới đất. Rừng bần còn góp phần tạo nên sự đa dạng sinh thái
Phát triển thêm diện tích rừng ngập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thời gian gần đây, dự án Phục hồi và Phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn liền với sinh kế bền vững tại khu vực hạ lưu sông Bến Hải và sông Thạch Hãn nhằm ứng phó với BĐKH (thực hiện 2015-2020) và dự án Xây dựng mô hình rừng ngập mặn tỉnh Quảng Trị được triển khai thực hiện tại xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong (thực hiện tháng 3/2017) với tổng quy mô các dự án lên đến gần 65 ha, do Chi cục biển, hải đảo và Khí tượng thủy văn Quảng Trị làm chủ đầu tư.
Những năm gần đây, cây bần chua được trồng dọc các tuyến đê biển
Việc trồng thành công diện tích rừng ngập mặn nếu đảm bảo tỷ lệ sống của rừng trên 85% sẽ tạo vành đai rừng ngập mặn bảo vệ đê sông, ổn định bãi, giảm thiểu thiên tai, sạt lở, xâm nhập mặn, tạo hệ sinh thái tự nhiên cho cộng đồng dân cư tại địa phương.
Ông Lê Đa Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị, khẳng định: Những vùng đất có ảnh hưởng thủy triều, điều kiện độ mặn và tính chất đất thì loại cây này rất phù hợp. Cây tạo nên vành đai chắn sóng, chống chịu trước thiên tai, khắc nghiệt, chống biến đổi khí hậu.
Đăng Đức
Theo Dantri
Bỏ 150ha rừng ngập mặn để phát triển khu công ngiệp - dịch vụ
Để kết hợp tạo mặt bằng để phát triển công nghiệp - dịch vụ trong dự án Nâng bãi ổn định đê biển số 8 từ K26 700 đến K31 700 huyện Thái Thụy. UBND tỉnh Thái Bình đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường lấn 320ha biển, trong đó sẽ phá bỏ 150ha rừng ngập mặn ở huyện Thái Thụy.
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) về dự án: Nâng bãi ổn định đê biển số 8 từ K26 700 đến K31 700 huyện Thái Thụy, để kết hợp tạo mặt bằng để phát triển công nghiệp - dịch vụ. Dự án này sẽ lấn 320ha biển lấy mặt bằng làm công nghiệp, trong đó sẽ phá bỏ 150ha rừng ngập mặn thuộc 2 xã Thụy Hải và Thụy Xuân, huyện Thái Thụy. Việc phá bỏ 150ha rừng này tỉnh Thái Bình cũng đã phê duyệt kế hoạch sẽ trồng thay thế ở phía ngoài đê mới.
150ha rừng ngập mặn thuộc 2 xã Thuỵ Xuân và Thuỵ Hải có thể nhường chỗ cho dự án công nghiệp - dịch vụ
Dự án này tỉnh Thái Bình giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển NN&PTNT tỉnh Thái Bình làm chủ đầu tư.
Dư luận cũng đặt ra câu hỏi về việc trong báo cáo ĐTM trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường của UBND tỉnh Thái Bình có nhiều số liệu khá "chênh lệch" so với thực tế tại 2 xã Thụy Xuân và Thụy Hải. Trong đó phải kể đến số hộ dân bị ảnh hưởng thực tế là 354 hộ nhưng theo báo cáo ĐTM thì chỉ có 80 hộ. Báo cáo ĐTM được Trung tâm quan trắc, phân tích Tài nguyên và Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình lập
Theo người dân 2 xã Thụy Xuân và Thụy Hải, huyện Thái Thụy, khu vực 150ha rừng sẽ bị phá bỏ để tạo mặt bằng để phát triển công nghiệp - dịch vụ chủ yếu là sú vẹt, tuổi đời của khu rừng ngập mặn này khoảng trên dưới 30 năm tuổi.
Khu rừng ngập mặn chủ yếu là sú vẹt có tuổi đời trên dưới 30 năm
Người dân 2 xã này cũng cho biết chỉ nghe "mang máng" thông tin sẽ có dự án về và sẽ phá bỏ 150ha rừng ngập mặn 30 năm tuổi và sẽ trồng thay thế ở tuyến đê mới, nhưng không nắm chắc được thông tin chính xác.
Anh Quang một người dân ở thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải cho biết: "Tôi cũng chỉ nghe người ta bàn tán là sẽ phá tổng 150ha rừng của Thụy Hải và Thụy Xuân để làm khu công nghiệp - dịch vụ gì đấy? Nhưng nếu đúng thật thì hơi tiếc, cánh rừng này có từ năm 1986 đến nay, là nơi chắn sóng, chắn bão. Nhưng nếu tỉnh có chủ trương phát triển thì chắc cũng đã bàn luận kỹ và có hướng phát triển kinh tế tích cực mới làm".
Trao đổi về vấn đề trên ông Bùi Ngọc Hiện, Chủ tịch UBND xã Thụy Xuân cho biết: "Riêng xã Thụy Xuân có tất cả 57 hộ nuôi trồng thủy hải sản, nếu bị thu hồi để làm dự án thì chắc chắn 57 hộ dân này sẽ bị ảnh hưởng. Người dân trong xã sau khi nghe về phát triển dự án này thì sẽ phá bỏ 150ha rừng và trồng thay thế ở tuyến đê mới thì không đồng tình lắm. Toàn bộ số rừng bị phá ở khu vực xã Thụy Xuân không hề có rừng nguyên sinh".
Còn theo ông Nguyễn Dương Luân, Chủ tịch UBND xã Thụy Hải: "Xã Thụy Hải là một xã duy nhất ở huyện Thái Thụy không làm nông nghiệp, tất cả người dân ở đây đều dựa vào biển như nuôi trồng, chế biến thủy hải sản... Nếu dự án này được phê duyệt thì sẽ có 297 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng".
Ông Nguyễn Dương Luân, chủ tịch UBND xã Thụy Hải cho biết nếu dự án thông qua thì xã sẽ có 297 hộ dân bị ảnh hưởng
Khi được hỏi về việc nếu dự án Nâng bãi ổn định đê biển số 8 từ K26 700 đến K31 700 huyện Thái Thụy, để kết hợp tạo mặt bằng để phát triển công nghiệp - dịch vụ được phê duyệt, việc người dân xã Thụy Hải chỉ dựa vào biển để sinh sống thì việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của người dân? Ông Luân cho biết: "Tôi đã tham dự rất nhiều cuộc họp, các cơ quan chức năng cũng rất quan tâm đến vấn đề an sinh cho người dân khi dự án vào. Theo tôi được biết thì phía UBND tỉnh đã giao cho UBND huyện việc lập đề án dân sinh, sau đấy sẽ trình lên HĐND tỉnh".
Đức Văn
Theo Dantri
Rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm ở Huế Rú Chá thuộc thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà của cả nước. Rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở khu vực phá Tam Giang, thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế), do vậy được bao quanh bởi một vùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
64 giây gây sốc của Song Hye Kyo ở Baeksang 2025: Đẹp và trẻ đến khó tin!
Sao châu á
21:41:09 05/05/2025