Rưng rưng lệ đưa con đi học giữa BV Nhi
Những người đi chăm con chữa bệnh cũng cảm thấy ấm lòng hơn vì họ không đơn độc trước những cơn sóng gió của cuộc đời.
Nhìn những đứa trẻ hồn nhiên đang tiều tụy từng ngày bởi cơn đau bệnh tật hành hạ, chẳng có ông bố, bà mẹ nào không khỏi xót xa. Mong con mình mau lành bệnh để trở về sum họp là nỗi khát khao cháy bỏng của những phụ huynh khi đưa con đến điều trị ở BV Nhi TW.
Thấu hiểu điều đó, lớp học đặc biệt mang tên “Hy vọng” hình thành trong khuôn viên Bệnh viện Nhi TW như một sự tiếp sức cho các em trên con đường “diệt” bệnh để về nhà. Những buổi học tại lớp Hy vọng, các em sẽ được học toán, tiếng Việt, tiếng Anh và những trò chơi tập thể. Có thể nói, tự thân lớp học đã mang đầy đủ ý nghĩa nhân văn cao cả và như một liều thuốc tinh thần giúp các em tự tin chữa bệnh.
Anh Trần Quốc Huy (Lục Ngạn, Bắc Giang) đưa con là Trần Ninh Chi xuống Hà Nội chữa bệnh được một thời gian khá dài. Những ngày chăm con tại BV, chân tay anh bứt rứt, rất mệt mỏi, nhiều lúc ngồi thở dài chán nản. Nhưng từ khi biết tin có lớp học đặc biệt dành cho các em nhỏ đang chữa bệnh ở đây, anh Huy rất vui mừng, “đưa cháu đến lớp học mà lòng tôi cũng nhẹ nhàng hơn, nhìn các cháu cười đùa với các bạn, tôi cảm thấy bớt tủi thân vì được sự quan tâm của xã hội”.
Anh Huy cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn khi thấy con gái Ninh Chi vui đùa cùng các bạn đồng cảnh ngộ.
Là gia đình thuần nông nên vợ chồng anh Huy cũng rất vất vả, kinh tế eo hẹp. Những ngày nông nhàn, 2 vợ chồng lại làm đủ nghề từ xe ôm, buôn đồng nát cho tới phụ hồ… cốt để kiếm tiền chữa bệnh cho con.
Anh Huy xúc động: “Từ hôm biết có lớp học Hy vọng, cháu nó nhảy chân sáo, bảo tôi gọi điện về khoe mẹ, khoe dì được đi học. Cháu còn nói với tôi, “Các bạn sẽ không thể tưởng tượng được con lại được đi học, mà lớp học lại trong bệnh viện nữa chứ”, tôi thấy cái lớp học này tốt quá chú à”.
Video đang HOT
Nhận thấy được ý nghĩa thiết thực mà lớp học Hy vọng mang lại, nhiều em nhỏ vô cùng háo hức khi nằng nặc bắt bố, mẹ dẫn tới lớp khi vừa tiêm thuốc xong. Hiểu được nỗi nhớ trường lớp, thầy cô, bạn bè, các bậc phụ huynh đã dìu con mình đến lớp học này để con tìm lại cảm giác đến trường. Những người đi chăm con chữa bệnh cũng cảm thấy ấm lòng hơn vì họ không đơn độc trước những cơn sóng gió của cuộc đời.
Một tình nguyện viên của lớp học đeo khăn quàng cho em bé.
Chị Nguyễn Thị Thủy ở huyện Thanh Chương, Nghệ An đưa con gái Hoàng Thị Xuân ra điều trị bệnh thận. Năm nay, chị Thủy 40 tuổi, có lẽ nỗi khó khăn trong cuộc mưu sinh đã in vẻ khắc khổ lên dáng người tiều tụy và đôi mắt buồn. Chỉ nặng 37 kg nhưng chị là người đồng hành cùng với bé Xuân ra Hà Nội chữa bệnh suốt 2 năm qua. Cứ mỗi tháng 1 lần đưa con ra chữa bệnh, chị lo toan mọi thứ từ thuốc men tới ăn uống. Nếu cứ như thế này, chị có thể sẽ bị suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đứng ở ngoài nhìn vào lớp học, chị rớm nước mắt hạnh phúc khi nhìn con gái mình được trò chuyện với các bạn đồng cảnh ngộ. Nói về ý nghĩa của lớp Hy vọng, chị Thủy bày tỏ lòng cảm ơn: Lớp học rất có ý nghĩa, giúp các cháu thoải mái tinh thần vì các cháu hàng ngày phải điều trị, không có thời gian được vui chơi cùng bạn bè. Lớp học cũng là nơi để bố mẹ các cháu thêm phấn chấn khi đến Bệnh viện Nhi.
Còn rất nhiều những mảnh đời éo le trong Bệnh viện Nhi TW, giữa dòng đời hối hả, chúng ta vẫn nhận ra rằng ở đâu đó quanh ta vẫn có những nơi để hy vọng và nâng đỡ tinh thần luôn lạc quan, yêu đời.
Theo GDVN
Giáo viên môn phụ chạnh lòng ngày 20-11
Ngày nhà giáo Việt Nam, trong khi các thầy cô khác tíu tít dọn dẹp nhà cửa, mua ít trái cây, bánh kẹo để học trò tới chơi thì thầy P. giáo viên công nghệ trường cấp 3 Y. sắp xếp hành lý chuẩn bị về quê.
Năm nào cũng vậy, nếu mít tinh chào mừng ngày 20-11 xong sớm, buổi trưa thế nào cũng thấy thầy đã ở nhà. Thầy giáo trẻ, lại độc thân, từ Thái Bình ra thành phố dạy học, thầy P. ở trọ. Bạn bè nói thầy may mắn khi vừa ra trường đã được nhận ngay trong một trường chuyên của tỉnh. Học sinh ngoan giỏi, tha hồ nhàn. Thế nhưng, có ai biết hết nỗi buồn của giáo viên một môn bị học sinh coi chỉ là "môn phụ".
Học sinh coi thường môn phụ
Cấp 1, cấp 2 học sinh sợ điểm kém các môn sẽ không được xếp loại học sinh giỏi, cha mẹ la mắng nên môn nào cũng học rất chăm, hăng hái phát biểu. Nhưng sang cấp 3, học trò chỉ chú trọng các môn thi Đại học, thi tốt nghiệp, các môn như công nghệ, giáo dục công dân, thể dục bị các em cho "ra rìa".
Thầy P. than thở cùng đồng nghiệp: "Giờ học vẽ kĩ thuật nhưng mấy em học sinh lớp chuyên văn ngang nhiên mang vở ra soạn văn trên lớp. Mình nhắc nhiều, cũng ngại."
Học môn khác trong giờ, nói chuyện như pháo rang, bài kiểm tra thì làm chống đối, theo các em học sinh cấp 3 chuẩn bị ra trường, đó chỉ là mấy môn điều kiện. Học cho có chứ không để làm gì (!?).
Kết thúc học kỳ, các giáo viên bộ môn lại bị sức ép từ các cô chủ nhiệm đến xin xỏ. "Thôi thì cuối cấp, thầy/cô chiếu cố cho các em có học bạ đẹp...". Cho điểm khá, nhận xét tốt, dù thực lòng không muốn, các giáo viên (đặc biệt giáo viên trẻ mới ra trường) dạy công nghệ, thể dục, hay công dân chỉ còn nước than thở, chán ngán cùng nhau.
Hạnh phúc nhất của người thầy, là nhận được tình cảm tri ân của học trò, không phải thứ tình cảm vật chất giả dối.
Ngày 20-11 không dành cho mình
Ngày nhà giáo VN, thầy P. dạy công nghệ trường THPT chuyên Y. chuẩn bị hành lý về quê. Cô N. giáo viên dạy Giáo dục công dân trường X. cũng đăng kí đi du lịch cùng bạn bè. Các thầy cô chẳng ai nói ra, nhưng trong lòng ai cũng chạnh buồn. Dịp 20-11, nhà ai cũng rộn ràng hoa, tiếng học trò đến chúc mừng, còn các thầy cô đành đi tìm hạnh phúc ở nơi khác.
Tâm lý chung, các thầy cô nhận thấy rằng, đến các giờ học chính mình đã miệt mài soạn giáo án, làm đồ dùng học tập học trò còn ngó lơ, thì 20-11 đâu phải là ngày các em nhớ đến những "thầy cô môn phụ".
Cô T. giáo viên dạy Thể dục ở một trường Hà Tây (cũ) cho hay mình đi làm giáo viên không phải mong dịp này, dịp khác để học trò cảm ơn, nhưng ngày 20-11, thực lòng, nhận được một bó hoa của một em học sinh, tôi cũng thấy xúc động nghẹn ngào.
Từng làm trong BCH chi Đoàn các năm Phổ thông, Hồng Liên (sinh viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn) cũng thừa nhận một thực tế khi các bạn đi mua quà cho các thầy cô 20-11, cũng có hiện tượng "phân biệt" với quà. Thầy cô môn chính, môn phụ quà khác nhau về giá trị, và nếu kinh phí có quá eo hẹp, chẳng bao giờ thầy thể dục, công nghệ, công dân có hoa hay chỉ một bưu thiếp để cảm ơn.
Tình cảm thầy trò không thể đong đếm qua món quà mà học trò gửi tặng thầy cô. Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 chỉ có một ngày, nhưng đạo lý thầy trò là nghĩa một đời. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Thế nhưng, buồn thay, khi hôm nay, đạo lý ấy đang có cả sự phân biệt "chính", "phụ" và ý nghĩa của một ngày 20-11 vẫn còn trong nhưng gói quà vô hồn, chứa đựng sự cảm ơn giả dối.
Theo GDVN
Bỏ chấm điểm: Vừa làm vừa chờ Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét. Lý giải cho chủ trương này, Bộ GD-ĐT cho rằng thể dục, mỹ thuật và âm nhạc là các môn học nhằm rèn luyện thể chất, năng lực...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm
Sức khỏe
07:51:43 22/05/2025
Lương Thu Trang: Dịu dàng màu nắng là cơ hội để vượt cái bóng của An Nhiên
Hậu trường phim
07:42:56 22/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau
Phim việt
07:40:20 22/05/2025
Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Tin nổi bật
07:35:49 22/05/2025
Nhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồ
Sao việt
07:32:01 22/05/2025
Đoàn Di Băng bể kèo bán 4000 son với Thùy Tiên, hẹn việc sốc trước khi đeo lắc?
Netizen
07:31:38 22/05/2025
Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine
Thế giới
07:29:42 22/05/2025
Làm 4 món ăn cho bữa sáng nhanh mà ngon từ các nguyên liệu giàu protein để tăng cường hệ miễn dịch
Ẩm thực
07:24:31 22/05/2025
Nam thần Sở Kiều "quay xe", năn nỉ con gái vua sòng bạc, sợ mất cả chì lẫn chài?
Sao châu á
07:14:39 22/05/2025
Né Covid-19 ở Thái Lan, Chu Thanh Huyền cổ vũ Quang Hải từ xa vẫn sang chảnh hết nấc, nhà đẹp, món ngon phát mê!
Sao thể thao
06:59:24 22/05/2025