Sách CNGD xóa độc quyền, cớ sao không ủng hộ?
Lâu nay, dư luận đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ, xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa … Ấy nhưng, khi có người dày công nghiên cứu để tạo sự thay đổi, thì lập tức bị “ném đá”!
Giữa tranh cãi ồn ào về sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (CNGD) của GS. Hồ Ngọc Đại, tôi mạnh dạn hỏi ông rằng, dư luận đang đồn ông muốn duy trì CNGD để hưởng lợi từ bản quyền bán sách giáo khoa (SGK)? “Cha đẻ” của công trình này cười lớn: Bản quyền SGK CNGD tôi đã tặng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) từ hơn 10 năm trước rồi!
GS Hồ Ngọc Đại và những cuốn sách do ông nghiên cứu, biên soạn.
Theo GS. Đại, sau khi đi khảo sát nhiều tỉnh về tình hình học sinh học xong mà vẫn không biết đọc biết viết, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận (khi đó) đã nói với ông về việc muốn triển khai rộng CNGD nhằm khắc phục tình trạng trên, nhưng vẫn còn băn khoăn . GS. Hồ Ngọc Đại bèn hỏi: “Ý anh băn khoăn về việc không có tiền trả bản quyền đúng không? Tôi “cho không” Bộ đấy”. Để vị Bộ trưởng yên tâm, GS. Hồ Ngọc Đại đã viết giấy tặng.
Ông cười sảng khoái: “Tặng Bộ để cho trẻ con ý mà. Cho đến nay tôi chưa bao giờ hối tiếc về việc đó”. Vị giáo sư nổi tiếng còn cho biết, từ khi có bản quyền SGK CNGD, duy nhất chỉ một lần ông được trả 5.000 đồng (năm nghìn đồng), từ cách đây rất nhiều năm.
Mới thế thôi đã thấy, đang có nhiều thông tin không đúng, cố tình nhằm vào nhà khoa học đã ở tuổi 82 này. Nhưng, là người “có ý thức về xây dựng một nền giáo dục và sứ mệnh của tôi là tạo ra nền giáo dục chưa hề có trong lịch sử”, GS. Hồ Ngọc Đại tuyên bố “không chấp những người không biết gì mà chỉ trích”.Tôi tiếp tục hỏi ông về bài tập đăng hình ảnh con dơi, nhưng lại chú thích là “con rơi”, hay bài toán dành cho trẻ kiểu “bàn tay có 5 ngón, chặt một ngón hỏi còn mấy ngón”, có phải là của SGK CNGD như nhiều người đang lan truyền trên mạng xã hội hay không? GS. Hồ Ngọc Đại không giấu được bức xúc: “Sách của CNGD không thể có những thứ sai sót và nhảm nhí như vậy!”.
Quả thật, thấy nhiều ý kiến đúng là kiểu “dốt nhưng tỏ ra nguy hiểm”. Họ phê phán ông không hiểu tâm lý của trẻ, mà không biết rằng, ông chính là tiến sĩ tâm lý học đầu tiên của Việt Nam – tâm lý học khoa học trẻ em. Buồn cười nữa là nhiều người nhầm lẫn giữa công trình cải tiến tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền với CNGD.
Có người hoàn toàn không hiểu gì về sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD, vẫn phê phán “như đúng rồi”, như có bài báo viết “cách đánh vần theo chữ ô vuông bắt học sinh tiểu học, người dạy và cả phụ huynh phải đối mặt với những khái niệm ngữ âm học, âm vị học tiếng Việt xa lạ và khó hiểu”. Ở đây, hoặc là người viết không nắm đươc ban chât vân đê, hoặc cô tinh hiêu sai. Bởi theo GS. Hồ Ngọc Đại, phương pháp sử dụng ô vuông này giúp trẻ khi bắt đầu đi học hiểu về “tiếng” trước khi nhận mặt chữ, do tiếng hay âm thanh phát ra là thứ có trước, chữ viết chỉ là các ký hiệu được quy ước mà thôi. Những buổi học sau, các cháu vẫn học theo bảng chữ Quốc ngữ. Khi trẻ bắt đầu đến trường, việc sử dụng hình khối thay cho chữ viết sẽ giúp trẻ dễ dàng làm quen và dễ nhớ âm của từ chứ không phải là nghĩa. Những bài học sau, trẻ sẽ được học về từ, về nghĩa, về chữ viết, trên cơ sở đã nắm vững khái niệm về âm thanh.
Bà Nguyễn Thị Bích Hiền – nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên) – một trong các trường dạy theo CNGD, cho biết: So với phương pháp cũ, học sinh học CNGD nhanh biết đọc hơn, nắm chắc luật chính tả và viết đúng. Học xong lớp 1 lên lớp 2 học sinh học rất nhàn, vì vốn tiếng Việt đã chắc do đã nắm rõ nguyên âm, phụ âm, vần, tiếng và luật chính tả khi viết.
Nhiều người xin GS Hồ Ngọc Đại ký tặng sách.
Không ít người đặt câu hỏi vì sao CNGD áp dụng 40 năm vẫn không được đánh giá, trong khi chính Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ đã cho biết, từ kết quả thí điểm sách CNGD, 10 năm trước, Bộ đã đồng ý cho các địa phương có nhu cầu được áp dụng dạy học. Cuối năm 2016, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã nghiên cứu, đánh giá là có hiệu quả. Mới đây, Hội đồng quốc gia của Bộ GDĐT thẩm định tài liệu Tiếng việt CNGD cũng khẳng định tài liệu đảm bảo mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng và có thể “là một phương án lựa chọn cho học sinh và giáo viên trong tương lai”, đồng thời, kiến nghị Bộ GDĐT cho phép tài liệu trên tiếp tục được thực nghiệm.
Lâu nay, công chúng vẫn phàn nàn về nền giáo dục Việt Nam quá “nát”, rồi độc quyền SGK, đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ. Có biết bao nhiêu từ ngữ nặng nề dành cho người đứng đầu ngành giáo dục. Ấy nhưng, khi có người dày công nghiên cứu để tạo sự thay đổi, thì lập tức bị “ném đá”, thậm chí vu cho đủ mọi chuyện!Về thực tế, sau 40 năm triển khai, đã có hàng vạn học sinh học CNGD, trong đó nhiều người đã thành đạt như GS. Ngô Bảo Châu, PGS. Nguyễn Lân Hiếu… Theo GS. Hồ Ngọc Đại, trong tổng số hơn 1 triệu trẻ học lớp 1 hiện có tới hơn 800.000 em đang theo học CNGD ở 50/63 tỉnh, thành.
Lẽ ra mọi người cần hiểu rằng, thêm một chương trình dạy học như CNGD, nền giáo dục Việt Nam sẽ càng đa dạng, phong phú hơn, các vị phụ huynh có thêm một lựa chọn cho con em mình và đương nhiên, các nhà khoa học ấy không ngu như nhiều người “lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử”.
Do đó, cần kêu gọi các nhà khoa học tiếp tục có nhiều công trình nghiên cứu để có các chương trình dạy học mới, thay vì tấn công người khác với những lời lẽ vô văn hóa để trở thành “kỳ đà cản mũi”. Bởi việc tồn tại cùng lúc nhiều chương trình dạy học sẽ không chỉ giúp cho giáo dục phát triển, mà còn “khắc chế” được lợi ích nhóm do độc quyền.
Xóa độc quyền giáo dục, độc quyền tri thức chỉ mang lại sự tiến bộ cho xã hội, cớ sao lại không ủng hộ?
Theo Dân Việt
PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói ông quyết "lôi ra ánh sáng" lợi ích nhóm muốn xóa sổ Công nghệ Giáo dục và trường Thực nghiệm, cũng như để độc quyền sách giáo khoa.
GS Hồ Ngọc Đại nói về Công nghệ Giáo dục và đánh vần 'tròn, vuông' GS Hồ Ngọc Đại giải thích việc phân biệt rõ âm và vần trong dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1. Ông cũng khẳng định chương trình Công nghệ Giáo dục sẽ thay thế cách dạy cũ.
Cùng với GS Ngô Bảo Châu, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là học sinh khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm, Hà Nội.
Ông Hiếu cho rằng có lợi ích nhóm đằng sau vụ tranh luận trên mạng xã hội với những lời lẽ phản cảm chỉ trích chương trình Công nghệ Giáo dục những ngày qua.
Ông kiên quyết "lôi ra ánh sáng" những ý đồ đen tối nhằm vào trường Thực nghiệm và cá nhân GS Hồ Ngọc Đại để trục lợi.
Tự hào về trường thực nghiệm
- GS Hồ Ngọc Đại cho biết khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm có ông và GS Ngô Bảo Châu. Kỳ một của năm lớp 1, học sinh không học chữ mà chỉ học về ô vuông và hình tròn. Ông có thể chia sẻ thêm về sự khác biệt này?
- Có những khái niệm tôi đã quên vì thời gian trôi qua quá lâu rồi. Nói chung, cách học Tiếng Việt của trường Thực nghiệm có sự khác biệt.
PGS Nguyễn Lân Hiếu là thế hệ học trò đầu tiên của trường Thực nghiệm. Ảnh: Phượng Nguyễn.
Khi các bạn học đánh vần từng từ, chúng tôi học thơ lục bát. Chúng tôi học âm trước, đến chữ rồi mới ghép vần. Cách tiếp cận này trở nên lạ lùng với những ai học chữ bằng đánh vần.
Thơ lục bát có 6 âm ở câu trên và 8 âm ở câu dưới, với nguyên tắc âm thứ 6 của câu trên đồng với âm thứ 6 của câu dưới.
Mỗi chữ cái đều có tên gọi. Ví dụ, "c" đọc là xê (vitamin C), đó là tên của chữ cái đó. Nhưng âm phát ra khi đọc nó là "cờ". Đó chính là sự khác biệt giữa âm và chữ.
Để dễ hiểu, tôi xin lấy ví dụ: Chữ "q" và "k" tên là "quy" và "ca", khi đánh bài, ta vẫn gọi là quy cơ, ca bích... Nhưng âm của nó phát ra khi ghép vào từ thì vẫn là "cờ"...
Đó là về mặt nguyên lý khoa học, còn về thực tế, chúng tôi - những học sinh Ái Hữu Thực Nghiệm - là bằng chứng rõ ràng nhất.
- Ông và GS Ngô Bảo Châu cùng những học sinh khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm học như thế nào?
- Tôi và GS Ngô Bảo Châu học cùng từ lớp 1 đến lớp 4, nhà gần nhau nên đi học cùng bến xe bus. Chúng tôi thân nhau từ đó đến giờ. Mọi vui buồn trong cuộc đời thường chia sẻ với nhau.
Khi vào trường, khóa chúng tôi có 4 lớp, sau đó giảm còn 2 lớp A và B. Tôi vẫn nhớ hôm thi "đầu vào", cô giáo hỏi con voi hay con lợn to hơn. Tôi trả lời con lợn to hơn vì mới chỉ nhìn thấy con lợn "tăng gia" của mẹ béo phệ trong chuồng, chứ chưa biết con voi thế nào. Vậy mà vẫn đỗ.
Chúng tôi học trong hoàn cảnh rất khó khăn, phải chung với trường Kim Đồng. Lớp học rất cũ, giờ ngủ trưa, cả nam và nữ nhồi nhét vào mấy cái giường ọp ẹp ở cuối lớp. Bạn nào may mắn nhất được ngủ một mình trên... bàn.
Chúng tôi cũng dùng chung sân trường với toàn đất và cát. Học sinh lớp 1 Thực nghiệm bị "ma cũ" lớp 5 trường Kim Đồng bắt nạt. Nhưng rất nhanh sau đó, chúng tôi đã "cân bằng" được vì có tinh thần tập thể.
Ngày ấy, tiểu thuyết mê nhất của tôi là "Những ngọn cờ trên tháp" của Nga kể về nhiều cậu bé có hoàn cảnh đặc biệt, được tập trung học trong trường giáo dưỡng, suốt ngày nghịch ngợm nhưng vẫn trở thành người tử tế của xã hội.
- Công nghệ Giáo dục, trường Thực nghiệm và tư tưởng giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ảnh hưởng đến ông như thế nào?
- Triết lý đơn giản của GS Hồ Ngọc Đại là cần cho trẻ em phát triển tự nhiên theo hướng vốn có. Triết lý ấy đi cùng tôi theo năm tháng.
Tôi luôn làm những điều mình cho là đúng và không "thỏa hiệp" hay "tặc lưỡi" với những cái mình không chấp nhận được. Các bạn tôi cũng vậy nên nhược điểm lớn nhất của chúng tôi là hay tranh luận và rất cứng đầu. Ở lĩnh vực theo đuổi, chúng tôi thường quyết đi đến tận cùng.
Nếu lấy tiêu chuẩn thành công của xã hội về tiền bạc, địa vị, chúng tôi không nổi bật, nhưng đều rất mạnh trong chuyên môn và là những người tử tế.
Tôi tự hào về mái trường của mình và tự hào vì có những người bạn tri kỷ. Các bạn tôi là bằng chứng rõ ràng nhất cho một phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm.
Các bạn thật tuyệt vời, khi "cơn bão" tấn công đột ngột đến, chưa một phút nào họ bị lung lay niềm tin vào lẽ phải luôn tồn tại. Hình ảnh của trường trong tôi là những gương mặt thân quen của thầy, cô và bạn bè như một đại gia đình ấm áp.
PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là Phó giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội từ năm 2017. Ảnh: NVCC.
Điều tốt lành trong cơn bão
- Từ phụ huynh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm xin học cho con đến cộng đồng mạng, dư luận xôn xao về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, ông có suy nghĩ gì?
- Có nhóm lợi ích đứng sau việc này. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt để xã hội tìm hiểu một phương pháp giáo dục đã tồn tại 40 năm, qua bao thăng trầm nhưng vẫn khẳng định được hiệu quả của nó.
Không giống các môn khoa học khác, bằng chứng trong giáo dục không đong đếm được chính xác bằng xác suất thống kê. Không phải tỷ lệ tốt nghiệp cao là khẳng định đào tạo được người có ích cho xã hội. Bằng chứng ấy cần thời gian, sự hài lòng của nhiều lứa học sinh và phụ huynh và hơn cả là cần tạo ra sáng tạo, không dập khuôn, giáo điều.
Thêm một điều tốt trong "cơn bão" này là cách tiếp cận với tranh luận văn minh đã nhen nhóm trong thế giới ảo. Tôi thực sự cảm ơn những bình luận, bài viết đầy tính khoa học ở cả 2 phía, cũng như những status nhiều cảm xúc của học sinh và cựu học sinh, phụ huynh và cựu phụ huynh trường Thực nghiệm.
Các bình luận miệt thị, chửi bới vẫn còn, nhưng đã giảm rõ rệt. Đây là tín hiệu mừng, phần nào cho thấy sự tiến bộ của xã hội.
- Khi dư luận có phản ứng trái chiều về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, cộng đồng học sinh, phụ huynh Thực nghiệm đã có hành động gì giúp họ hiểu, cũng như bảo vệ tên tuổi ngôi trường này?
- Trong status đầu tiên, tôi viết những suy nghĩ của mình, không phải với tư cách đại biểu Quốc hội. Đây là phát biểu từ tâm của một cựu học sinh Thực nghiệm khóa 1.
PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng học sinh Thực nghiệm luôn vững niềm tin vào lẽ phải luôn tồn tại . Ảnh: Phượng Nguyễn.
Còn status thứ hai, tôi muốn nhắc nhở những người có ý đồ đen tối rằng chúng tôi sẵn sàng tìm ra sự thật bằng sự đoàn kết của những người đã hiểu và yêu phương pháp giáo dục này.
Ở đó, tôi viết mình là bác sĩ, nhưng cũng là giảng viên gần 20 năm. Tôi dạy học sinh dựa trên y học bằng chứng (evidence based medicine). Tôi không khuyến khích học sinh coi những gì mình nói là chân lý, mỗi người có suy luận riêng, nhưng xin hãy tôn trọng những đóng góp với mục đích làm cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.
PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là đại biểu Quốc hội, Phó giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội từ năm 2017, chuyên gia tim mạch có nhiều cống hiến cho nền Y học Việt Nam.
Ông sinh năm 1972 trong một gia đình trí thức, là con GS Nguyễn Lân Dũng, cháu ngoại cựu Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, cháu nội nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân.
7 cột mốc lịch sử phát triển giáo dục sau 1975 của Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, năm 1981 cải cách giáo dục lần thứ ba, cả nước thống nhất học sách cải cách, duy chỉ có trường Thực nghiệm Công nghệ Giáo dục học sách của GS Hồ Ngọc Đại.
Thứ hai, năm 1986, nhận thấy có năm tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS Hồ Ngọc Đại.
Thứ ba, năm 2000, Bộ GD&ĐT thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước theo chương trình 2000. Sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.
Thứ tư, năm 2006, ngành giáo dục phát hiện nạn "ngồi nhầm lớp" diễn ra phổ biến, có học sinh sáng học lớp 6 chiều học lớp 1 để tập đọc. GS Hồ Ngọc Đại đưa sách Công nghệ Giáo dục trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: "Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số".
Thứ năm, năm 2008, Bộ GD&ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh.
Thứ sáu, năm 2013, Bộ GD&ĐT bỏ thuật ngữ "thí điểm", tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục được xem là phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn.
Thứ bảy, năm 2016 đã có 48 tỉnh tham gia.
Năm 2018, một phong trào "tấn công" phương pháp học tiếng Việt của thầy Đại với việc đánh tráo khái niệm thành sửa chữ tiếng Việt (của PGS Bùi Hiền) diễn ra rầm rộ và bài bản.
Tôi tôn trọng sự tranh luận nhưng tôi cũng quyết "lôi ra ánh sáng" nếu có những lợi ích đằng sau việc xóa sổ Công nghệ Giáo dục với ngôi trường ở "mảnh đất vàng" Liễu Giai, Hà Nội; hay phục vụ mục đích độc quyền bán sách giáo khoa ở Việt nam.
Học sinh khóa 1 trường Thực nghiệm năm 1978 về thăm GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: NVCC .
- Suốt 40 năm thăng trầm, ông có trăn trở gì cho Công nghệ Giáo dục ở Việt Nam?
- Trước đó 6 tháng, tôi đã chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT về chương trình thực nghiệm như sau: "Tại sao một đề tài 40 năm mà sao chưa có kết luận thành công hay thất bại?", "Tại sao mô hình đã thu được những thành công và được xã hội đánh giá cao nhưng lại chưa được đánh giá cao và nhân rộng?".
Tôi rất mong nhận được câu trả lời của bộ trưởng trong thời gian tới.
Giáo viên giải thích phương pháp đánh vần 'vuông, tròn, tam giác' Thầy giáo Nguyễn Thành Nam giải thích cách đánh vần theo phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại.
Những ngày qua, cư dân mạng tranh cãi nảy lửa sau khi một clip về cô giáo dạy học trò đánh vần theo phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại được đăng tải.
Theo nội dung video, cô giáo hướng dẫn học sinh đọc câu thơ: "Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ" bằng cách nhìn vào dấu chấm, ô vuông.
Nhiều người chỉ trích tác giả của sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục khá nặng nề dù chưa tìm hiểu kỹ. Một số chuyên gia giáo dục thông tin Công nghệ Giáo dục từng được áp dụng trên nhiều nước trên thế giới từ hàng trăm năm nay.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định sau 2 vòng thẩm định, hội đồng thẩm định quốc gia đã đánh giá sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Theo Zing
GS Hồ Ngọc Đại: Đánh vần bằng ô vuông, hình tròn, học sinh sẽ không tái mù chữ GS Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của Công nghệ giáo dục, tác giả cuốn sách dạy học sinh lớp 1 đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác cho biết, học sinh học chương trình của ông chỉ một năm đọc thông viết thạo, không tái mù chữ. Sẽ đọc thông viết thạo, không tái mù Trao đổi tại buổi tọa đàm về...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

FIFA 'bật đèn xanh' cho Ronaldo đá cặp Messi
Sao thể thao
20:05:11 24/05/2025
NSND Thu Hà hội ngộ 2 NSND đàn chị, sức khoẻ của Mai Phương Thuý sau khi cấp cứu
Sao việt
20:03:45 24/05/2025
Công chúa kế vị Bỉ có thể phải rời Harvard sau động thái của ông Trump
Thế giới
20:03:38 24/05/2025
Cái bĩu môi đi vào lịch sử diễn xuất của cố NSƯT Mai Châu
Hậu trường phim
20:00:36 24/05/2025
Ga T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ mái
Tin nổi bật
19:46:31 24/05/2025
Bức ảnh chụp màn hình đoạn tin nhắn Zalo giữa con gái và mẹ đang gây sốt trên Threads
Netizen
19:32:28 24/05/2025
Nhan sắc gây sốc của nữ idol nhảy đỉnh nhất gen 4 Kpop
Nhạc quốc tế
19:26:25 24/05/2025
Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng
Xe máy
18:12:23 24/05/2025
Chống nắng cực chất với mũ rộng vành
Thời trang
18:01:22 24/05/2025
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời
Sao âu mỹ
17:55:48 24/05/2025