Sách giáo khoa, chuyện dài âu lo
Sau 2 năm ứng phó Covid-19 bằng hình thức học trực tuyến, câu chuyện sách giáo khoa (SGK) lại tiếp tục gây sóng gió trong đời sống cộng đồng.
Ảnh minh họa.
Đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15: “Sách cũ giá thành dao động 50.000-100.000 đồng, còn giá bộ sách mới dao động 200.000-300.000 đồng tùy từng loại sách.
Năm nào cũng có nhiệm vụ thay sách đương nhiên sách cũ không dùng được cho năm mới, nhưng những sách biên soạn mới hoàn toàn có thể dùng lại được. Chúng tôi đã chỉ đạo các trường tăng cường mua sách đưa vào thư viện để học sinh có thể dùng lại nhiều lần”.
Trên thực tế, từ khi triển khai xã hội hóa SGK xảy ra không ít bất cập. Hiện nay, đã có 3 bộ sách chen chân vào trường học là Cánh diều, Chân trời sáng tạo hoặc Kết nối tri thức với cuộc sống, với giá cả khác nhau và áp dụng những hình thức “chiết khấu” khác nhau.
Mỗi môn học trong nhà trường sẽ chọn lựa SGK theo 1 trong 3 bộ sách ấy, nên dẫn đến hệ lụy không chỉ giá sách quá “chát” còn diễn ra tình trạng thiếu hoặc thừa từng loại sách của từng môn học. Thí dụ, SGK lớp 6 có giá cả bộ hơn 400.000 đồng, nhưng vẫn thiếu sách Địa lý và sách Lịch sử. Ở nhiều địa bàn vùng sâu vùng xa, nhà trường quyết định môn học theo bộ sách Cánh diều nhưng hiệu sách chỉ bán loại sách ấy của bộ sách Chân trời sáng tạo. Kết cục, nhiều học sinh học gần hết năm học vẫn chưa mua được SGK.
Tại diễn đàn Quốc hội đã có nhiều ý kiến khá gay gắt về SGK. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí khẳng định: “Cử tri rất bức xúc vì nhiều chương trình giáo dục không phù hợp, nhiều bộ SGK in sai, hình ảnh không chuẩn mực, có quá nhiều bộ sách được đề nghị lựa chọn gây lúng túng cho nhà trường cũng như phụ huynh”. Còn đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đặt câu hỏi: “Liệu có “vụ Việt Á” trong lựa chọn SGK hay không?”.
Hiện tại, đã có 7 nhà xuất bản (NXB) đăng ký bổ sung chức năng ấn hành SGK, nghĩa là thị trường SGK được xác nhận có giá trị của miếng bánh ngon. Quá trình xã hội hóa SGK sẽ cải thiện chất lượng dạy và học ra sao vẫn là ẩn số, ngoài lời phân bua của lãnh đạo ngành giáo dục là giá sách cao do được in giấy đẹp, khổ to.
Thu nhập bình quân người Việt Nam vẫn ở mức thấp, SGK chạy theo tiêu chí giấy đẹp, khổ to vì lợi ích cho ai? Các bậc phụ huynh không tiếc tiền bạc đầu tư cho việc học của con em, nhưng vẫn phải e ngại sự lãng phí. Trước đây, 1 bộ sách hết anh chị rồi đến em học, tiết kiệm được nhiều chi phí cho gia đình đông con. Việc đổi SGK hiện nay xảy ra tình trạng 1 bộ sách chỉ dùng được hết năm học là bỏ đi. Chưa kể, cải cách liên tục gây nhiều khó khăn hơn cho học sinh vì kiến thức hoàn toàn mới, các phụ huynh cũng sẽ phải mất nhiều thời gian tìm hiểu để hỗ trợ con trong quá trình học tập.
Với chủ trương xã hội hóa, các NXB tự bỏ tiền để mời hội đồng biên soạn, sau đó Bộ GD-ĐT thẩm định và cho phép lưu hành trong nhà trường. Con đường khá lắt léo của SGK đã hình thành thị trường không ít thị phi. Theo quy định của Luật Giá, SGK do doanh nghiệp tự xây dựng và quyết định giá bán, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, thực hiện kê khai giá với Bộ Tài chính.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu xem SGK như loại hàng hóa phổ thông, người tiêu dùng là phụ huynh và học sinh trở thành đối tượng bị ném vào mê hồn trận. Bởi lẽ, không quan chức giáo dục nào đám cam đoan không có tình trạng “lợi ích nhóm” trong việc biên soạn và phát hành SGK. Cho nên, Bộ GD-ĐT đang có nỗ lực khá mơ hồ là đề nghị các NXB kê khai giá, rà soát tiết giảm tối đa chi phí sản xuất để giảm giá sách, hỗ trợ sách cho học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội, học sinh vùng khó khăn, hỗ trợ thư viện trường học…
SGK không còn là sản phẩm độc quyền của NXB Giáo dục, nên những đơn vị làm SGK mở cuộc chạy đua để thu hút khách hàng là các cơ sở giáo dục. Cơ chế kê khai giá dẫn đến hiện tượng mức giá cao, thấp khác nhau tạo tâm lý hoang mang cho phụ huynh và học sinh, trong khi SGK lại là vật tư giáo dục thiết yếu rất cần bình ổn. Tại sao SGK không được Bộ Tài chính đưa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa, là băn khoăn của cộng đồng.
Làm sao để SGK không phải cơ hội vàng để “móc túi” phụ huynh học sinh mỗi năm học. Vì sao lại bán kèm sách tham khảo vào SGK? Trước hết, Bộ GD-ĐT cần rà soát, tinh giản SGK theo hướng thống kê danh mục SGK bắt buộc đối với từng lớp học, cấp học. Ngoài số SGK bắt buộc, số sách còn lại, học sinh có thể tham khảo, tùy vào điều kiện cụ thể chọn lựa mua hoặc không mua.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ: “Hiện nay số lượng đầu SGK cho học sinh, kể cả học sinh tiểu học quá nhiều. Trong đó, có những cuốn mang tính chất sách tham khảo. Nhưng do không có sự hướng dẫn nên nhiều bậc cha mẹ học sinh hoàn toàn không rõ sẽ phải lựa chọn đầu sách nào”. Còn đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh: “Sách tham khảo là nguồn lợi rất lớn cho NXB. Các nhà giáo dục kinh nghiệm đã chỉ ra sách tham khảo trên chỉ dùng cho thầy cô giáo để làm phong phú thêm bài giảng còn học sinh tiểu học không cần. Vì thế nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường dưới mọi hình thức”.
Nói cho cùng, SGK là công cụ truyền đạt những kiến thức cơ bản cho giai đoạn khởi đầu của công dân. SGK không thể thay đổi liên tục như kiểu thời trang. Cần có bộ sách chuẩn mực để dạy và học trong nhà trường. Khi cần thiết phải tu chỉnh, thí dụ tình hình thế giới có sự xáo trộn địa chính trị hoặc nhân loại có phát minh khoa học mới liên quan đến nội dung SGK, thì tổ chức tập huấn cho giáo viên để bổ sung vào chương trình trên bục giảng. SGK mỗi trường một kiểu, mỗi xã một kiểu, mỗi huyện một kiểu, nền tảng giáo dục sẽ rất mông lung.
Giá bán SGK là vấn đề đáng âu lo, nhưng chất lượng giáo dục còn đáng âu lo hơn. Chỉ môn Lịch sử cũng ồn ào 2 hình thức “bắt buộc” hoặc “chọn lựa”, chứng tỏ mong muốn cải tiến SGK của ngành giáo dục đang đối mặt không ít bất cập. Cần có thông tư quy định tiêu chí, quy chuẩn riêng về SGK để điều tiết những phương pháp biên soạn cụ thể và hiệu quả hơn.
Đồng thời, nếu các đơn vị tham gia xã hội hóa SGK vẫn đinh ninh sứ mệnh chấn hưng giáo dục nước nhà, thì thay vì hào hứng tổ chức “hội nghị khách hàng” khắp nơi, nên cung cấp bản sách PDF miễn phí để thuận lợi cho học sinh trong thời đại internet đã phủ sóng mọi hang cùng ngõ hẻm.
Sách giáo khoa 'khổ to, giấy tốt' làm lợi cho ai?
Nếu xã hội hóa mà khiến giá SGK tăng cao, trở thành gánh nặng cho người dân thì cần phải xem lại ở cách thức vận hành, ở vai trò điều tiết của Nhà nước, cụ thể là của Bộ GD&ĐT.
Trả lời các đại biểu Quốc hội về giá sách giáo khoa mới đắt gấp 2-3 lần sách cũ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải thích là do "khổ lớn hơn, giấy tốt hơn". Những lời "không phải thanh minh hay giải thích cho doanh nghiệp" của bộ trưởng đã không làm cho người dân hài lòng, nhất là những người đang phải thắt lưng buộc bụng cho con đi học.
1.
Đây là năm thứ ba nước ta thực hiện chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) theo nghị quyết của Quốc hội. Ngoài việc dành quyền lựa chọn những bộ SGK phù hợp cho nhà trường, việc xã hội hóa SGK còn mang lại kỳ vọng giá sách sẽ giảm khi các doanh nghiệp làm sách cạnh tranh lành mạnh với nhau.
Tuy nhiên, những gì đang diễn ra cho thấy kỳ vọng của người dân vào giá sách đã trở thành thất vọng, khi giá sách tăng gấp 2-3 lần so với giá lúc chưa xã hội hóa.
Trở lại với giải đáp của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Sau khi đưa ra những cứ liệu mang tính giải thích, so sánh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định giá sách như thế là "hợp lý".
Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn giải thích lý do giá sách giáo khoa bộ mới tăng gấp 2-3 lần
Nhìn ở góc độ kinh tế thị trường, nhận xét đó của bộ trưởng là không sai. Song, nếu cứ để mọi thứ vận hành theo kinh tế thị trường thì có lẽ nhiều con em của chúng ta sẽ phải bỏ học giữa chừng bởi gánh nặng chi phí oằn vai.
Đã qua rồi cái thời vở cũ, giấy đen, SGK (được nhà trường cho mượn) dùng lại có cuốn rách bươm. Khi cuộc sống khấm khá, học trò được dùng vở tốt, sách đẹp, mọi thứ tinh tươm hơn. Chỉ có điều, giờ đây tất cả đều phải mua. Và đắng chát thay, con em chúng ta phải mua SGK với giá vận hành theo cơ chế thị trường!
Mới cách đây mấy ngày, sau khi họp phụ huynh cuối năm về, vợ tôi đã phải liệt kê ra hàng loạt chi phí để chuẩn bị cho năm học mới. Ngoài tiền sách vở, đồng phục, có rất nhiều khoản khác phải lo cho một "suất" học sinh đến trường; tính giản lược nhất, số tiền phải chi ra lên đến 2 triệu đồng. "Nhà mình có thu nhập còn mệt, huống gì những người buôn gánh bán bưng" - vợ tôi thở dài.
Nói cho ngay, người dân TP dù thu nhập thấp vẫn cố "gồng mình" lo cho con được. Nhưng với người dân ở nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, một bộ SGK hơn 300.000 đồng là một gánh nặng "ghì sát đất"!
2.
Cần nhắc lại một lần nữa, xã hội hóa SGK là chủ trương đúng đắn, để phục vụ cho đổi mới chương trình, để nền giáo dục được tốt hơn lên. Song, nếu xã hội hóa mà khiến giá SGK tăng cao, trở thành gánh nặng cho người dân thì cần phải xem lại ở cách thức vận hành, ở vai trò điều tiết của Nhà nước.
Trả lời báo Thanh Niên, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá (Bộ Tài chính), cho rằng chúng ta phải xác định học sinh phổ thông là đối tượng cần được bảo trợ. Các quốc gia đều có chính sách hỗ trợ về SGK, nơi thì cấp tiền, nơi thì cho mượn SGK...
Ở Việt Nam, ông Long cho rằng Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này với nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ. Do vậy, SGK là mặt hàng mà Nhà nước đặc biệt phải quan tâm, khi đại bộ phận người dân vẫn chưa có thu nhập cao, người dân ở khu vực nông thôn, miền núi thì còn rất khó khăn, việc tăng giá SGK gấp 2-3 lần cũng như tăng số đầu sách bắt buộc như hiện nay thực sự là gánh nặng với họ.
"Chúng ta chỉ nên xã hội hóa ở từng khâu. Nhà nước sẽ bao cấp, hỗ trợ khâu nào đó để đảm bảo giá SGK phù hợp đối với mọi gia đình, chứ không phải xã hội hóa ở tất cả khâu để ra được một cuốn SGK như hiện nay" - PGS-TS Ngô Trí Long đề xuất giải pháp.với các doanh nghiệp làm SGK, lợi nhuận luôn là một trong những điều họ hướng tới. Vì vậy, rất cần bàn tay điều tiết của Nhà nước, mà cụ thể là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT.
Với các doanh nghiệp làm SGK, lợi nhuận luôn là một trong những điều họ hướng tới. Vì vậy, rất cần bàn tay điều tiết của Nhà nước, mà cụ thể là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT.
3.
Câu chuyện SGK không chỉ là giá cả, gần đây nhiều cử tri còn phản ánh về chất lượng, về nội dung và cả cách thức lựa chọn các bộ sách của mỗi trường.
Phát biểu tại nghị trường Quốc hội mới đây, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội) nêu ý kiến: "Cử tri rất bức xúc vì nhiều chương trình giáo dục không phù hợp, nhiều bộ SGK còn in sai, hình ảnh không chuẩn mực, có quá nhiều bộ sách được đề nghị lựa chọn gây lúng túng cho nhà trường cũng như phụ huynh...".
Từ đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội cần phải giám sát tối cao đối với chuyên đề về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Qua đó, Quốc hội xem đâu là mặt được, mặt chưa được để từ đó có những kiến nghị sửa đổi cho phù hợp.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng) nói: "Thậm chí còn có câu hỏi đặt ra liệu có "vụ Việt Á" trong lựa chọn SGK hay không?".
Hy vọng là không có "vụ Việt Á" nào trong câu chuyện SGK như nỗi lo của vị đại biểu. Nhưng với các doanh nghiệp làm SGK, lợi nhuận luôn là một trong những điều họ hướng tới. Vì vậy, rất cần bàn tay điều tiết của Nhà nước, mà cụ thể là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đừng để vì gánh nặng SGK mà khiến con đường đến trường của nhiều học sinh càng gập ghềnh, trắc trở!
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận một số bộ sách giáo khoa có 'sạn' Một số bộ sách giáo khoa ban hành vẫn còn 'lỗi, sạn' gây ra dư luận không tốt, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn Sách giáo khoa lớp 2 được cho là còn một số nội dung cần hoàn thiện. Một số bộ sách giáo khoa ban hành vẫn còn "lỗi, sạn" gây ra dư luận không...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hòa Minzy vay tiền khán giả ngay trên sân khấu, lý do là gì?
Nhạc việt
21:06:00 01/05/2025
Triều Tiên thử nghiệm vũ khí trên chiến hạm mới
Thế giới
20:59:09 01/05/2025
Ngày 2/5 vượng khí gọi tên: 3 con giáp bùng nổ tài lộc, sự nghiệp thăng hoa, vận trình hanh thông
Trắc nghiệm
20:47:43 01/05/2025
Ed Sheeran 'đào' lại drama chấn động giữa bạn thân Taylor Swift và. Kanye West
Sao âu mỹ
20:43:46 01/05/2025
15 cựu quan chức tỉnh Vĩnh Phúc bị truy tố vì dính líu tới Hậu 'pháo'
Pháp luật
20:41:04 01/05/2025
Công an thông tin vụ phụ huynh xông vào trường đánh tới tấp cô giáo, bắt đứng dưới mưa
Tin nổi bật
20:37:09 01/05/2025
Messi, Ronaldo chung nỗi buồn mất cúp
Sao thể thao
20:23:13 01/05/2025
Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững
Thế giới số
20:21:16 01/05/2025
Công ty lắp ráp ô tô Trung Quốc muốn làm 30.000 trạm sạc tại Việt Nam
Ôtô
20:01:19 01/05/2025
Ngoại hình gây sốc của Jack sau hơn 3 tháng ở ẩn
Sao việt
19:55:23 01/05/2025