Sách giáo khoa lớp 1: Đừng tưởng dễ biên soạn!
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT – GS Trần Hồng Quân cho rằng giáo dục tiểu học là bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong các bậc học.
Ảnh minh họa
Do vậy, bi ên soạn sách giáo khoa (SGK) cho bậc tiểu học đừ ng tưởng là dễ. Và cũng đừng tưởng cứ g iáo sư, tiến sĩ biên soạn SGK cho học trò lớp 1 thì ắt sẽ chuẩn, sẽ hay.
Cùng nhìn lại những lần cải cách giáo dục và đổi mới SGK để thấy lời nói của GS Trần Hồng Quân rất có giá trị trong thực tiễn.
Đ ó là cải cách giáo dục lớp 1 vào năm 1980. T ác giả biên soạn sách học vần dạy bài đầu tiên là nguyên âm O. Đọc tiếng thì đọc vần trước rồi phụ âm đầu và thành tiếng. Chữ viết thì bỏ bớt nét cong, nét hất… Dư luận thời đ ó dậy sóng với bước cải tiến này.
Video đang HOT
Thông tin đầy trên báo chí, trong các hội thảo. Thậm chí trên sân khấu, người ta còn cười c ợt bằng cách cắp hai tay vào thân mình rồi cất tiếng “ò ó o…”. Bộ GD&ĐT và các nhà biên soạn sách sau đó phải lắng nghe, nghiên cứu và điều chỉnh cho hợp lý hơn.
Đế n lần đ ổi mới giáo dục vào năm 2000. Sách học vần lớp 1, bài đầu tiên là nguyên âm E . Nhà biên soạn lúc đó là TS ngôn ngữ học Đặng Thị Lanh. Tác giả cho là âm e gắn với các tiếng nói gần gũi học sinh như “mẹ, bé, me…” giúp trẻ dễ học. Nhưng sau đó, từ một bài báo của nhà thơ TMH, n gười ta bắt đầu soi lại bài học và làn sóng phản đối nổi lên, thành chế giễu: Chào nhau “be be be”, chạy “te te te”, vui mừng “he he he”…
Cố Thủ t ướ ng Võ Văn Kiệt lúc đó nghỉ hưu có m ời giám đ ốc Sở GD&ĐT TP.HCM, Hội Ngôn ngữ của TP đến để lắng nghe và trao đổi ý kiến. Ông cũng s ẵn sàng giúp đỡ và kiến nghị lên C hính phủ hỗ trợ cho TP được viết sách học vần lớp 1 mới. Buổi họp tranh luận rất sôi nổi, các nhà ngôn ngữ học chê bai và kiên quyết kiến nghị xin được viết sách lớp 1 khác. Giám đốc Sở GD&ĐT lúc đó là anh Trương Song Đức phát biểu rằng TP sẽ dạy theo sách học vần lớp 1 dù còn nhiều điều phải bàn bạc và sẽ kiến nghị lên bộ cùng tác giả biên soạn về sách lớp 1 vào cuối năm học.
Qua đó để thấy viết SGK nếu không chuyên nghiệp thì sẽ thành t ùy tiện, cẩu thả với quyển sách mà hàng triệu học sinh phải học, cũng là phụ lại niềm tin của toàn xã hội. Đố i với cấp tiểu học, dạy chữ càng cần được chú trọng đến văn hóa truyền thống của Việt Nam, dạy trẻ làm người Việt Nam. Biên soạn SGK lớp 1 làm sao để mỗi lần đổ i sách, người dân đón nhận với sự vui mừng vì con em được dạy dỗ về đạo đức, nhân cách, đượ c tiếp thu cái hay, cái mới. Mà để làm được như vậy, thật không dễ chút nào.
Tổng chủ biên sách Cánh Diều trải lòng về cuốn Tiếng Việt lớp 1
"Những người viết bài trên mạng để chỉ trích sách của chúng tôi cố ý chỉ chụp ảnh phần 1, cắt nó ra khỏi phần 2 để người đọc tin vào những lời mà họ nói," giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho hay.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên bộ sách Cánh Diều (Ảnh: PM/Vietnamplus)
Trước nhiều ý kiến phản hồi của phụ huynh về một số "sạn" trong sách Tiếng Việt lớp 1, nhất là bộ Cánh Diều, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên cuốn sách cho hay sẽ điều chỉnh những điểm chưa phù hợp trong quá trình triển khai sách.
Tại buổi trả lời phỏng vấn báo chí, giáo sư Thuyết cho hay bản thân ông đã có gần 40 năm nghiên cứu về giáo dục tiểu học, thường xuyên dự giờ và trao đổi với các giáo viên. Trong nhóm tác giả soạn sách có cả giáo viên tiểu học. Vì thế, mỗi tác giả như ông đều phải đặt mình vào vị trí của học sinh để viết sách phù hợp với lứa tuổi lớp 1.
Lý giải về việc phụ huynh phản ánh sách có dùng một số từ ít thông dụng, ông Thuyết cho hay do trong tháng đầu, học sinh chưa biết nhiều chữ. Người viết sách phải vận dụng số chữ ít ỏi mà các em biết để tạo thành câu văn, bài tập đọc nên phải dùng một số từ này. Ví dụ từ "chả", đồng nghĩa với từ "không", "chẳng", là những từ thông dụng hơn. Tuy nhiên, khi học sinh chưa học vần "ông" và "ăng", tác giả phải dùng từ "chả" để thay thế. Hoặc tác giả dùng từ "nhá" trong câu "bò nhá cỏ" vì lúc này học sinh chưa học vần "ai" nên chưa đọc được từ "nhai".
Cũng theo giáo sư Thuyết, sách mới cố gắng tạo ra các bài tập đọc là các đoạn văn ngắn sớm hơn, giúp học sinh gắn chữ và vần mới học với những câu chuyện, bài thơ cụ thể, làm việc học hấp dẫn hơn.
Trong sách Tiếng Việt 1 của bộ Cánh Diều, các chuyện được lựa chọn đưa vào đều phỏng theo các tác phẩm nổi tiếng của các tác gia lớn như Lev Tolstoy, La Fontaine... Để phù hợp với học sinh lớp 1, các tác giả còn chỉnh sửa một số chi tiết trong truyện.
Chuyện "Hai con ngựa" được tách thành hai phần trong sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều
"Ví dụ, trong truyện "Hai con ngựa" của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Vì không thể khuyên trẻ em như nguyên tác câu chuyện nên ở đây có hai chi tiết chúng tôi phải sửa. Thứ nhất, để ngựa tía khuyên ngựa ô trốn đi. Thứ hai, không đề cập đến giới tính (nói ngựa đực chăm và ngựa cái lười) vì dễ gây phản ứng và cũng vì đến bài này học sinh chưa học các vần 'ưc', 'ai'. Chuyện 'Ve và kiến' chúng tôi đổi thành 'Ve và gà' vì học sinh chưa học vần 'iên," giáo sư Thuyết chia sẻ.
Cũng liên quan đến bài "Hai con ngựa", bài nhận được rất nhiều ý kiến phản biện của dư luận, ông Thuyết cho hay chuyện này cũng như một số chuyện khác, được tách làm hai phần, có đánh số 1, 2 và dạy liền nhau, để tránh học sinh phải đọc một chuyện quá dài.
"Tuy nhiên, những người viết bài trên mạng để chỉ trích sách của chúng tôi cố ý chỉ chụp ảnh phần 1, cắt nó ra khỏi phần 2 để người đọc tin vào những lời mà họ nói. Nếu đọc cả hai phần, mọi người sẽ hiểu ý nghĩa giáo dục là nếu xúi người khác làm điều xấu thì sẽ gánh hậu quả," giáo sư Thuyết phân trần.
Tuy nhiên, giáo sư Thuyết cũng nhấn mạnh là sẽ có chỉnh sửa sách trong thời gian tới. "Chúng tôi sẽ đánh giá kết quả triển khai, tiếp thu ý kiến của giáo viên, xã hội để điều chỉnh cho ngày càng phù hợp hơn," Tổng chủ biên bộ Cánh Diều nói./.
Biên soạn sách giáo khoa cần phải khoa học và nghiêm túc hơn Trước những ồn ào xung quanh sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều, các bên liên quan cần có những cách giải quyết thỏa đáng với mục tiêu cuối cùng là học sinh có SGK hoàn toàn là tiếng Việt trong sáng, phổ thông và ý nghĩa. Học sinh lớp 1 học đánh vần tại một trường tiểu học ở...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025