Sách giáo khoa lớp 1: Giáo viên vững, có tâm thì sách nào cũng dạy được
Đối với người giáo viên vững, có tâm thì sách nào giáo viên cũng tìm hiểu được phương pháp hay nhất để dạy cho học sinh…
Giáo viên tự xử lý các vấn đề vướng mắc trong sách
Theo bà Trịnh Thị Hồng, chuyên viên phụ trách bậc Tiểu học, Phòng GD&ĐT huyện Thọ Xuân ( Thanh Hóa), các nhà trường được quyền tự chủ trong việc lựa chọn sách giáo khoa.
Theo bà Trịnh Thị Hồng, sách nào cũng có ưu và nhược điểm.
“Hiện tại, tất cả giáo viên được nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và họ đã biết được những thuận lợi, vướng mắc của sách giáo khoa, nên giáo viên giải quyết các vấn đề rất nhẹ nhàng. Có một số vướng mắc như trên mạng xã hội đề cập, giáo viên tự xử lý, không trường nào phải báo cáo lên Phòng”, bà Hồng chia sẻ.
Nói về một số từ không có nghĩa xuất hiện trong sách giáo khoa, bà Hồng nêu ví dụ tiếng lồ ô không có nghĩa: “Đối với học sinh lớp 1 mới nhận biết con chữ, ghép chữ lại thành tiếng, còn hiểu nghĩa phải dần dần lên. Từ lồ ô đứng một mình thì không có nghĩa, nhưng kỳ thực tre lồ ô là có nghĩa. Vì chưa học đến âm “tr” nên chưa ghép được từ “tre” cho nên mới chỉ đưa từ lồ ô vào. Nhưng khi dạy, giáo viên phải giải thích đây là cây tre lồ ô và đưa hình ảnh cho học sinh nắm”.
Bà Hồng cho rằng, một số tiếng phải học nhưng đứng một mình nó không có nghĩa, trong văn bản mới có nghĩa. Trong trường hợp đó, giáo viên linh hoạt, giải thích cho học sinh hiểu.
“Theo tôi sách nào cũng có cái ưu, cái nhược, quan trọng là ở phạm vi nào, chấp nhận được hay không, không có gì nặng nề cả, dư luận quá khắt khe. Thời gian qua, những cái dư luận phản ánh, giáo viên đều đã giải thích luôn cho học sinh.
Theo bà Hồng, đối với người giáo viên vững, có tâm thì sách nào giáo viên cũng tìm hiểu được phương pháp hay nhất để dạy cho học sinh.
Đối với người giáo viên vững, có tâm thì sách nào giáo viên cũng tìm hiểu được phương pháp hay nhất để dạy cho học sinh. Ban đầu bao giờ cũng khó khăn bởi mình chưa hiểu được ý đồ của người viết sách. Khi càng hiểu, thấm nhuần tư tưởng của người viết sách thì mới thấy cái hay”, bà Hồng nêu quan điểm.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Xuân Yên, huyện Thọ Xuân chia sẻ: “Trong quá trình giảng dạy, có một số từ đa nghĩa, từ địa phương…, các giáo viên hướng dẫn cho học sinh bằng các hình thức đơn giản nhất làm sao để các em tiếp thu được bài”.
Nên góp ý một cách thẳng thắn và chân tình
Bà Nguyễn Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Yên, huyện Thọ Xuân cho biết, sau khi đã chọn sách giáo khoa, nhà trường tiếp tục đưa ra tìm hiểu kỹ nội dung từng môn, tuyên truyền đến các phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử, lấy ý kiến một số phụ huynh phản hồi lại đồng ý, thống nhất chọn sách.
Trường Tiểu học Điện Biên 1, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa chọn bộ sách Cánh Diều.
“Khi áp dụng chương trình mới, nhà trường thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên, nhưng cũng nghe ngóng thông tin, đặc biệt là phản hồi của phụ huynh và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những gì vận dụng được chúng tôi vận dụng và xử lý ngay”.
Còn bà Phạm Thị Mai Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Điện Biên 1, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa cho biết, sau khi lựa chọn sách, phía nhà xuất bản tổ chức tập huấn thêm cho giáo viên, tuy nhiên, thời gian tập huấn ngắn, để nắm hết về phương pháp giảng dạy thì rất khó. Xác định được những khó khăn đó, đối với nhà trường, trước khi vào năm học, yêu cầu các giáo viên dạy thử.
“Thời gian tập huấn không dài nên chưa “ngấm” được hết. Sau đó, giáo viên về tham khảo trên mạng, đọc sách, tập trung nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy mới vỡ ra được”, cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Điện Biên 1 cho biết.
Theo bà Phạm Thị Mai Hoa, thuận lợi của nhà trường là có đội ngũ giáo viên lớp 1 lâu năm, đủ về số lượng; giáo viên vững vàng về chuyên môn; học sinh có đầy đủ sách giáo khoa để học tập, phụ huynh quan tâm; cơ sở vật chật đầy đủ.
Xác định được những khó khăn, trước khi vào năm học, Trường Tiểu học Điện Biên 1 yêu cầu các giáo viên dạy thử.
“Theo quan điểm của tôi, cái gì ban đầu nó cũng có vấn đề này kia, cái đó ta nên góp ý một cách thẳng thắn và chân tình. Nên có những ý kiến đóng góp để nhà xuất bản nhìn nhận lại, xem còn chỗ nào tồn tại để tiếp tục chỉnh sửa cho những năm học sau, đó cũng là điều rất tốt. Cũng có những cái ta hơi quá lên về việc mình chưa hiểu hết”, bà Hoa nêu quan điểm.
“Mong muốn của nhà trường là phía nhà xuất bản tập huấn kỹ hơn nữa, để giáo viên chia sẻ nhiều hơn trong quá trình dạy học như thế nào. Cuối học kỳ 1 hoặc cuối năm cần có những buổi cùng nhau rút kinh nghiệm, đánh giá sau một thời gian dạy, để giáo viên chia sẻ những thuận lợi, khó khăn”, bà Hoa mong muốn.
Giáo viên Hà Tĩnh chủ động đáp ứng yêu cầu sách giáo khoa mới
Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên ở miền Trung thực hiện công tác tập huấn về sách giáo khoa mới, đồng thời khởi động sớm các nội dung chuẩn bị cho việc triển khai dạy, học trong năm học 2020-2021.
Chủ động các bước triển khai
Sau gần 3 tháng phân tích, đánh giá, cuối tháng 4 các trường học ở Hà Tĩnh đã kết thúc việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới.
60% trường học ở Hà Tĩnh lựa chọn bộ sách Cánh Diều
Trong đó 60% trường học lựa chọn bộ sách "Cánh Diều"; 30% trường lựa chọn bộ sách "Cùng học và phát triển năng lực"; 10% lựa chọn 3 bộ sách còn lại là: "Kết nối tri thức với cuộc sống", "Chân trời sáng tạo", "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục".
"Việc chủ động lựa chọn sách đã giúp Hà Tĩnh triển khai sớm hoạt động tập huấn. Theo đó cán bộ, giáo viên trực tiếp giảng dạy có điều kiện được nghe các tác giả chia sẻ về mục tiêu, phương pháp tiếp cận từng bộ sách. Đây cũng là cơ hội để giáo viên thẳng thắn chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, từ đó phát huy hiệu quả của sách mới trong quá trình giảng dạy" - thầy Trần Hậu Tú, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông - Sở GD&ĐT cho biết.
Hơn 1.200 cán bộ, giáo viên được tập huấn bộ sách Cánh Diều
Ngoài việc giới thiệu chung về sách giáo khoa ở các môn học, giáo viên cũng được hiểu thêm về quan điểm tiếp cận của bộ sách; một số điểm mới trong cấu trúc, nội dung, khung phân phối chương trình; yêu cầu phương pháp giảng dạy. Đây được xem là khâu then chốt trong việc quyết định thành bại khi triển khai chương trình mới.
Chuẩn bị cho việc dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới, các trường học đã sớm lựa chọn giáo viên năng động, luôn đi đầu trong đổi mới dạy học tiên phong thực hiện trong năm học đầu tiên, đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu.
Thầy Hồ Xuân Thông - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phố Châu, Hương Sơn cho biết: "Để đổi mới một cách đồng bộ, ngoài chuẩn bị đội ngũ, chúng tôi cũng đã tham mưu với chính quyền địa phương, phụ huynh ưu tiên mọi điều kiện cơ sở vật chất cho lớp 1. Trường sẽ mua sắm ti vi thông minh hoặc máy chiếu cho các lớp 1 để quá trình dạy học giáo viên có thể sử dụng thêm các học liệu điện tử bổ sung cho bài giảng".
Các trường học ở Thạch Hà tập huấn trực tuyến bộ sách "Cùng học và phát triển năng lực"
Việc họp phụ huynh lớp 5 tuổi cũng được 100% trường tiểu học triển khai để tuyên truyền, phổ biến cho các bậc cha mẹ những thông tin về chương trình, danh mục sách giáo khoa và tư vấn, hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị tâm lý, kỹ năng cho con trước khi bước vào lớp 1.
Đổi mới phương pháp giảng dạy
Làm thế nào để tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình? Câu trả lời được các chuyên gia viết sách đưa ra: Cần sự tỉ mỉ trong các khâu nghiên cứu sách và sự linh hoạt trong phương pháp truyền đạt nội dung kiến thức cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên lớp 1 đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng tâm thế triển khai chương trình mới
Cô Phạm Thị Hồng Vân, giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học thị trấn Vũ Quang cho biết: "Để thực hiện mục tiêu "Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống" theo yêu cầu sách giáo khoa mới, mỗi giáo viên đều phải không ngừng đổi mới. Riêng tôi, sau đợt tập huấn này sẽ tiếp tục nghiên cứu bộ sách để cùng với các giáo viên trong tổ bộ môn tổ chức các tiết dạy thực nghiệm để làm quen, rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, các giờ dạy cũng phải thực hiện trong không gian mở, lồng ghép nội dung lý thuyết với thực hành, giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn vận dụng hiệu quả vào cuộc sống".
Sách mẫu và tài liệu giảng dạy đã được các nhà xuất bản cung ứng ở Hà Tĩnh.
Căn cứ vào điều kiện dạy học, năng lực đội ngũ giáo viên, mỗi một địa phương, một trường học đều có sự lựa chọn sách khác nhau. Nhưng xuyên suốt ở cả 5 bộ sách được phê duyệt trong chương trình giáo dục phổ thông mới và được các trường học ở Hà Tĩnh lựa chọn đó là: chuyển từ dạy học theo định hướng phát triển kiến thức, kỹ năng sang dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Vì thế mỗi giáo viên, trường học đã và đang có sự chuyển mình trong tư duy, hành động để thực hiện mục tiêu chung là phát huy hiệu quả của các bộ sách mới.
Thầy Trần Huy Sơn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tượng Sơn (Thạch Hà) cho biết: "Từ yêu cầu của chương trình phổ thông mới là dạy học theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi đã lựa chọn bộ sách "Cùng học và phát triển năng lực". Sự lựa chọn này cũng phù hợp với điều kiện của trường và năng lực giáo viên, bởi từ nhiều năm nay, với sự chỉ đạo của phòng chuyên môn, trường đã tổ chức thực hiện phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Thế nên, bộ sách này sẽ là một sự tiếp nối và thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy".
Giao quyền cho giáo viên chủ động điều chỉnh ngữ liệu trong sách giáo khoa lớp 1 Sở GD- ĐT TP.HCM giao quyền tự chủ cho giáo viên, chủ động thực hiện chương trình, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế các ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo khoa lớp 1. TP.HCM giao quyền tự chủ cho giáo viên, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

UAE từ chối tài trợ sáng kiến của Israel về viện trợ tại Gaza
Thế giới
22:21:09 10/05/2025
Hồng Diễm mặc đồ trễ nải khi chơi thể thao, Giáng My tuổi 54 vẫn trẻ trung
Sao việt
22:18:57 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025
Không nhận ra NSƯT Thái Sơn - bố Bình của 'Cha tôi người ở lại'
Tv show
21:56:55 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025
12 mẫu thời trang hè trẻ trung, gợi cảm cho người mệnh Hỏa
Thời trang
21:38:55 10/05/2025
Ý Nhi lên đồ cực chuẩn, tự tin đọ sắc cùng dàn người đẹp tại Miss World 2025
Phong cách sao
21:35:31 10/05/2025
Chúc Tự Đan: Mỹ nhân flop nhất cbiz, 1 năm ra 6 phim vẫn không nổi tiếng
Sao châu á
21:26:39 10/05/2025
Brad Pitt chiếm spotlight MV mới của Rosé, cảnh 18+ cực sốc, nhan sắc miễn chê
Sao âu mỹ
21:25:44 10/05/2025
Mặt gầy để kiểu tóc nào đẹp?
Làm đẹp
21:24:45 10/05/2025