Sai sót trong Atlat địa lý 12: Không ảnh hưởng đến việc ôn thi tốt nghiệp
Đó là khẳng định của thầy Trần Văn Quang, Tổ trưởng môn địa lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), sau khi phát hiện sai sót ở biểu đồ (trang 10 và 15) trong Atlat địa lý Việt Nam.
Ảnh hưởng đến học sinh yếu kém
Thầy Trần Văn Quang cho biết: “Qua đối chiếu với các biểu đồ trong sách địa lý chuẩn, nhận thấy biểu đồ tròn và biểu đồ miền ở trang 10 và 15 có phần sai lệch so với chương trình SGK. Cụ thể, 2 biểu đồ minh họa này vẽ ngược chiều hoàn toàn so với chương trình dạy và học theo SGK”.
Trang 10 trong Atlat địa lý Việt Nam, biểu đồ hình tròn (tỷ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông) bị vẽ lệch trục phân chia phần trăm – Ảnh chụp từ Atlat
Cũng theo thầy Quang, cùng một biểu đồ miền nhưng trang 15 và 17 trong Atlat địa lý cũng có sự khác nhau.
Tuy sai sót này không ảnh hưởng đến chương trình ôn thi tốt nghiệp của học sinh, nhưng nó sẽ tác động nhất định đến những em có học lực yếu kém trong việc phân biệt giữa các dạng biểu đồ.
Thầy Quang cũng khuyến cáo là học sinh 12 cần nắm vững kiến thức địa lý trong SGK, các dạng biều đồ minh họa trong Atlat chỉ để tham khảo và thực hành thêm.
Video đang HOT
Cô Diễm Trang, giáo viên địa lý, Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay: “Kiến thức trong Atlat địa lý Việt Nam có nhiều điểm không đồng nhất với chương trình SGK. Trong quá trình học, chúng tôi cũng khuyến cáo học sinh không nên phụ thuộc nhiều vào Atlat…”.
Atlat chi tiết hơn SGK
Theo thầy Quang, nếu so sánh giữa SGK địa lý và Atlat thì một số câu hỏi trong Atlat chi tiết hơn SGK, khiến nhiều học sinh phân vân khi làm bài.
Chẳng hạn, trong Atlat thường dùng từ “mô tả các dãy núi” còn SGK chỉ viết ngắn gọn là “các dãy núi”, hoặc nếu Atlat chỉ ra chi tiết độ cao của các dãy núi thì SGK chỉ gộp lại nói chung là các ngọn núi có độ cao trung bình…
Vì vậy, theo thầy Quang, học sinh ôn thi tốt nghiệp cần hết sức lưu ý đến các dạng bài tập khác nhau để không hoang mang, nhầm lẫn.
Cô Hồng Thái, giáo viên địa lý Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) khẳng định: Nếu như trong quá trình dạy mà giáo viên không biết cách kết hợp giữa SGK và Atlat địa lý, thì các em rất dễ vẽ sai. Vì nhiều em không nắm được kiến thức cơ bản, trong khi có khá nhiều dạng biểu đồ nên rất dễ nhầm lẫn và không biết cái nào đúng, cái nào sai.
Theo TNO
Ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý: Nên tận dụng tối đa Atlat
Để kiếm điểm cao môn Địa không khó, chỉ cần bao quát toàn bộ chương trình, sau đó hệ thống lại nội dung kiến thức từng chuyên đề hoặc từng phần, chương, bài theo một dàn ý rõ ràng, chặt chẽ. Bên cạnh đó, biết cách sử dụng, phân tích dữ liệu từ tập Atlat.
Đó là quan điểm của cô Vũ Thị Mai Huế, giáo viên Địa Lý, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) chia sẻ với các bạn học sinh (HS) cả nước về cách ôn tập bộ môn này ở kì thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Cũng theo cô Huế, mấu chốt qua trọng khi ôn tập là bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT. Không cần phải học chuyên sâu mà chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản để có thế kết hợp với dữ liệu của bảng Atlat được sử dụng là hoàn toàn có thể kiếm được điểm cao.
Điều đặc biệt đối với môn Địa lý, HS ban A có khả năng tiếp thu kiến thức cũng như định hướng cách làm bài rất nhanh. Chính vì thế, nếu có được kĩ năng khai thác được kiến thức từ Atlat tốt thì chỉ cần trong vòng từ 1-1,5 tháng là HS có thể hoàn thành tốt khâu ôn tập.
Tuy nhiên để đạt điểm cao nhất thì điều quan trọng là HS cần phải nắm được kiến thức cơ bản, biết cách lập dàn ý cho từng vấn đề và Atlat là công cụ để các em lấp đầy những dàn ý. Bên cạnh đó các em cần rèn cho mình kĩ năng làm bài thi: tâm lí bình tĩnh, đọc kĩ đề bài, định hướng chính xác yêu cầu đề bài và phân bố thời gian làm bài hợp lý.
Đề thi Địa lý thường rơi vào một trong các hình thức sau: một là dạng đề trình bày nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của thí sinh. Hai là dạng đề phân tích - chứng minh. Đối với câu hỏi dạng này thí sinh không chỉ nhớ kiến thức mà còn phải biết vận dụng để lý luận, phân tích, chứng minh một vấn đề.
Ba là dạng đề so sánh đòi hỏi thí sinh cần tổng hợp kiến thức để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng địa lý. Bốn là dạng đề giải thích nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của HS.
Và tất cả những dạng câu hỏi này đều có thể khai thác được kiến thức từ Atlat và thực tiễn cuộc sống để làm bài.
Đối với phần vẽ biểu đồ thì các dạng thường gặp là biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp (cột và đường). HS cần nắm vững đặc điểm của từng dạng biểu đồ như dạng biểu đồ so sánh thường là biểu đồ cột, dạng thể hiện cơ cấu hay chuyển dịch cơ cấu thường dùng biểu đồ tròn hay miền... Bên cạnh đó HS cần chú ý kỹ năng tưởng đơn giản nhất nhưng rất quan trọng như phân chia tỷ lệ, chọn độ dài các trục và thể hiện trị số, đơn vị trên đó, vị trí và thứ tự cách vẽ thành phần trong biểu đồ cơ cấu, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, ghi chú giải và tên biểu đồ ngay như xử lí số liệu thì tên bảng và đơn vị của bảng số liệu mới cũng cần phải rất chính xác (mà vấn đề này HS không hay để ý, vì thế rất dễ bị mất điểm).
Một trong những vấn đề nhiều HS thường kêu khó đó là phân tích bảng số liệu. Đối với dạng này đòi hỏi kỹ năng tính toán, phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét hoặc giải thích. Về tính toán thì HS cần chuyển đổi số liệu, tùy từng yêu cầu của đề bài mà có thể chuyển từ số liệu tuyệt đối sang tương đối (%) tạo đại lượng mới như từ dân số (người) và diện tích (km2) và để tính mật độ dân số (người/km2) từ sản lượng (tấn) và diện tích (ha) để tính năng suất (tấn/ha tạ/ha)... Về nhận xét: Phải nêu được bản chất của vấn đề theo đùng yêu cầu đề bài.
"Nếu biết sử dụng Atlat thì việc học Địa lý sẽ "nhàn" hơn rất nhiều vì không phải ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu. HS cần biết đọc và mô tả được các đặc điểm của hiện tượng địa lý trên bản đồ. HS cần nghiên cứu để hiểu nội dung Atlat, nắm chắc ký hiệu, ước hiệu bản đồ, xác định được phạm vi các lãnh thổ" - cô Huế nhấn mạnh.
Mặc dù bảng Atlat được coi như là "phao cứu sinh" dành cho môn Địa lý nhưng cô Huế vẫn cảnh bảo: "Tài liệu này giổng như là kiến thức tổng quát, HS phải biết cách chọn nội dung để khai thác. Chính vì thế để làm được bài tốt cần nắm vững các kiến thức cơ bản".
Theo Dân Trí
Đảm bảo ôn thi bằng cách "khóa chặt" các gà bông Đã đến lúc, bạn và "ấy" nên có những giao kèo hợp lí đi nhé! Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là teen 12 chúng mình bước vào kì thi "sát hạch" đầu tiên trong cuộc đời. Chuyện học hành không thể lơ là là điều tất nhiên nhưng đặc biệt... chuyện tình cảm của cô nàng/cậu chàng gà bông của chúng mình...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách
Sức khỏe
23:01:31 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025