Sán lợn làm tổ trong não vì mê tiết canh, nem chạo
“Gần 30 bệnh nhân điều trị mỗi năm tại BV Nhiệt đới TƯ đều có thói quen ăn tiết canh, nem chạo thường xuyên”, TS.BS Nguyễn Như Lâm, Trưởng khoa Vi rút – Kí sinh trùng, cho biết.
Người nổi “gạo” vì sán lợn
TS Lâm cho biết, nguy cơ mắc sán lợn cao khi ăn đồ sống như tiết canh lợn, thịt lợn chưa nấu chín. Những con lợn mà dân gian vẫn hay gọi là “ lợn gạo” thực chất là lợn bị nhiễm sán. Bản chất hạt gạo trong con lợn là nang ấu trùng của sán. Khi ăn phải thịt lợn gạo nấu chưa chín, ăn tiết canh những con lợn này vào người, nang ấu trùng nở ra, phát triển trong cơ thể để trở thành sán dây trưởng thành và gây bệnh.
Hình thức nhiễm sán lợn thứ hai, đó là khi con lợn nhiễm sán thải phân ra ngoài kèm theo trứng sán. Nếu người nuốt phải trứng sán này do ăn phải thức ăn nhiễm trứng sán như rau sống, tiết canh (trứng sán trong phân có nguy cơ dính vào tiết canh trong quá trình chọc tiết lợn) và bị nhiễm ấu trùng sán lợn.
Khi trứng vào trong cơ thể nó phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng sán lợn có khả năng xuyên qua niêm mạc đường tiêu hóa, cư trú ở tất cả các hệ thống từ cơ vân đến cơ tim, cơ hoành, nổi những hạt li ti trên da như con lợn gạo. Còn nếu sán lợn đi lên não, mắc lại đây, phát triển lớn lên gây bệnh sán não.
Tưởng động kinh lại hóa… sán não
Video đang HOT
Hình ảnh cho thấy sán làm tổ trong não
Qua thực tế điều trị, TS Lâm cho biết, đa phần người bệnh nhiễm sán não đến viện khám vì lo lắng bị đau đầu, tiền đình, động kinh nên mọi người đều hết sức hoảng hốt hình ảnh phim chụp cắt lớp lại phát hiện sán làm tổ trong não.
Khi mắc sán não, người bệnh có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, có thể có các cơn co giật kiểu động kinh. “Chính vì đặc điểm này mà bệnh sán não dễ chẩn đoán nhầm động kinh, nhất là ở tuyến y tế cơ sở. Nhưng khi đi chụp cắt lớp, hình ảnh nang sán não dễ dàng được phát hiện, bởi nang sán có kích thước khá to, có những nang lớn từ 0,5 – 1cm. Đây chính là nguyên nhân gây những biểu hiện đau đầu, nôn, co giật cho người bệnh”, TS Lâm nói.
ThS Đỗ Trung Dũng, Trưởng Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét ký sinh trùng TƯ cho biết, biểu hiện của nhiễm nang sán rất phong phù, tùy thuộc vào vị trí mà các nang sán cu ngụ. Ấu trùng sán có thể đi bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt, và đặc biệt là não, trong hệ thần kinh trung ương, chiếm 60-80% các trường hợp. Khi cư trú vùng cơ, gây các tổn thương thì trên da người bệnh xuất hiện các nang nhỏ bằng hạt đỗ hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, màu da ở trên bình thường. Còn khi cư trú ở não gây các triệu chứng động kinh, co giật, nhìn mờ, mù mắt, tăng áp lực nội sọ, đau đầu kéo dài…”Đáng nói, biểu hiện của sán lợn trong não dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh thần kinh khác. Bởi người bệnh thường có đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, bại chân tay, rối loạn cảm giác, liệt, tăng áp lực nội sọ…Vì thế, rất nhiều bệnh nhân có ấu trùng sán lợn trong não đến viện sau cả quá trình dài vài năm đi khám ở nhiều nơi mà không phát hiện ra bệnh”, BS Dũng nói.
TS Lâm cho biết thêm, với những bệnh nhiễm kí sinh trùng nếu không tái nhiễm sẽ tự khỏi do kí sinh trùng sống có thời hạn trong cơ thể. Nhưng thực tế, người bệnh đã bị nhiễm kí sinh trùng thì thường liên tục bị tái nhiễm do thói quen ăn uống. Nếu nhiễm kí sinh trùng liên tục, bệnh không tự khỏi, các nang sán này có thể để lại di chứng não cho người bệnh, chính vì vậy mà việc phát hiện, điều trị và phòng tái nhiễm kí sinh trùng là vô cùng quan trọng.
“Nhất là với những bệnh nhân bị nang sán gây tổn thương ở những ống dẫn lưu, lưu thông ổ dịch não tủy từ trên não, gây tắc, gây giãn não thất, ứ nước trong não thì việc phát hiện sớm rất quan trọng để tiến hành phẫu thuật. Còn bình thường, với sán não người bệnh chỉ cần điều trị nội khoa mà không có chỉ định phẫu thuật”, TS Lâm nói. Còn nếu được phát hiện sớm bệnh nhân sẽ khỏi hẳn các triệu chứng do ấu trùng sán gây ra, song nhiều trường hợp có thể để lại hiện tượng các nốt vôi hóa trong não do bị nang sán quá lâu không được điều trị.
Để phòng bệnh, cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường đất, cần rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, quản lý tốt nguồn phân, không dùng phân tươi để tưới rau… Tuyệt đối không ăn thịt lợn gạo, tiết canh, nem thính, nem chạo, thịt lợn tái, điều trị người bệnh khi có biểu hiện nhiễm sán dây…
Theo Dantri
Mất chân, tay vì ăn tiết canh
Bệnh nhân nam ngoài 40 tuổi, ở Hà Nam nhập viện Nhiệt đới trung ương được 2 ngày thì tử vong do bệnh viêm cầu lợn biến chứng. Tại BV nhiều bệnh nhân nhiễm viêm cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã tử vong. Được biết, tất cả bệnh nhân nhiễm viêm cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.
Trường hợp bệnh nhân N.V.H. 50 tuổi quê ở Phú Thọ nhập viện ngày 17/8 trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy gan, suy thận. Dù các bác sĩ phải lọc máu, điều trị tích cực suốt 24 giờ nhưng sức khỏe bệnh nhân vẫn rất xấu.
Đáng chú ý là trường hợp bệnh nhân P.V.T. quê ở Nghệ An nhập viện ngày 15/8, sau khi uống rượu và ăn tiết canh bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau đầu. Bệnh nhân được đưa đến BV Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng xuất huyết, sốc nhiễm khuẩn nặng, rối loạn đông máu và suy tạng cấp. Các bác sĩ cho bệnh nhân điều trị tích cực, lọc máu, thở máy nhưng đến thời điểm này sức khỏe của bệnh nhân vẫn rất nguy kịch.
Bệnh nhân nhiễm viêm cầu lợn đang điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thu Trịnh
Trường hợp cụ B. 90 tuổi quê ở Nam Định nhập viện ngày 4/8 trong tình trạng sốt, lơ mơ, rối loạn ý thức, xuất hiện hoại tử ở đùi, tay, vai....Theo người nhà bệnh nhân, cụ B ăn một bát tiết canh, ngày hôm sau cụ có biểu hiện sốt, rét run. Sau khi làm các xét nghiệm các bác sĩ kết luận cụ B bị nhiễm viêm cầu lợn. Cụ được điều trị tích cực, thở máy liên tục, sức khỏe tiến triển tốt và đã được xuất viện.
BS. Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Bệnh viêm cầu lợn lây từ người sang người có diễn biến nhanh và rất phức tạp. Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó nhận biết ngoài việc sốt cao, rét run. Nếu bệnh nhân nhập viện muộn nguy cơ tử vong là rất lớn. Nếu không may mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ phải điều trị dài ngày và chi phí vô cùng tốn kém".
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, từ đầu năm tới nay, BV đã tiếp nhận gần 30 trường hợp mắc viêm cầu lợn, nhưng 80% số bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca ở thể viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng. Đáng chú ý là hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn đều đã tử vong.
Bệnh nhân nhiễm viêm cầu lợn nếu nhập viện muộn có thể tử vong
BS. Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi giết mổ phải có các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, găng tay. Nếu thấy thịt lợn có dấu hiệu lạ như xuất huyết hoặc phù nề thì tuyệt đối không sử dụng.
Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn, khó thở, nổi ban hoại tử trên người... thì cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Tàn phế, tử vong vì... tiết canh Người ăn tiết canh không được chế biến sạch sẽ có thể mắc phải một số bệnh: nhiễm trùng huyết; hoại tử chân, tay... Đó là khẳng định của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó khoa Điều trị tích cực - Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương. - Theo quan niệm của một số người, ăn lòng lợn, tiết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Có thể bạn quan tâm

Anh bắt giữ 5 đối tượng tình nghi khủng bố
Thế giới
05:21:25 05/05/2025
Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025