Sáng nào ngủ dậy cũng thấy 5 vị lạ trong miệng: Cảnh báo có thể nội tạng đang mắc vấn đề nghiêm trọng, cần chú ý và đi khám sớm
Dưới góc nhìn của y học, mùi vị trong miệng luôn là dấu hiệu cảnh báo về những căn bệnh có liên quan đến nội tạng. Hãy chú ý để phòng bệnh sớm.
Bình thường, miệng của người khỏe mạnh sẽ tương đối sạch sẽ và không có vị gì đặc biệt khi thức dậy. Nhưng nếu dạo gần đây, mỗi khi thức dậy bạn đều cảm thấy miệng mình có mùi vị lạ thì hãy cảnh giác với những vấn đề nguy hiểm đang âm thầm phát triển trong nội tạng.
1. Ngọt miệng: Vấn đề về lá lách và dạ dày
Vị ngọt của miệng thường liên quan đến sự bài tiết bất thường của các enzyme tiêu hóa khác nhau. Lúc này dạ dày sẽ bị rối loạn chức năng tiêu hóa, dẫn đến hàm lượng amylase trong nước bọt tăng lên, kích thích vị giác trên lưỡi và tạo cảm giác ngọt.
Miệng có vị ngọt phản ánh tình trạng nóng lá lách, cần phải thay đổi lối sống để ngừa bệnh.
Y học Trung Quốc cũng tin rằng, miệng có vị ngọt là phản ánh tình trạng bị nóng ở lá lách. Người bị nóng lá lách thường khô miệng, nước tiểu có màu vàng, ăn ít hơn và luôn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra chứng bệnh này khiến đờm cũng có vị ngọt. Ở bệnh nhân tiểu đường, ngọt trong miệng cũng là dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng.
Video đang HOT
Để cải thiện tình trạng này, mọi người cần phải tránh xa đồ ăn cay nóng. Có thể lựa chọn những loại thực phẩm như đậu phụ, bắp cải, hạt sen… để tránh nóng trong người làm tổn hại đến dạ dày và lá lách.
2. Đắng miệng: Vấn đề về gan và túi mật
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất về tình trạng hoạt động của gan và túi mật. Đặc biệt là sau những bữa tiệc trong các ngày nghỉ hay ăn nhiều thực phẩm gây mùi và nóng. Gan là một cơ quan tiết mật còn túi mật là cơ quan lưu trữ mật, nếu xuất hiện vấn đề với 2 nơi này thì miệng sẽ có vị đắng.
Bên cạnh cảm giác khô và đắng miệng, nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và tức ở phần gan lẫn dạ dày thì cần phải nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe để tránh nguy cơ gây bệnh. Hãy cải thiện chế độ ăn uống để tránh đắng miệng bằng cách bổ sung nhiều hạt sen và nấm trắng.
3. Miệng có vị mặn: Vấn đề về thận
Thiếu nước hay không uống đủ nước chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Lúc này cơ thể sẽ bị mất đi độ ẩm, khiến các chất dịch trong cơ thể gây nên cảm giác luôn khát nước và có vị mặn trong miệng. Thêm vào đó, nếu miệng bạn vừa mặn mà lại kèm theo đau lưng, ù tai, chóng mặt thì ắt hẳn đang có vấn đề về thận.
Miệng mặn có mối liên quan chặt chẽ đến sức khỏe thận. Phần lớn là do suy giảm thận âm, kèm theo các triệu chứng như thiếu sức sống và tần số đi tiểu đêm kéo dài. Bên cạnh đó, chứng mặn miệng thường có liên quan đến những người viêm thận mãn tính, viêm họng mãn tính hay vệ sinh miệng kém…
4. Chua miệng: Vấn đề về axit dạ dày, lá lách và gan
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày cùng những bệnh về đường tiêu hóa. Lúc mắc bệnh, các loại axit miệng gây chua sẽ xuất hiện vào bữa sáng hoặc sau mỗi bữa ăn. Lúc bệnh nhẹ có thể khó phát hiện, nhưng khi đã trở nặng thì miệng luôn có cảm giác chua như đang uống giấm vậy.
Theo y học Trung Quốc, những lý do gây chua miệng đều có liên quan đến sức khỏe gan và lá lách. Suy yếu lá lách sẽ khiến thức ăn bị tích tụ, không thể tiêu hóa được và dẫn đến đầy hơi. Sau một thời gian dài, các thực phẩm này sẽ phân hủy và tạo thành mùi chua khó chịu ở miệng.
5. Miệng mất cảm giác mùi vị: Vấn đề về đường tiêu hóa
Những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa, các bệnh về nội tiết, suy dinh dưỡng, suy yếu dạ dày và lá lách, thiếu vitamin cùng vi lượng… luôn là đối tượng thường xuyên cảm thấy nhạt miệng. Cần bổ sung lượng thực phẩm giàu protein và vitamin như thịt gà, cá, trái cây, rau quả tươi để lấy lại vị giác nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn 2 quả táo gai sau mỗi bữa ăn để kích thích tiết axit dạ dày.
Minh Võ
Những điều lưu ý khi bổ sung thức ăn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
Khi bổ sung thực phẩm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, có một vài lưu ý quan trọng mà cha mẹ nên nắm được.
Sau khi bé được một tuổi, bé gần như có thể ăn cùng các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, vào thời điểm này, điều đầu tiên bạn cần làm là đảm bảo thức ăn ở nhiệt độ phù hợp để tránh làm bỏng miệng bé. Khi cho bé ăn, mẹ nên nếm thử nhiệt độ của thức ăn trước. Tiếp đó, hãy cho bé ăn đồ ăn nhẹ và dễ tiêu hóa thức ăn, đừng cho bé ăn cay, mặn, quá béo, quá ngọt. Vì những hương vị này rất dễ ảnh hưởng đến vị giác của bé trong tương lai.
Mẹ cũng nên nhớ là tránh cho bé ăn thức ăn thái quá to vì có thể chặn khí quản của bé và gây ngạt thở. Lúc này bé vẫn đang tập nhai nên chưa thể nghiền thức ăn như người lớn. Do đó, khi thêm thực phẩm bổ sung cho bé sau một tuổi, hãy chắc chắn rằng bất kỳ thực phẩm nào bé ăn đều được nghiền hoặc cắt thành miếng nhỏ và dễ nhai. Đừng cho bé ăn ngũ cốc nguyên hạt, nho nguyên quả vì bé có thể bị hóc, nghẹn. Khi cho bé ăn xúc xích, thịt viên, kẹo cứng nên cắt nhỏ trước khi đưa cho trẻ ăn. Tư thế cho trẻ ăn tốt nhất là ngồi thẳng để tránh các tình trạng sặc, hóc.
Sau một tuổi, bé nên được cha mẹ cho dùng cốc để uống nước thay vì ống hút hay bình sữa để tránh ảnh hưởng đến răng và hàm. Trên một tuổi, sữa không còn là thực phẩm chính của bé nên mẹ chú ý chuẩn bị những bữa ăn đủ dinh dưỡng, cân bằng giữa các nhóm chất cho con.
Moon
Mất khứu giác và vị giác có thể là triệu chứng mắc Covid-19 WHO đang xem xét liệu mất khứu giác hay vị giác là một triệu chứng để xác định bệnh nhân mắc Covid-19 hay không? Các chuyên gia y tế cho biết, mất khứu giác hoặc vị giác có thể là dấu hiệu sớm của việc nhiễm virus SARS-CoV-2 và thậm chí điều này có thể phục vụ như một công cụ sàng lọc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

7 rủi ro sức khỏe lâu dài của thực phẩm siêu chế biến

Những người không nên ăn hồng xiêm

Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

Bệnh viện những ngày không nghỉ lễ

Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?

Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành

Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

Thực phẩm 'nịnh bụng' ai cũng nên ăn hàng ngày

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?
Có thể bạn quan tâm

Trung úy CĐM "ụp crown" vươn tầm quốc tế, giống hệt Quang Hùng, phản ứng bất ngờ
Netizen
16:43:59 04/05/2025
"Sít rịt" Nam vương tình thế đảo ngược, nhan sắc hú hồn, chạy show mệt nghỉ
Sao châu á
16:26:59 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025
Phương Mỹ Chi thi Em Xinh, RHYDER liền bị "réo", lộ quan hệ hậu The Voice Kids
Sao việt
16:22:46 04/05/2025
Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac
Thế giới số
16:20:05 04/05/2025
Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết
Tin nổi bật
16:12:43 04/05/2025
NSND Mỹ Uyên: 50 tuổi chưa kết hôn, vẫn run khi làm việc với Victor Vũ
Hậu trường phim
16:04:59 04/05/2025
5 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Diễn viên toàn "nữ hoàng cởi bạo", nội dung gắt hơn tát nước
Phim châu á
15:45:13 04/05/2025
Say xỉn, đá bàn làm việc của CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Pháp luật
15:10:47 04/05/2025
Bạn gái tài tử 'Titanic' gây 'nhức mắt' ở sự kiện, làm loạn thoát bóng bạn trai
Sao âu mỹ
15:04:31 04/05/2025