Sập bẫy đường dây rửa tiền chuyển khoản hàng tỷ đồng
Giả danh cán bộ Công an gọi điện thoại thông báo tài khoản ngân hàng liên quan đến đường dây rửa tiền quốc tế và yêu cầu người dân phải chuyển tiền vào một tài khoản để cơ quan chức năng xác minh, nếu chống lệnh sẽ bị bắt giam – đó là thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo thực hiện khiến nhiều người sập bẫy chuyển số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Từ đầu năm 2017 đến nay, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận 30 vụ việc với tổng số tiền bị lừa đảo lên đến 30 tỷ đồng. Vụ việc có số tiền mà nạn nhân chuyển đi nhiều nhất là 4 tỷ đồng.
“Bốc hơi” 200 triệu đồng trong nháy mắt
Ngày 31-7, bà Trần Minh T., trú tại Hà Nội nhận được một cuộc điện thoại của một người tự xưng là nhân viên bưu điện thông báo bà có một bưu phẩm gửi đến và đọc luôn bưu phẩm của ngân hàng thông báo bà T. đang nợ số tiền 38 triệu đồng. Bà T. hết sức bất ngờ vì mình không hề nợ số tiền nào thì được người này lý giải là có thể bà đã bị tội phạm đánh cắp thông tin cá nhân và sẽ nối máy để bà T. báo với Công an thông qua số máy 1068.
Sau đó, một người đàn ông tự xưng là Thiếu úy Nguyễn Văn Thiện tiếp dân thông báo tài khoản của bà T. đã liên quan đến một đường dây rửa tiền quốc tế và tài khoản này đã rút của ngân hàng số tiền 20 tỷ đồng. Sau đó họ chuyển máy cho bà T. gặp ông Tiến, đội trưởng CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh. Ông Tiến cho biết, bà T. đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát.
Người dân cần báo cho cơ quan Công an khi nhận được điện thoại thông báo “dính” vào đường dây rửa tiền quốc tế.
Khi bà T. đang bối rối chưa biết chuyện gì xảy ra thì họ lại tiếp tục chuyển máy cho ông Sơn tự nhận là người của Bộ Công an được cử vào để phá vụ án này. Ông Sơn cho biết đang cầm lệnh bắt bà T. và chồng bà cùng 17 đơn tố cáo liên quan đến vụ rửa tiền.
Video đang HOT
Bà T. rất lo lắng, sợ sệt và nói với ông Sơn là bà không hề có số tiền 20 tỷ đồng trong tài khoản thì người đàn ông này yêu cầu bà T. phải chứng minh. Ông ta biết bà T. có gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng.
Để chứng minh, bà T. phải chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm đến ngân hàng SCB số 37 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và mở internetbanking để cơ quan thanh tra của Bộ Công an thẩm định trong vòng 24h và sẽ trả lại tiền nếu số tiền này không liên quan đến vụ án.
Người đàn ông này còn đe dọa thêm, nếu bà T. không chuyển tiền nhanh sẽ lập tức bắt vợ chồng bà T., các trinh sát đang theo dõi và bao vây chồng bà T.. Đồng thời tuyệt đối không được tiết lộ với người thứ 3 nếu không sẽ bị bắt giam về tội che giấu tội phạm và phải đi tù 20 năm.
Quá lo sợ, bà T. đã ra ngân hàng chuyển 1,4 tỷ đồng vào tài khoản. Sau đó, bà T. lại tiếp tục bị yêu cầu đăng ký gửi tin nhắn giao dịch vào số điện thoại 01283946904 và nói rằng đây là mã số bí mật của Bộ Công an để bảo mật tài khoản của bà T.. Nếu bà T. không làm theo yêu cầu thì sẽ bị bắt ngay.
Không dừng ở đó, đối tượng này còn nói rằng, tội phạm đang theo dõi con bà T. ở trường, nếu không làm theo thì không thể đảm bảo sự an toàn cho con bà. Sau đó, người đàn ông này đã tiếp tục yêu cầu bà T. cung cấp Username của tài khoản. Ngay sau đó, tài khoản của bà T. báo đã bị chuyển 200 triệu đồng đến tài khoản có tên Hoàng Thị Bích.
Như chợt bừng tỉnh, bà T. vội vàng đến ngân hàng để phong tỏa tài khoản. Sau khi bà T. phong tỏa tài khoản thì liên tiếp nhận được các cuộc điện thoại uy hiếp bà vì đã chống lệnh và sẽ bị bắt. Biết mình đã bị lừa đảo và mất số tiền 200 triệu đồng, bà T. đã làm đơn gửi Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP Hà Nội.
Đối tượng cầm đầu ở nước ngoài
Vụ việc trên đây chỉ là một trong 30 vụ việc mà Đội Phòng Chống tội phạm sử dụng mạng máy tính, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP Hà Nội tiếp nhận từ đầu năm 2017.
Theo Trung tá Lê Ngọc Trí, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm sử dụng mạng máy tính thì thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo sử dụng để lừa người dân chuyển tiền qua tài khoản khá giống nhau. Chúng sẽ gọi điện thoại tới máy bàn của người dân, tự xưng là nhân viên bưu điện thông báo có bưu phẩm với nội dung người dân đang nợ ngân hàng 1 khoản tiền nếu không thanh toán thì đối tượng sẽ nói rằng có ai đã đánh cắp thông tin cá nhân để mở và tiêu số tiền đó nên sẽ giúp nối máy với Công an TP Hồ Chí Minh để điều tra giúp.
Tiếp đó, đối tượng khác xưng là cán bộ cơ quan TP Hồ Chí Minh thông báo người dân là nghi phạm trong một vụ án rửa tiền bất hợp pháp với số tiền nhiều tỷ đồng. Sau đó, đối tượng chuyển máy cho người xưng là cấp trên đồng thời khuyên người dân đề nghị cấp trên mở 1 cuộc giám định. Theo yêu cầu của đối tượng, người dân đến ngân hàng, mở 1 tài khoản mới đứng tên của chính người dân, nhưng phải sử dụng số điện thoại của “hội đồng thanh tra” cung cấp để làm số điện thoại đăng ký dịch vụ internetbanking và chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản trên.
Sau đó người dân mới biết mình bị lừa và trình báo cơ quan Công an. Trung tá Lê Ngọc Trí cho biết, qua các vụ việc trình báo đến cơ quan Công an thì nạn nhân mà các đối tượng lừa đảo hướng tới chủ yếu cán bộ hưu trí, giáo viên… những người luôn chấp hành pháp luật tốt nên khi nghe điện thoại thường nhanh chóng thực hiện yêu cầu của những người tự xưng là Công an.
Thậm chí, có vụ việc các đối tượng còn làm giả lệnh bắt giam, gửi cho nạn nhân xem thông qua điện thoại. Đội đã từng tiếp nhận vụ việc trong đó nạn nhân là một cán bộ hưu trí tại Hà Nội đã chuyển số tiền lên đến 4 tỷ đồng cho 3 tài khoản với thủ đoạn như trên. Sau khi tỉnh táo trở lại, ông đã đến cơ quan Công an trình báo.
Một trong những khó khăn trong quá trình đấu tranh làm rõ các vụ việc này chính là việc các đối tượng chủ mưu, cầm đầu thường ở nước ngoài, liên lạc qua internet vào Việt Nam mà các nhà cung cấp internet lại không thể phát hiện được IP. Công tác phối hợp với Công an một số nước không có kết quả do đó không xác định được đối tượng hoặc không bắt được kẻ chủ mưu, cầm đầu.
Đặc biệt, quá trình xác minh cũng cho thấy các chủ tài khoản ngân hàng mà nạn nhân chuyển tiền vào không phải là của các đối tượng lừa đảo mà là của người dân thậm chí là sinh viên ở các vùng quê nghèo, biên giới thiếu hiểu biết. Khi bị gọi lên làm việc với cơ quan Công an, họ cho biết họ lập các tài khoản này và bán lại với giá khoảng 2 triệu đồng cho người mua.
Trên thực tế, người bán và người mua tài khoản không biết nhau thường là do một người khác làm trung gian dẫn dắt. Qua một số vụ việc cũng xác minh được đối tượng rút tiền tại các nước như Malaysia, Campuchia… chứ không phải ở Việt Nam.
Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản, Trung tá Lê Ngọc Trí khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác, không thay đổi thông tin tài khoản, không chuyển tiền. Khi phát hiện những cuộc gọi bất thường hay tội phạm cần báo ngay cho cơ quan Công an và cán bộ ngân hàng nơi gần nhất. Phòng cũng đã có công văn gửi đến Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần phối hợp trong việc khi thấy người dân đến ngân hàng chuyển số tiền lớn vào tài khoản thì sẽ thông báo cho người dân có sập bẫy thủ đoạn lừa đảo hay không.
Theo Mai Hương
Công an nhân dân
Thiếu khung pháp lý, nhà đầu tư "sập bẫy" tiền ảo
Kinhtedothi - Sau Modern Tech, iFan và bây giờ là Sky Mining, giới đầu tư tiền ảo bitcoin tại Việt Nam lại chao đảo khi hay tin ông Lê Minh Tâm (ngụ huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh), Tổng Giám đốc Sky Mining (hay còn gọi là HTX Bầu trời công nghệ, mạng lưới đầu tư máy đào tiền ảo "lớn nhất" Việt Nam)... biến mất.
Ảnh minh họa.
"Bánh vẽ" lãi suất khủng
Mặc dù ông Lê Minh Tâm đã đăng một đoạn video lên mạng giải thích lý do vắng mặt những ngày qua là đi chữa bệnh nhưng các nhà đầu tư (NĐT) vẫn rất nghi ngại về lời hứa sẽ quay lại sớm của ông này nhất là khi toàn bộ hệ thống máy cày tiền ảo đã biến mất sau một đêm.
Trước khi xảy ra vụ CEO của Sky Mining bỏ trốn, có Alos Coin và Công ty CP Modern Tech bị tố cáo chiếm đoạt hơn 15.000 tỷ đồng bằng hình thức kêu gọi rót vốn mua đồng tiền ảo iFan. Các vụ lừa đảo này đều có điểm chung là người chơi các loại tiền ảo này đều được hứa hẹn mức lãi suất cực khủng.
Sky Mining có website là www.skymining.world. Để gọi vốn, công ty này yêu cầu NĐT chọn gói từ 100 USD đến 5.000 USD để mua máy đào, không giới hạn số lượng gói có thể mua.
Sau 12 tháng, công ty sẽ trả lại vốn và lãi tới 300% so với gói đào ban đầu. Đóng tiền xong công ty sẽ xuất máy cho NĐT và họ ký gửi lại để đào tiền ảo (coin). Sau 15 - 18 tháng, khi hoàn thành chu kỳ lợi nhuận 300% so với gói đào ban đầu, NĐT sẽ trả máy lại cho Sky Mining. Theo các chuyên gia công nghệ, mô hình Sky Mining là hình thức núp bóng lấy các máy đào ra để che đậy việc huy động vốn lãi suất cao, phát triển theo hình thức chi hoa hồng kim tự tháp.
Còn với iFan, công ty Modern Tech cam kết với NĐT khoản lợi nhuận thấp nhất 48% một tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng tại các sự kiện tổ chức hoành tráng năm 2017. Nếu mời được thành viên mới vào hệ thống còn được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia.
Cuối năm 2017, Alos Coin (viết tắt là AOC) mời chào mức lợi nhuận khi đầu tư vào tiền ảo AOC lên tới 180% mỗi năm, gấp 20 lần gửi ngân hàng, không ít người đã bán nhà bán cửa để đầu tư cho AOC. Tuy nhiên, khi những người đứng đầu hệ thống này biến mất, người dân mới khóc than, tá hỏa vì bị lừa.
Bao giờ có khung pháp lý?
Trong hơn 300 lá đơn mà người dân tố cáo Tổng Giám đốc Sky Mining "bỏ trốn và chiếm đoạt tài sản" có cả nhiều NĐT nước ngoài cũng lo lắng. Họ được mời đến dự các buổi hội thảo của Sky Mining và đầu tư vào Sky Mining vì nghĩ đây là công ty tài chính chuyên nghiệp.
Tất cả người dân bị hại tại sàn tiền ảo đều mong muốn cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc điều tra truy nã ông Tâm, để những người dân khác không còn bị lừa bởi vòi bạch tuộc sàn tiền ảo này. "Chúng tôi biết mình bị lừa và cũng không mong lấy lại được số tiền đã bị lừa, chỉ mong công an vào cuộc điều tra", nhóm các nhà đầu tư cho rằng, không chỉ riêng ông Lê Minh Tâm mà những người trong ban lãnh đạo và các chủ xưởng cũng phải chịu trách nhiệm...
Bên cạnh việc kích thích lòng tham của NĐT và trả hoa hồng cao thì việc các sàn tiền ảo vẫn còn đất sống còn có nguyên nhân là do quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo. Hiện nay, các cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở cảnh báo người dân để người dân tự chủ động và cảnh giác. Việc phát hiện và xử lý những ông trùm tiền ảo lừa đảo vẫn chưa quyết liệt.
Đặc biệt, việc kiểm soát các sàn giao dịch, tổ chức những sự kiện quảng bá liên quan đến đầu tư tiền kỹ thuật số phải được đăng ký và được cơ quan chức năng xem xét kỹ nội dung mới được phép tổ chức. Những sự kiện không được phép tổ chức, người dân có quyền tố cáo và cơ quan an ninh có quyền xử lý.
Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, Chính phủ cần nhanh chóng nghiên cứu, ban hành khung pháp lý quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, đầu tư tiền ảo nhằm giảm rủi ro hệ lụy cho xã hội, bảo đảm an toàn cho thị trường tài chính.
Theo nguồn tin báo chí, Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Công an quận Phú Nhuận chuyển hồ sơ vụ việc Sky Mining cho PC46 thụ lý và hướng dẫn người dân đến PC46 tố cáo kèm chứng cứ. Phía PC46 cho biết, hầu hết trường hợp tố cáo mà PC46 tiếp nhận cần phải bổ sung thêm chứng cứ.
"Nhiều NĐT không có giấy tờ nộp bằng tiền mặt vào Sky đầu tư mua máy đào tiền ảo mà đưa tiền mặt quy đổi ra tiền ảo để đầu tư máy đào. Kể cả sau khi máy đào khai thác được tiền ảo, NĐT cũng nhận tiền ảo, sau đó rút tiền ảo mang đi bán lấy tiền mặt. Nghĩa là từ lúc đầu tư máy đào tiền ảo cho đến nhận tiền ảo đào được đều giao dịch bằng tiền ảo.
Theo quy định pháp luật của Việt Nam, tiền ảo không được công nhận" - một đại diện PC 46 phân tích.
Theo Laodong
Giả danh cán bộ dọa, ép doanh nghiệp mua tài liệu, hồ sơ với giá "cắt cổ" Khi nắm bắt được thông tin về các doanh nghiệp, đối tượng liền gọi điện thoại đến dụ dỗ, mời chào mua tài liệu. Trong trường hợp, doanh nghiệp từ chối thì lập tức bị đe dọa sẽ xuống thanh, kiểm tra khiến không ít doanh nghiệp hoang mang, lo lắng. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là các DN...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nguyên phó chủ tịch xã lừa "chạy" viên chức rồi chiếm đoạt tiền

Hỗn chiến trước cổng UBND thành phố ở Bình Dương

Điều tra vụ "Giết người" do ghen tuông phóng hỏa khiến 3 người tử vong

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Cơ hội được giảm án của cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ

Bắt nghi phạm gây ra vụ nổ làm 2 người tử vong ở TPHCM

Tây Ninh: Cầu mới hoàn thành sau 2 tuần sụt lún, ô tô và xe máy rơi xuống hố.

Bị phạt vì đăng clip tự xưng 'thần chết', xúc phạm người khác

Vận động thành công đối tượng truy nã đặc biệt ra đầu thú

Cảnh sát chặn xe khách bắt 4 nghi phạm gây án đang trốn chạy

Người đàn ông quốc tịch Đức vận chuyển ma túy vào Việt Nam

Truy tố cựu đại úy quân đội buôn ma túy
Có thể bạn quan tâm

Vinicius và cú bắt tay trăm triệu euro với Real Madrid
Sao thể thao
23:32:12 11/05/2025
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
Sao việt
23:26:25 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025
Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m
Tin nổi bật
22:02:32 11/05/2025
Thấy nhà tôi mới mua được ô tô, mấy bà hàng xóm hết bịa chuyện đỗ xe lấn chiếm rồi lại đồn thổi con gái tôi cặp kè đại gia mới lắm tiền thế
Góc tâm tình
21:59:42 11/05/2025