Sập cầu ở Lai Châu: Cần điều tra 3 đơn vị
“Có 3 bên tham gia, các cơ quan chức năng phải điều tra trách nhiệm của từng đơn vị cụ thể”.
Vụ thảm họa sập cầu treo ở Lai Châu ngày 24/2 đã lấy đi ít nhất 8 mạng người và 38 người khác bị thương. Một đám tang đi qua có thể gây quá tải cho cây cầu? Các bên nào liên quan đến tai nạn thương tâm? Chúng tôi có cuộc trò chuyện với Giáo sư Nguyễn Đình Cống - chuyên gia đầu ngành kết cấu xây dựng của Đại học Xây dựng Hà Nội xung quanh vấn đề này.
Thưa Giáo sư, nguyên nhân ban đầu của vụ sập cầu treo ở Lai Châu được lãnh đạo địa phương cho là cầu bị đứt vòng neo tăng đơ của dây cáp cầu. Lý do, số lượng người cùng một lúc di chuyển qua cầu quá lớn (hơn 40 người), trong khi đó, tải trọng thiết kế của cây cầu chỉ có 1,5 tấn, dài 54m. Là chuyên gia ngành xây dựng, ông nghĩ sao?
Qua bức ảnh tại hiện trường có thể thấy vòng neo ở dây cáp bị đứt. Vì sao vòng neo đứt? Có thể do tải trọng đi qua cầu quá lớn so với thiết kế ban đầu của vòng neo, hoặc là vòng neo quá yếu nên không chịu nổi tải trọng người đi trên cầu.
Tôi không tin số người của một đám tang (hơn 40 người) có thể vượt quá tải trọng thiết kế của cầu treo. Nguyên tắc làm cầu, nếu số người đứng chật kín cây cầu từ đầu bên này sang đầu bên kia… vẫn phải an toàn. Do vậy, hơn 40 người, chưa thể chật kín cầu dài 54m.
Nếu cây cầu dài 54m (rộng thông thường từ 1 – 2 m), thì không thể có chuyện tải trọng toàn bộ cầu chỉ 1,5 tấn. Bởi tải trọng tối thiểu cho cầu treo là 300kg/m2. Ví dụ, nếu cây cầu dài 54m, rộng tối thiểu 1m thì tải trọng trên toàn bộ cầu khoảng 15 tấn.
Trường hợp này, mới có đoàn người đưa tang đi qua đã sập, tôi nghĩ có thể do vòng neo quá yếu, vật liệu làm vòng neo quá tồi.
Thông thường, vòng neo được làm bằng vật liệu gì, thưa ông?
Vòng móc neo được làm bằng loại thép tốt, chịu được lực như tính toán thiết kế ban đầu. Ví dụ, nếu cây cầu được thiết kế chịu lực 15 tấn, vòng neo phải được làm đủ chắc chắn để phù hợp với thiết kế.
Ở trường hợp cầu treo Lai Châu, vòng neo chính là điểm yếu nhất nên mới bị sự cố ở đây. Vì sao vòng neo yếu? Có thể do nguyên nhân kỹ thuật làm sai, có thể ý thức con người sai.
Cận cảnh cầu treo bị đứt cáp
Thưa ông, có ý kiến nói, nếu ý thức người làm cầu “có vấn đề”, thì cái vòng neo nhỏ bé có “đáng gì” đâu?
GS Nguyễn Đình Cống: Ồ! người ngoài ngành thường hay nghĩ thế. Nhưng xin thưa thế này, nếu có trục lợi thì không ai trục lợi một con ốc, một vòng neo… mà trục lợi toàn bộ cây cầu. Ví dụ, bớt 1%, nghĩa là mỗi bộ phận của cầu đều bị bớt 1% chứ không riêng bộ phận nào.
Video đang HOT
Hiện nay, các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ vụ sập cầu. Vậy theo ông, những bên nào liên quan sẽ phải xác minh?
GS Nguyễn Đình Cống: Có 3 bên tham gia, các cơ quan chức năng phải điều tra trách nhiệm của từng đơn vị cụ thể.
Phải xem đơn vị thi công có làm đúng thiết kế không hay tự nghĩ ra làm? Nếu làm đúng thiết kế mà cầu vẫn sập, chứng tỏ thiết kế sai. Nếu làm sai thiết kế, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm. Cần làm rõ sai phạm ở hai đơn vị này do trình độ hay thái độ?
Thứ ba là bên đơn vị giám sát. Đơn vị này làm ăn kiểu gì mà để người ta làm hỏng, làm sai nhưng không phát hiện?
Nguyên nhân sập cầu trước mắt do đứt vòng móc neo là rõ ràng. Nhưng tôi muốn tìm nguyên nhân sâu xa từ thiết kế, thi công hoặc của giám sát đã dẫn tới chất lượng kết cấu không bảo đảm nên mới bị đứt khi chịu lực chưa lớn lắm.
Thưa ông, một số người dân địa phương cho hay, khi đám tang đi qua, mặc dù cầu mới làm được 1 năm 3 tháng nhưng cán bộ xã đã can ngăn, cảnh báo về số lượng người quá đông. Phải chăng, tải trọng cây cầu đúng 1,5 tấn như lãnh đạo địa phương nói?
Như tôi nói ban đầu, tải trọng cây cầu dài 54m này không thể chỉ có 1,5 tấn. Con số này có lẽ được viết vào biển báo đầu cầu (trong vòng tròn đỏ), ý nói rằng cấm xe có trọng tải quá 1,5 tấn. Nhưng nguyên tắc, cấm xe 1,5 tấn thì vẫn có thể đi 3- 5 chiếc xe 1,4 tấn đi trên cầu (không đi sát, cách nhau vài mét).
Có thể chính quyền xã cẩn thận, nhắc nhở người dân, cũng có thể biết chất lượng cầu treo kém, lo ngại sự cố.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống – chuyên gia đầu ngành kết cấu xây dựng của Đại học Xây dựng Hà Nội
Qua vụ sập cầu, nhiều người cho rằng, cần xem lại trình độ kỹ thuật làm cầu của chúng ta. Là người tham gia đào tại ngành xây dựng, ông có suy nghĩ gì?
Có hai điều làm nên cây cầu tốt là kỹ thuật và ý thức người làm cầu. Tôi không nghĩ trình độ kỹ thuật của chúng ta kém.
Hãy nhìn các cầu khác như Bãi Cháy, Mỹ Thuận… rất chắc chắn. Hơn nữa, khi xây dựng cầu, phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, chúng ta đều đáp ứng tốt. Vậy nếu xem lại, thì xem ý thức các bên tham gia xây dựng.
Một số ý kiến cho rằng, cầu ở vùng sâu vùng xa thường “có vấn đề” hơn ở thành phố lớn. Ví dụ các sự cố trước đây như sập cầu treo tại Phù Yên, Sơn La năm 2013, sập cầu treo ở Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk cũng năm 2013. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Về nguyên tắc, xây cầu ở đâu cũng thế, phải bảo đảm được các tiêu chuẩn thiết kế, chất lượng như tính toán ban đầu. Có thể, xây dựng ở vùng sâu vùng xa thì có khả năng dễ tạo sự chủ quan hơn, nghĩ rằng ít người đi lại, khó xảy ra sự cố. Nhưng thực tế, người dân thành phố thường có ý thức chấp hành quy định qua cầu tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Khampha
Ám ảnh của người thoát chết trong vụ sập cầu tử thần
Khi người thân đưa điện thoại cho xem lại video cảnh lật cầu, anh Giàng A Ya xua tay từ chối. Anh bảo, vẫn đang cảm thấy sợ hãi sau những gì đã xảy ra. Sau này khỏi bệnh, đủ bình tĩnh anh sẽ xem.
Sau 4 ngày xảy ra vụ lật cầu, dù đã tỉnh lại nhưng vẻ mặt hoảng sợ vẫn còn in trên khuôn mặt những nạn nhân. Chiều qua, khi người thân đưa điện thoại cho xem lại video cảnh lật cầu, anh Giàng A Ya xua tay từ chối. Anh bảo, vẫn đang cảm thấy sợ hãi sau những gì đã xảy ra. Sau này khỏi bệnh, đủ bình tĩnh anh sẽ xem.
Giàng A Ya là công an huyện, được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại bản Chu Va 6 và 8. Anh đang nằm điều trị tại khoa ngoại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Bác sỹ điều trị nói rằng, anh là người đầu tiên được chuyển lên đây. Kiểm tra bước đầu, y bác sỹ phát hiện ngay anh Ya bị vỡ một quả thận. Anh còn bị gẫy cánh tay phải và 3 cái xương sườn. Ya lập tức được đưa lên bàn mổ nếu không sẽ nguy đến tính mạng.
Sau 4 ngày trôi qua, anh vẫn bị ám ảnh cảnh tượng người rơi xuống nằm la liệt dưới suối.
Giàng A Ya bị vỡ thận, gẫy cánh tay phải và 3 cái xương sườn
Giàng A Ya vốn là bạn của người nằm trong quan tài hôm đó. Nghe tin bạn tử nạn, Ya đến dự đám ma. Khi đó Ya đi trước chiếc quan tài mấy bước. Bỗng anh nghe một tiếng "sầm" rất to. Rồi Ya rơi tự do xuống dưới. Lúc này, trời đất bỗng tối sầm trước mắt. Ya thấy mình đang nằm ngửa, mặt hướng lên, trời đất đang quay cuồng.
Nhìn sang bên phải, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt Giàng A Ya là chiếc quan tài của người bạn xấu số mà anh đang đưa tiễn. Anh cố định thần liếc sang xung quanh thấy nhiều người đang nằm. Trên đầu, trên mặt họ đều máu me bê bết. Người nằm sấp, người nằm ngửa, người bất động, người lồm cồm bò.
Giàng A Ya nhớ duy nhất một người nằm cạnh mình là Vàng A Sủ. Ya thấy anh ta ngồi dậy. Ya cũng chợt có ý muốn ngồi dậy. Cả người Ya đang ngập dưới nước suối.
Anh cố chống tay ngồi dậy nhưng cánh tay đã không còn tuân theo sự điều khiển của mình. Anh thấy cơ thể nặng trĩu. Lấy hết sức bình sinh, Ya chỉ đưa được chiếc đầu cao hơn mặt nước. Anh nghe thấy tiếng kêu la, than khóc vang trời phát ra từ dưới lòng suối.
Ya cũng thấy hoảng sợ và khóc. Anh cũng kêu lên thảm thiết "Cứu tôi với (bằng tiếng Mông)". Anh thấy tuyệt vọng, cơ thể không còn của mình nữa nhưng đầu óc còn khá tỉnh táo. Trôi qua một thời gian khá lâu, anh thấy có 2 người bản xứ túm 2 tay anh kéo lên. Họ cõng anh chạy lên bệnh viện.
Trải qua ca phẫu thuật cắt thận, Ya đang phải nằm bất động và dùng ống thông tiểu. Xương sườn và tay mới chỉ tạm thời được cố định. Đợi vài hôm nữa, các bác sỹ mới tiếp tục xử lý được.
Đến thời điểm này, Ya vẫn chưa biết những ai đã chết trong vụ thảm họa sập cầu. "Bây giờ tôi chỉ muốn được về nhà." - Giàng A Ya nói.
Trong khi đó, Vàng A Sủ vẫn chẳng nhớ nổi điều gì đã xảy ra. Dù ngồi lên được, nhưng Vàng A Sủ chỉ thấy người mình dưới nước. Dòng nước hòa lẫn với máu biến thành màu đỏ. A Sủ nhìn xung quanh chỉ toàn màu đỏ.
Nạn nhân Vàng A Sủ chẳng nhớ nổi điều gì đã xảy ra
Nằm giường bên cạnh, Giang A Khủa tỏ ra là người tỉnh táo nhất. Anh còn rất trẻ. Vợ anh mới sinh con trai đầu lòng đang bế con ngồi bên cạnh giường bệnh. Chị im lặng nhìn chồng chẳng biết nói gì.
Giang A Khủa rơi đúng vũng nước dưới suối, nhưng anh vẫn bị gãy xương sườn. Anh cố lấy hết sức bình sinh, chống tay lết lên một tảng đá bên cạnh. Rồi anh nằm luôn tại đó chờ người đến mang đi.
Ya hay A Sủ cũng như A Khủa và những người còn sống đều không còn ai nhận ra ai vào lúc đó. Đầu óc họ mụ mị hẳn đi. Sau một lúc, những nạn nhân dưới suối nghe tiếng chân người chạy rầm rập. Từng người được cõng hoặc bế đi.
Giang A Khủa rơi đúng vũng nước dưới suối, anh vẫn bị gãy xương sườn
Bác sỹ Nguyễn Cảnh Quang cảm thấy thực sự gặp áp lực khi phải làm 6 ca phẫu thuật liên tục trong một ngày. Hôm đó, bỗng dưng bệnh nhân chuyển lên viện Đa khoa tỉnh liên tục.
Hơn 10 năm làm nghề, đây là lần thứ 3 khoa anh tiếp nhận một lúc nhiều bệnh nhân như thế. Cách đây ít năm, anh từng tham gia xử lý vài chục nạn nhân vụ lật xe khách.
Nhưng lần này, là lần đầu bác sỹ Quang phải đứng phẫu thuật chính liên tục trong nhiều ca mổ phức tạp như vậy. Đến lúc này, anh mới thực sự thở phào nhẹ nhõm. 10 bệnh nhân do anh trực tiếp điều trị đã ổn định dần sức khỏe.
Theo Khampha
Vụ sập cầu tang thương: Đưa thanh ốc neo dây cầu đi giám định Cơ quan điều tra Công an tỉnh Lai Châu kết hợp với Bộ GTVT thu thập chứng cứ tại hiện trường vụ sập cầu treo, đưa thanh ốc neo tăng-đơ đi giám định tìm hiểu nguyên nhân đứt dây neo cầu. Chiều 26/2, trao đổi với PV Dân trí, Thiếu tướng Trần Duân - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu - cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng

Bình Định: Phát hiện thi thể đang phân hủy bên bờ suối

Quảng Trị: Nam shipper bị sét đánh hôn mê sâu

Cháy nhà 2 tầng ở TPHCM, 1 người tử vong trong phòng ngủ

TP.HCM: Phát hiện người đàn ông tử vong trong khách sạn ở Gò Vấp

Vụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạm

Phú Quốc: Xử lý một khách nước ngoài chạy xe buông tay, đánh võng

Sụt chân cầu Tây Ninh, sự cố sân bay Tân Sơn Nhất: Bộ Xây dựng chỉ đạo 'nóng'

Đà Nẵng: Một trẻ em bị bò thả rông húc văng

Đang làm ruộng, một người bị sét đánh tử vong

Trung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại Nga

Vụ công trình cầu vừa khánh thành ở Tây Ninh bị sụt lún: 'Không ai nghĩ mới làm đã hư'
Có thể bạn quan tâm

Lý Hải: "Ông Phước trong Lật mặt lấy cảm hứng từ cha tôi"
Hậu trường phim
10:37:21 12/05/2025
Tuyến đường huyết mạch dài 177km nối 2 tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang
Du lịch
10:33:48 12/05/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 37: Ông Chính bắt gặp Tuệ Minh đi với người yêu cũ
Phim việt
10:32:20 12/05/2025
OTP hot nhất MIQ "khoá môi", công khai tình cảm, giật spotlight Hà Tâm Như?
Sao việt
10:30:37 12/05/2025
Phú Quốc: Bắt giữ nghi phạm dùng dụng cụ chích điện tấn công nhiều người
Pháp luật
10:16:07 12/05/2025
Bạn thân Faker lại để ngỏ khả năng "biến mất" sau chuỗi trận thất vọng
Mọt game
09:45:36 12/05/2025
Sang chảnh đi làm, thoải mái đi chơi với áo blazer
Thời trang
09:42:56 12/05/2025
Điều gì xảy ra khi mỗi ngày uống một ly cà phê
Sức khỏe
09:35:59 12/05/2025
Cuộc đua ngầm giữa các thần tượng Kpop
Sao châu á
09:33:29 12/05/2025
Sức mạnh của Mỹ giữa 'cuộc chiến chip'
Thế giới
08:54:18 12/05/2025