Sắp xếp các trường sư phạm mà không tính đến “cầu’ là thua

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi Tọa đàm báo cáo luận cứ khoa học và phương án sắp xếp lại các trường sư phạm .

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia: “Quy hoạch mạng lưới trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030″ của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

Sắp xếp các trường sư phạm mà không tính đến cầu' là thua - Hình 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học Giáo dục chủ trì Tọa đàm

Sắp xếp thế nào cho hợp lý để không gây “sốc”

GS.TS Phạm Hồng Quang – Giám đốc Đại học Thái Nguyên – chủ nhiệm đề tài cho biết, hiện nay cả nước có 133 cơ sở đào tạo giáo viên ; trong đó có 15 trường đại học sư phạm; 48 trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên; 30 trường cao đẳng sư phạm; 19 cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên và 2 trường trung cấp sư phạm. Các cơ sở đào tạo phân bố dài trải ở tất cả vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Về mục tiêu của đề tài, GS.TS Phạm Hồng Quang chia sẻ, đề tài hướng đến việc hình thành mạng lưới các trường sư phạm với một số trường đại học sư phạm trọng điểm có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu giáo viên trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và thu hút nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư phát triển các trường sư phạm; hội nhập với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới .

Tại Tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các vụ cục thuộc Bộ GD&ĐT đều nhấn mạnh sự cấp thiết phải sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên; đồng thời góp ý cho đề tài, đi sâu một số nội dung quan trọng như nguyên tắc sắp xếp mạng lưới, mô hình đào tạo, phân cấp quản lý nhà nước về đào tạo giáo viên, việc hình thành các trường đại học sư phạm trọng điểm, dự báo cung – cầu trong đào tạo giáo viên…

“Quá trình sắp xếp các trường sư phạm mà không tính đến “cầu” là thua” – Đây là khẳng định của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ngay trong phần gợi ý thảo luận của Tọa đàm. Theo Bộ trưởng, vấn đề sắp xếp các trường sư phạm không phải mới nhưng sắp xếp thế nào cho hợp lý để không gây “sốc” là việc phải tính toán, trong đó điếm xuất phát phải từ nhu cầu.

“Chúng ta phải tính xem, 5 năm, 10 năm nữa quy mô giáo dục sẽ ra sao , cần bao nhiêu giáo viên để đáp ứng quy mô giáo dục đó, sau đó mới quay trở lại bài toán sắp xếp trường sư phạm bằng những tiêu chí, tiêu chuẩn, nguyên tắc cụ thể. Đó là bài toán ngược từ cầu đến cung” – Bộ trưởng nêu quan điểm.

Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng về nguyên tắc bảo đảm “cầu”, GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội) cho rằng, hiện nay đang có tình trạng mất cân đối cung – cầu trong đào tạo giữa các bậc học, giữa các môn học, giữa các trình độ đào tạo, vì vậy, nếu không làm tốt việc dự báo sẽ khó thực hiện sắp xếp được hệ thống các trường sư phạm.

Cũng nhìn nhận đến điếm cuối cùng là nhu cầu giáo viên, GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đánh giá, đề tài mới chỉ dừng ở việc giải quyết vấn đề trước mắt mà chưa bám vào đích cuối cùng. “Chúng ta phải nhìn được đến năm 2045 đội ngũ giáo viên sẽ như thế nào để hình dung hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên. Chúng ta không đuổi theo mãi thực tiễn mà phải dẫn dắt thực tiễn đến đích của chúng ta” – GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc nhấn mạnh.

Khó nhất là tiêu chí, tiêu chuẩn sắp xếp

Video đang HOT

Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. “Chúng ta có 113 cơ sở đào tạo giáo viên, việc rà soát, sắp xếp không thể cực đoan đi từ chỗ có rất nhiều cơ sở đến chỉ còn một vài cơ sở mà sắp xếp có định hướng, tạo ra một hệ thống quy củ, thiết thực và hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh nước ta và có tham khảo quốc tế” – Bộ trưởng cho hay.

Nói về nguyên tắc, GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho rằng, việc sắp xếp mạng lưới phải đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên; hệ thống đó phải được phân bố hợp lý trong cả nước, vùng lãnh thổ, có quan tâm đến vùng sâu, vùng xa; phân loại, xếp hạng được các loại cơ sở đào tạo.

TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, bản chất của đề tài này là tái cơ cấu hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm khắc phục thực trạng hiện nay là lãng phí, thiếu chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc đưa ra mô hình tái cơ cấu trong đề tài còn rụt rè, cụ thể ở đây là xu hướng theo đa ngành.

“Trên thế giới hiện nay chỉ còn Việt Nam là đào tạo sư phạm chuyên ngành, vì vậy, xu hướng các trường sư phạm phải chuyển sang đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; các trường nhỏ phải thành thành viên của hệ thống lớn” – TS Phạm Đỗ Nhật Tiến nêu quan điểm

Đồng tình với quan điểm của TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng cần xem xét mô hình đào tạo giáo viên nên như thế nào; cùng với đó, giải quyết được phân cấp quản lý trong đào tạo giáo viên: bộ, ngành, địa phương quản lý đến đâu, các cơ sở đào tạo giáo viên quản lý đến đâu. “Đa ngành, đa lĩnh vực là xu thế thời đại, không thể khác được” – GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc nhấn mạnh.

Đề cập cụ thể vấn đề quản lý nhà nước trong nguyên tắc sắp xếp các cơ sở đào tạo sư phạm, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP nêu quan điểm, ngành sư phạm phải được quản lý từ Trung ương và phải có kế hoạch chặt chẽ, không giống các ngành khác.

Bộ GD&ĐT là đơn vị sử dụng thì đương nhiên phải quản lý chặt chẽ xem có đáp ứng được đầu ra nhân lực mình sử dụng hay không. Đó là lý do cấp bách chúng ta phải kiện toàn lại hệ thống sư phạm.

Khẳng định đột phá trong giáo dục tới đây là từ đội ngũ giáo viên; sắp xếp mạng lưới các trường sư phạm, hình thành một số trường sư phạm tốt là “đột phá trong đột phá”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị nhóm nghiên cứu tập trung xác định rõ nhu cầu đào tạo giáo viên, nghiên cứu mô hình trường sư phạm dựa trên cấu trúc, quy mô, tiêu chí đảm bảo chất lượng, xây dựng tiêu chí phân loại, khảo sát thực trạng, từ đó đề xuất phương án sắp xếp sao cho khả thi và hiệu quả.

“Cần làm rõ mô hình một trường đại học sư phạm đa ngành, đa lĩnh vực là như thế nào; quy trình đào tạo một người thầy là như thế nào để trường sư phạm không phải là nơi đào tạo “thợ dạy” mà phải là trung tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục; người thầy không phải “thợ dạy” mà phải là một nhà giáo dục, một nhà văn hóa” – Bộ trưởng nêu rõ.

Minh Thu

Theo Dân trí

Sắp xếp hệ thống trường sư phạm: Điểm xuất phát phải từ nhu cầu

Văn phòng Chương trình Khoa học Giáo dục (Bộ GD&ĐT) vừa phối hợp với Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên tổ chức Tọa đàm báo cáo luận cứ khoa học và phương án sắp xếp lại các trường sư phạm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học Giáo dục chủ trì Tọa đàm. Cùng dự có Thứ trưởng Lê Hải An, lãnh đạo một số vụ cục thuộc Bộ, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo một số cơ sở giáo dục đại học và đại diện Ngân hàng Thế giới.

Sắp xếp hệ thống trường sư phạm: Điểm xuất phát phải từ nhu cầu - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại tọa đàm

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia: "Quy hoạch mạng lưới trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030" của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Tính đến "cầu" trong sắp xếp các trường sư phạm

GS.TS Phạm Hồng Quang - Giám đốc Đại học Thái Nguyên - chủ nhiệm đề tài cho biết, hiện nay cả nước có 133 cơ sở đào tạo giáo viên; trong đó có 15 trường đại học sư phạm; 48 trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên; 30 trường cao đẳng sư phạm; 19 cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên và 2 trường trung cấp sư phạm. Các cơ sở đào tạo phân bố dài trải ở tất cả vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Về mục tiêu của đề tài, GS.TS Phạm Hồng Quang chia sẻ, đề tài hướng đến việc hình thành mạng lưới các trường sư phạm với một số trường đại học sư phạm trọng điểm có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu giáo viên trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và thu hút nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư phát triển các trường sư phạm; hội nhập với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các vụ cục thuộc Bộ GD&ĐT đều nhấn mạnh sự cấp thiết phải sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên; đồng thời góp ý cho đề tài, đi sâu một số nội dung quan trọng như nguyên tắc sắp xếp mạng lưới, mô hình đào tạo, phân cấp quản lý nhà nước về đào tạo giáo viên, việc hình thành các trường đại học sư phạm trọng điểm, dự báo cung - cầu trong đào tạo giáo viên...

"Chúng ta phải tính xem, 5 năm, 10 năm nữa quy mô giáo dục sẽ ra sao, cần bao nhiêu giáo viên để đáp ứng quy mô giáo dục đó, sau đó mới quay trở lại bài toán sắp xếp trường sư phạm bằng những tiêu chí, tiêu chuẩn, nguyên tắc cụ thể. Đó là bài toán ngược từ cầu đến cung"

Bộ trưởng nêu quan điểm.

"Quá trình sắp xếp các trường sư phạm mà không tính đến "cầu" là thua" - Đây là khẳng định của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ngay trong phần gợi ý thảo luận của Tọa đàm. Theo Bộ trưởng, vấn đề sắp xếp các trường sư phạm không phải mới nhưng sắp xếp thế nào cho hợp lý để không gây "sốc" là việc phải tính toán, trong đó điểm xuất phát phải từ nhu cầu.

Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng về nguyên tắc bảo đảm "cầu", GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội) cho rằng, hiện nay đang có tình trạng mất cân đối cung - cầu trong đào tạo giữa các bậc học, giữa các môn học, giữa các trình độ đào tạo, vì vậy, nếu không làm tốt việc dự báo sẽ khó thực hiện sắp xếp được hệ thống các trường sư phạm.

Cũng nhìn nhận đến điếm cuối cùng là nhu cầu giáo viên, GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đánh giá, đề tài mới chỉ dừng ở việc giải quyết vấn đề trước mắt mà chưa bám vào đích cuối cùng. "Chúng ta phải nhìn được đến năm 2045 đội ngũ giáo viên sẽ như thế nào để hình dung hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên. Chúng ta không đuổi theo mãi thực tiễn mà phải dẫn dắt thực tiễn đến đích của chúng ta" - GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc nhấn mạnh.

Sắp xếp hệ thống trường sư phạm: Điểm xuất phát phải từ nhu cầu - Hình 2

Các đai biểu tham dự tọa đàm

Quan tâm tiêu chí, tiêu chuẩn sắp xếp

Khẳng định điều này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: Chúng ta có 113 cơ sở đào tạo giáo viên, việc rà soát, sắp xếp không thể cực đoan đi từ chỗ có rất nhiều cơ sở đến chỉ còn một vài cơ sở mà sắp xếp có định hướng, tạo ra một hệ thống quy củ, thiết thực và hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh nước ta và có tham khảo quốc tế.

Nói về nguyên tắc, GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho rằng, việc sắp xếp mạng lưới phải đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên; hệ thống đó phải được phân bố hợp lý trong cả nước, vùng lãnh thổ, có quan tâm đến vùng sâu, vùng xa; phân loại, xếp hạng được các loại cơ sở đào tạo.

TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nêu ý kiến, bản chất của đề tài này là tái cơ cấu hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm khắc phục thực trạng hiện nay là lãng phí, thiếu chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc đưa ra mô hình tái cơ cấu trong đề tài còn rụt rè, cụ thể ở đây là xu hướng theo đa ngành.

"Trên thế giới hiện nay chỉ còn Việt Nam là đào tạo sư phạm chuyên ngành, vì vậy, xu hướng các trường sư phạm phải chuyển sang đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; các trường nhỏ phải thành thành viên của hệ thống lớn" - TS Phạm Đỗ Nhật Tiến nêu quan điểm

Đồng tình với quan điểm của TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng cần xem xét mô hình đào tạo giáo viên nên như thế nào; cùng với đó, giải quyết được phân cấp quản lý trong đào tạo giáo viên: bộ, ngành, địa phương quản lý đến đâu, các cơ sở đào tạo giáo viên quản lý đến đâu. "Đa ngành, đa lĩnh vực là xu thế thời đại, không thể khác được" - GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc nhấn mạnh.

Đề cập cụ thể vấn đề quản lý nhà nước trong nguyên tắc sắp xếp các cơ sở đào tạo sư phạm, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP nêu quan điểm, ngành sư phạm phải được quản lý từ Trung ương và phải có kế hoạch chặt chẽ, không giống các ngành khác. Bộ GD&ĐT là đơn vị sử dụng thì đương nhiên phải quản lý chặt chẽ xem có đáp ứng được đầu ra nhân lực mình sử dụng hay không. Đó là lý do cấp bách chúng ta phải kiện toàn lại hệ thống sư phạm.

Khẳng định đột phá trong giáo dục tới đây là từ đội ngũ giáo viên; sắp xếp mạng lưới các trường sư phạm, hình thành một số trường sư phạm tốt là "đột phá trong đột phá", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị nhóm nghiên cứu tập trung xác định rõ nhu cầu đào tạo giáo viên, nghiên cứu mô hình trường sư phạm dựa trên cấu trúc, quy mô, tiêu chí đảm bảo chất lượng, xây dựng tiêu chí phân loại, khảo sát thực trạng, từ đó đề xuất phương án sắp xếp sao cho khả thi và hiệu quả.

Trường sư phạm không phải là nơi đào tạo "thợ dạy"

"Cần làm rõ mô hình một trường đại học sư phạm đa ngành, đa lĩnh vực là như thế nào; quy trình đào tạo một người thầy là như thế nào để trường sư phạm không phải là nơi đào tạo "thợ dạy" mà phải là trung tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục; người thầy không phải "thợ dạy" mà phải là một nhà giáo dục, một nhà văn hóa" - Bộ trưởng nêu rõ.

Hiếu Nguyễn

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc khi người giúp việc dùng giẻ lau nước bẩn vắt vào đồ uống của chủ nhàSốc khi người giúp việc dùng giẻ lau nước bẩn vắt vào đồ uống của chủ nhà
17:51:14 23/05/2025
Sùng Bầu lên tiếng, ông chủ miến dong Điện Biên xin lỗi, CĐM phản ứng dữ dộiSùng Bầu lên tiếng, ông chủ miến dong Điện Biên xin lỗi, CĐM phản ứng dữ dội
20:30:56 23/05/2025
Bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt "trăm năm có một", đẹp như nữ hoàng nhưng bị ám sát ở tuổi 36Bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt "trăm năm có một", đẹp như nữ hoàng nhưng bị ám sát ở tuổi 36
21:00:02 23/05/2025
Bóc gỡ đường dây đa cấp xuyên quốc gia liên quan gần 200.000 ngườiBóc gỡ đường dây đa cấp xuyên quốc gia liên quan gần 200.000 người
21:21:19 23/05/2025
SBS tung tin nhắn tuyệt mệnh của Kim Sae Ron, Kim Soo Hyun có liên quan đến cái chết của cố diễn viên?SBS tung tin nhắn tuyệt mệnh của Kim Sae Ron, Kim Soo Hyun có liên quan đến cái chết của cố diễn viên?
19:41:33 23/05/2025
Mượn bạn xe máy mới chưa có biển số đi cướp giật túi xách, gây chết ngườiMượn bạn xe máy mới chưa có biển số đi cướp giật túi xách, gây chết người
18:31:08 23/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi khóc nức nở ở Miss World 2025Hoa hậu Ý Nhi khóc nức nở ở Miss World 2025
20:33:12 23/05/2025
Nữ nghệ sĩ Việt sống ở biệt thự thuộc khu giàu nhất Nam California, 60 tuổi vẫn trẻ đẹp như 30Nữ nghệ sĩ Việt sống ở biệt thự thuộc khu giàu nhất Nam California, 60 tuổi vẫn trẻ đẹp như 30
19:37:23 23/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng

Hậu trường phim

23:36:29 23/05/2025
Johansson đã nhìn thấy... chồng mình từ xa và vội vàng lao tới để đứng cạnh chồng mình. Hành động bộc phát quá bất ngờ khiến vô số phóng viên trở tay không kịp.
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại

Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại

Phim châu á

23:32:09 23/05/2025
Người xem đánh giá cao khả năng tạo chemistry của hai diễn viên Tống Tổ Nhi và Ngụy Thiệu. Họ giống như nhân vật từ trong sách bước ra.
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng

'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng

Phim âu mỹ

23:17:28 23/05/2025
Phần 2 về câu chuyện của cặp đôi cáo - thỏ tại thành phố động vật đầy màu sắc đã tung ra trailer đầu tiên, cũng như xác nhận ngày chiếu tại Việt Nam.
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật

Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật

Sao việt

22:58:06 23/05/2025
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu bổ sung chế tài tăng mức xử phạt vi phạm trong hoạt động quảng cáo; trong đó chú trọng đến các hoạt động quảng cáo của nghệ sĩ.
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Tin nổi bật

22:56:01 23/05/2025
Đang ngồi trong tiệm cắt tóc của mình, một phụ nữ ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) bất ngờ bị người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung, đe dọa bằng vật nhọn rồi nhanh chóng bỏ trốn.
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?

Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?

Phim việt

22:48:29 23/05/2025
Khi bộ phim đang ở những tập cuối, khán giả đặt câu hỏi liệu cái kết của Cha tôi, người ở lại có giống phiên bản Trung Quốc hay không?
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới

Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới

Thế giới

22:48:28 23/05/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick ngày 21.5 thông báo rằng việc đăng ký thị thực thẻ vàng sẽ sớm được mở bán trên trang web mới của chính phủ, dự kiến sẽ hoạt động trong tuần tới.
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong

Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong

Pháp luật

22:41:29 23/05/2025
Trong lúc cự cãi, Nghĩa bị anh S. ném ghế vào đầu nên cầm dao đuổi theo chém làm nạn nhân rơi xuống ao nước dẫn đến tử vong.
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát

Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát

Nhạc quốc tế

22:39:41 23/05/2025
Miley Cyrus đã quyết định không thực hiện chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới sau hơn một thập kỷ do gặp phải vấn đề nghiêm trọng ở dây thanh quản.
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi

Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi

Tv show

22:36:24 23/05/2025
Là khách mời trong chương trình Gala nhạc Việt chat , Phương Thanh có những phút trải lòng về sự trở lại âm nhạc sau quãng thời gian im ắng.
Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise

Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise

Sao âu mỹ

22:33:48 23/05/2025
na de Armas khéo léo nhắc đến mối quan hệ giữa cô và Tom Cruise trong bối cảnh cặp sao liên tục vướng nghi vấn hẹn hò.