Sau bữa ăn lòng lợn, người phụ nữ viêm màng não nguy kịch, phải nhập viện thở oxy liều cao
Sau khi ăn lòng lợn được một ngày bệnh nhân xuất hiện sốt cao, liên tục rét run, kèm đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn ra thức ăn, đau đầu âm ỉ, đau mỏi toàn thân. Và lời cảnh báo bác sĩ về trường hợp tương tự.
Bệnh nhân nữ, 59 tuổi ở Hà Nội được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 2/8 trong tình trạng thở oxy mask 15l/ph. Bệnh nhân thở gắng sức phải chuyển sang thở oxy lưu lượng cao (HFNC).
Cách 4 ngày, bệnh nhân và gia đình có ăn lòng lợn (không ăn tiết canh), những người cùng ăn không ai mắc triệu chứng tương tự.
Sau ăn lòng lợn một ngày bệnh nhân xuất hiện sốt cao, liên tục rét run, kèm đi ngoài phân lỏng 5 lần/ngày, buồn nôn, nôn ra thức ăn, đau đầu âm ỉ, đau mỏi toàn thân.
Sang ngày thứ 2, bệnh nhân xuất hiện mảng tím đen trên da vùng mặt được gia đình đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng lơ mơ, huyết áp tụt, tổn thương da dạng ban tím toàn thân, xét nghiệm khí máu toan chuyển hóa nặng.
Tại đây, bệnh nhân được cấp cứu, hồi sức tích cực, sử dụng kháng sinh liều cao. Với triệu chứng lâm sàng, biểu hiện suy đa tạng cùng kết quả chọc dịch não tủy cho thấy, protein tăng – 2,58g/l, cầu khuẩn gram dương xếp đôi, cấy máu ra liên cầu lợn Streptococcus suis.
Bệnh nhân được cho thở oxy gọng kính/mask, lọc máu liên tục, cấy máu, dịch não tuỷ ra S.suis (liên cầu lợn).
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não do S.suis, suy hô hấp, tình trạng bệnh cải thiện chậm. Bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hiện tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện.
Đây là trường hợp điển hình của viêm màng não do liên cầu lợn sau khi có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với lợn ốm chết (trong quá trình giết mổ lợn ốm) và ăn thịt lợn chứa vi khuẩn.
Theo lời kể của người nhà, trước đó bệnh nhân ăn lòng lợn được mua ở chợ. Sau ăn một ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt không rõ nhiệt độ kèm đau đầu, mệt nhiều.
Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện điều trị giảm đau. Khi xuất hiện đau đầu nhiều, vật vã, kích thích, bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới. Kết quả cấy dịch não tủy phát hiện liên cầu lợn Streptococcus suis.
Theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ lợn sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các đồ ăn từ thịt lợn chưa nấu chín…
Một số nhà hàng hiện nay dùng tiết lợn pha vào tiết ngan, vịt, dê… để bán, vì vậy khi xét nghiệm có kết quả vi khuẩn liên cầu lợn Streptococcus suis sau khi ăn tiết canh ngan, vịt…
Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh do có thể ăn thịt lợn nhiễm bệnh, nhưng chế biến còn sống, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.
Người nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn bao gồm 3 thể: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Thời gian ủ bệnh của liên cầu khuẩn lợn trên người là từ vài tiếng đến 4 hoặc 5 ngày, tùy cơ địa mỗi người.
Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn, có thể tiêu chảy… Các triệu chứng này khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.
Trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, mê hoảng, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm khuẩn huyết, suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu, sốc nhiễm khuẩn và không thể qua khỏi nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Mỗi năm, Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị hàng chục ca nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do liên cầu lợn nhập viện trong tình trạng nặng với tỉ lệ không qua khỏi lên tới 20-30%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỉ lệ di chứng cũng rất cao, phổ biến là điếc không hồi phục.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, vi khuẩn liên cầu lợn có thể bị áp chế hoàn toàn khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Hiện, bệnh này chưa có vaccine, vì vậy để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm chết; nên đeo găng tay và phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống, rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.
Người dân cũng cần bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh như tiết canh (bao gồm cả tiết canh lợn và các loại tiết canh dê, ngan, vịt). Khi có các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị kịp thời.
5 sai lầm khiến da mặt bạn ngày càng bóng dầu
Quá nhiều bã nhờn có thể dẫn đến tình trạng tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
Chế độ ăn uống không lành mạnh, cơ thể ít ngậm nước, sử dụng các sản phẩm gây mụn, tẩy tế bào chết quá mức, thức khuya, thiếu nghỉ ngơi, căng thẳng quá mức và lười tập thể dục là một số nguyên nhân khiến da tiết nhiều dầu hơn.
SongBeautynesialiệt kê ra 5 thói quen chăm sóc da khác cũng dẫn đến tình trạng tương tự.
Dùng sữa rửa mặt tẩy tế bào chết
Sữa rửa mặt chứa thành phần tẩy tế bào chết cho da dầu có thể khiến cho hàng rào bảo vệ bị tổn thương. Thay vào đó, bạn nên sử dụng sản phẩm rửa mặt nhẹ nhàng, tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng toner tẩy tế bào chết.
Chất tẩy tế bào chết thông thường có thể mài mòn bề mặt da, thậm chí gây tổn thương mao mạch. Ảnh:Times of India.
Theo Nerida Joy - chuyên gia thẩm mỹ nổi tiếng, toner tẩy tế bào chết có chứa thành phần giúp làm sạch da sâu hơn (axit alphahydroxy...) và hấp thụ tốt như allantoin. Bằng cách sử dụng loại nước hoa hồng này, da thẩm thấu tốt và hoạt động trơn tru hơn trong việc loại bỏ tế bào chết so với sử dụng sửa rửa mặt.
Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên rửa mặt bằng nước ấm sau khi sử dụng toner tẩy tế bào chết và điều chỉnh thói quen này khi chuyển mùa.
Rửa mặt quá thường xuyên
Rửa mặt nhiều giống như giải pháp ngắn hạn để loại bỏ dầu. Thực tế, nó tạo thông tin phản hồi cho da rằng lượng dầu đó đang bị hao hụt.
Bạn nên rửa mặt tối đa 2 lần/ngày. Ảnh:Yahoo.
Từ đó, làn da cho rằng loại dầu đó cần được thay thế, dẫn đến việc sản xuất quá nhiều dầu và kích ứng do sử dụng lượng lớn chất tẩy rửa. Ngoài ra, làm sạch da quá thường xuyên sẽ thực sự làm mất đi lớp dầu tự nhiên có tác dụng bảo vệ.
Vì vậy, bạn nên làm sạch da tối đa 2 lần/ngày (sáng và tối) bằng cách rửa mặt nhẹ nhàng.
Không dưỡng ẩm tốt cho da
Da nhờn không đồng nghĩa với việc không sử dụng toner cấp nước hay kem dưỡng ẩm. Dù có bất kỳ loại da nào, dưỡng ẩm là bước chăm sóc quan trọng.
Đối với da dầu, bạn nên sử dung nước hoa hồng cấp ẩm và khóa lại bằng kem dưỡng để tránh tiết dầu thừa, kích hoạt vi khuẩn gây mụn.
Dù có da dầu, bạn vẫn cần thực hiện bước dưỡng ẩm. Ảnh:The Singapore Women's Weekly.
Không dùng kem chống nắng
Bất kể tình trạng và loại da, bạn nên duy trì thói quen dùng kem chống nắng ít nhất 15-30 phút trước khi ra ngoài hoạt động.
Nếu không, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề như mụn, nám, cấu trúc da bị phá vỡ, lão hóa sớm...
Với da nhờn, bạn nên chọn kem chống nắng nhẹ, không chứa dầu, gây mụn.
Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Ảnh:Dermeva.
Thay đổi chế độ chăm sóc da quá thường xuyên
Thay đổi cách dưỡng da quá thường xuyên sẽ khiến da bị kích ứng, thậm chí gây dị ứng.
Nếu không thoải mái với thương hiệu chăm sóc da đang sử dụng, bạn nên tập trung nhiều hơn vào dưỡng cơ bản, sữa rửa mặt, kem cấp ẩm và chống nắng.
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều 4 món chuẩn dành cho mùa hè, ngày nắng ăn vào quá hợp Đảm bảo chỉ cần nhìn thấy mâm cơm này là không ai có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó. Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Lòng lợn luộc: 130.000đ - Canh cua nấu mướp mồng tơi: 30.000đ - Cà muối: 5.000đ - Đậu phụ sốt chua ngọt: 12.000đ Tổng: 197.000đ Chuẩn bị: 200g lòng non...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 anh em ruột xây 4 căn villa giống hệt nhau trong khuôn viên rộng 6.000m2 ở Thanh Hóa: Resort nào đọ nổi đây?

Nữ sinh cầm bảng tại hội thao tạo khoảnh khắc "kinh diễm" có 1-0-2: Thanh xuân sao có thể thiếu một nữ thần như thế?

Bộ ảnh tốt nghiệp đang hot nhất xứ Trung: Nữ chính có visual bùng nổ, thành tích học vấn còn đáng nể gấp bội

Quán bún ở Hà Nội bị phản ứng dữ dội vì biển quảng cáo: Thiếu một từ quan trọng

Huyền Chi ra mắt mô hình "Lớp học thanh âm": Mang dân ca đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chàng trai Trung Quốc nổi tiếng nhờ màn cứu người kịch tính như phim

Gen Z Mỹ biến khách sạn 2,3 triệu USD thành khu nhà ở giá rẻ

Gen Z không còn 'cày cuốc' để làm sếp

Clip trộm đột nhập căn hộ ở Hà Nội giữa đêm, manh động khi bị phát hiện

Người phụ nữ Mỹ cưới mối tình đầu sau 27 năm chia tay

Gu ăn mặc sexy trong 4 lần mang thai của con gái Minh Nhựa

Đám cưới con trai chủ tiệm vàng ở Long An gây sốt vì chi tiết thú vị
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp
Tin nổi bật
23:56:15 13/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
Thế giới
23:52:37 13/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025