Sau khi ăn nên đánh răng hay xỉa răng trước?
Xỉa răng và đánh răng là những thói quen không thể thiếu nếu muốn có hàm răng chắc khỏe. Những cách này giúp ngăn ngừa mảng bám, bệnh sâu răng và nướu răng.
Xỉa răng bằng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày, đánh răng bằng kem có chất flour 2 lần/ngày sẽ giúp răng chắc khỏe và ngăn nhiều bệnh răng miệng – Shutterstock
Khi xỉa răng, tốt nhất là dùng chỉ nhà khoa, không nên dùng tăm. Để có sức khỏe răng miệng tốt, chúng ta nên xỉa răng bằng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày, đánh răng bằng kem có chất flour 2 lần/ngày, MSN dẫn ý kiến của các chuyên gia.
Một vấn đề nhiều người thắc mắc là để tối ưu hóa lợi ích chăm sóc răng miệng thì nên đánh răng trước hay xỉa răng trước.
“Chăm sóc răng miệng thường xuyên quan trọng hơn việc đặt ra trình tự trước sau một cách cụ thể”, giáo sư Joan Gluch, chuyên gia sức khỏe răng miệng tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), tiết lộ.
Mặt khác, một số ý kiến nha sĩ tin rằng dùng chỉ nha khoa trước, đánh răng sau sẽ có lợi hơn. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám ở kẽ răng mà bàn chải không thể làm được.
Video đang HOT
Vì chỉ nha khoa sẽ lấy vi khuẩn, thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng ra trước. Sau đó, đánh răng sẽ giúp quét sạch hết những thứ này ra khỏi miệng, theo MSN.
Dùng chỉ nha khoa đúng cách cũng rất quan trọng. Nó không thể chỉ đơn giản là đưa chỉ vào kẽ răng và làm thật nhanh mọi thao tác.
Để đảm bảo thức ăn thừa và mảng bám được lấy ra hết, chúng ta phải dùng chỉ nha khoa đúng cách. Trước tiên, phải đưa chỉ vào giữa hai kẽ răng, kéo căng chỉ để cọ sát dọc theo hình dạng chiếc răng, di chuyển lên xuống vài lần.
Đôi khi đến phòng khám, nha sĩ có thể yêu cầu sử dụng thêm một số loại sản phẩm làm sạch răng miệng khác tùy thuộc vào vấn đề răng miệng đang gặp. Lúc đó, hãy hỏi nha sĩ thật kỹ cách sử dụng, theo MSN.
Theo Thanh niên
Những nguyên nhân phổ biến gây các vấn đề về răng miệng
Không ai muốn gặp phải các vấn đề về răng miệng. Bạn có thể phòng ngừa chúng bằng cách nắm rõ các nguyên nhân dưới đây.
Mảng bám: Mảng bám hình thành khi các thực phẩm chứa carbs như sữa, nước ngọt, mứt, bánh kẹo còn thừa lại trên răng. Vi khuẩn trong miệng phát triển trên các mảng thức ăn này, sản sinh ra axit. Theo thời gian, axit sẽ hủy hoại men răng, gây sâu răng.
Vi khuẩn: Khoang miệng chứa vô số vi khuẩn, mà phần lớn là vô hại. Việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giữ các vi khuẩn trong tầm kiểm soát. Tuy vậy, nếu vệ sinh răng miệng kém, lượng vi khuẩn sẽ tăng đến mức gây nhiễm khuẩn khoang miệng, như sâu răng hay viêm lợi.
Khô miệng: Nước bọt giúp giữ ẩm và làm sạch khoang miệng; đồng thời kiểm soát vi khuẩn và nấm giúp ngăn viêm nhiễm khoang miệng. Khi không sản sinh đủ nước bọt, khoang miệng bị khô và dễ viêm nhiễm.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây nhiều vấn đề về răng miệng như hôi miệng, xỉn màu răng, viêm tuyến nước bọt, tích tụ mảng bám và cao răng, giảm mật độ xương hàm. Hút thuốc là nhân tố rủi ro hàng đầu liên quan đến các bệnh về lợi.
Dược phẩm: Các dược phẩm điều trị ung thư, cao huyết áp, đau dữ dội, trầm cảm, dị ứng, hay cảm lạnh có thể có tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Bạn nên báo cho nha sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng.
Tiểu đường: Người bị tiểu đường có khả năng tự vệ kém hơn đối với vi khuẩn trong khoang miệng, do đó dễ bị viêm lợi và nhiễm khuẩn các xương hàm hơn. Tiểu đường còn làm giảm lượng máu đến lợi, khiến lợi dễ bị viêm nhiễm hơn; đồng thời gây khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng và mảng bám.
Thay đổi hormone: Phụ nữ dễ gặp các vấn đề về răng miệng hơn do các thay đổi hormone mà họ trải qua. Hormone không chỉ ảnh hưởng đến lượng máu đến lợi mà còn ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với các độc tố từ mảng bám./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Onlymyhealth
Nguyên nhân và cách xử lý khi ra máu chân răng Chảy máu chân răng khi đánh răng hay xỉa răng là một tổn thương răng rất thường gặp. Hầu hết mọi người đều chủ quan và cho rằng hiện tượng này không đáng lo ngại. Nguyên nhân Chảy máu chân răng có thể là bệnh răng miệng nhưng cũng là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng Bệnh bạch cầu. Một dạng ung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

Cành cây dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt 2 năm

Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột
Có thể bạn quan tâm

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ
Thế giới
06:17:38 18/05/2025
Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con
Sao việt
06:17:13 18/05/2025
Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội
Ẩm thực
06:11:24 18/05/2025
Greenwood lên tiếng về tương lai ở Marseille
Sao thể thao
05:54:44 18/05/2025
Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm
Hậu trường phim
05:50:57 18/05/2025
10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc
Phim châu á
05:49:18 18/05/2025
10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.2): Khán giả ngất xỉu, diễn viên bị dọa giết
Phim âu mỹ
05:48:38 18/05/2025
Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt
Pháp luật
23:10:40 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025